ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 27/KH-UBND
|
Tiền Giang,
ngày 29 tháng 01 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG NĂM
2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày
23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ
tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch kiểm tra
việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (sau đây gọi tắt là cơ chế
một cửa, một cửa liên thông) năm 2021 tại các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban
nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
I. MỤC ĐÍCH
- Kiểm tra tình hình triển
khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông
tại các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Ủy
ban nhân dân các phường, xã, thị trấn.
- Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc, kịp thời
có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát thủ tục
hành chính; cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã, Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn thực
hiện thống nhất, hiệu quả công
tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông
theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.
II. NỘI DUNG
1. Phạm vi kiểm tra
Kiểm tra việc triển khai, thực hiện công tác
kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông, các nội
dung liên quan đến việc triển khai Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại các cơ quan,
đơn vị có trách nhiệm quản lý và thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cho cá
nhân, tổ chức.
2. Nội dung kiểm tra
a) Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực
hiện kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo,
triển khai thực hiện các Kế hoạch có liên quan đến hoạt động kiểm soát thủ tục
hành chính; cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
kiểm soát thủ tục hành chính; cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan,
đơn vị, địa phương.
- Bố trí cán bộ, công chức đầu mối làm nhiệm vụ
kiểm soát thủ tục hành chính; việc bố trí cán bộ, công chức tại Bộ phận Tiếp
nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, tại Trung tâm Phục vụ hành
chính công tỉnh (sau đây gọi tắt là Bộ phận Một cửa); hướng dẫn, tập
huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức.
- Các nội dung khác có liên quan đến công tác
kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
b) Việc thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành
chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục
hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo trong trường hợp Luật giao (đối với
các sở, ban, ngành tỉnh, nếu có)
- Việc thực hiện đánh giá tác động của quy định
thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số
63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP .
- Việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý
kiến về quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định số
63/2010/NĐ-CP.
c) Việc tham gia ý kiến và thẩm định đối với quy
định thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật trong trường hợp Luật giao (đối với Sở Tư pháp, nếu có)
- Nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục
hành chính trong hồ sơ tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định số
63/2010/NĐ-CP.
- Nội dung thẩm định về quy định thủ tục hành
chính trong hồ sơ thẩm định đối với lập đề nghị xây dựng dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị
định số 63/2010/NĐ-CP .
d) Việc công bố, công khai thủ tục hành chính
- Kiểm tra việc thực hiện công bố thủ tục hành
chính (đối với các sở, ban, ngành tỉnh): đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp
thời khi tham mưu công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý.
- Kiểm tra việc thực hiện công khai thủ tục hành
chính: cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho
cá nhân, tổ chức phải công khai, niêm yết đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng
địa chỉ, dễ tiếp cận, khai thác, sử dụng các thủ tục hành chính theo Quyết định
công bố Danh mục thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tình trạng, kết quả kết nối, tích hợp dữ liệu
thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để công
khai trên Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo quy định tại Điều
17, Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP và Chương IV của Thông tư số 02/2017/TT-VPCP .
đ) Việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ
quan, đơn vị thực hiện thủ tục hành chính, cụ thể:
- Việc tuân thủ các quy định thủ tục hành chính
đã được công bố, niêm yết công khai trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết
quả thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.
- Theo dõi, quan sát việc hướng dẫn, giải quyết
thủ tục hành chính của cán bộ, công chức.
- Kiểm tra việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả,
việc cấp giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định.
- Kiểm tra hồ sơ thủ tục hành chính được lưu tại
cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: về số lượng hồ sơ, thành phần hồ sơ, thời
hạn giải quyết so với nội dung công bố, công khai và các quy định của pháp
luật; việc lưu trữ hồ sơ (yêu cầu cán bộ tiếp nhận và giải quyết thủ tục
hành chính giải trình nguyên nhân lưu thiếu, lưu thừa, lưu không đúng các thành
phần hồ sơ so với quy định, giải quyết quá thời hạn quy định).
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính, cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính theo các
nội dung quy định tại Điều 18 và Điều 20 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP .
- Tổng số hồ sơ đã tiếp nhận, tổng số hồ sơ giải
quyết đúng hạn, tổng số hồ sơ giải quyết trễ hạn - nguyên nhân chủ quan, khách
quan.
e) Việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính với
các nội dung cụ thể sau (đối với sở, ban, ngành tỉnh):
- Tiến độ, kết quả rà soát, đánh giá thủ tục
hành chính theo kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành.
- Xử lý kết quả rà soát, đánh giá; tình hình,
kết quả thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm
quyền thông qua hoặc phê duyệt.
g) Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của
cá nhân, tổ chức về quy định hành chính
Kiểm tra việc công khai địa chỉ cơ quan; địa chỉ
thư tín hoặc thư điện tử; số điện thoại chuyên dùng; bố trí cán bộ, công chức
hoặc bộ phận tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định
hành chính; tình hình tiếp nhận, xử lý và công khai kết quả xử lý phản ánh,
kiến nghị về quy định hành chính theo quy định.
h) Việc thực hiện công tác truyền thông về kiểm
soát thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông: kiểm tra quá trình
triển khai thực hiện công tác truyền thông về kiểm soát thủ tục hành chính, cơ
chế một cửa, một cửa liên thông, Cổng Dịch vụ công Quốc gia (bao gồm cả truyền
thông nội bộ và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng).
i) Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về
tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa,
một cửa liên thông.
Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, chính
xác việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện
kiểm soát thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông (gồm báo
cáo định kỳ và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên).
Việc triển khai Hệ thống Thông tin báo cáo tại
cơ quan, đơn vị và địa bàn quản lý theo Công văn số 5507/UBND-KSTT ngày
16/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
k) Các nội dung về triển khai thực hiện Cổng
Dịch vụ công Quốc gia và các phần mềm có liên quan.
l) Các hoạt động khác liên quan đến công tác
kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo yêu cầu
của cơ quan, người có thẩm quyền.
m) Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến
nghị của đơn vị
Đơn vị báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình thực hiện thủ tục hành chính, các vấn đề liên quan đến Bộ phận Một
cửa; đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục.
3. Phương thức kiểm tra
- Đoàn kiểm tra nghe các đơn vị báo cáo tóm tắt
về tình hình, kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Xem xét tài liệu liên quan đến công tác chỉ
đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc về kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một
cửa, một cửa liên thông.
- Kiểm tra thực tế việc niêm yết thủ tục hành
chính, nội dung, địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính; kiểm tra toàn diện Bộ phận Một
cửa. Đoàn kiểm tra sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một số hồ sơ để xem xét, đánh giá
trong quá trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.
III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA, ĐỐI TƯỢNG VÀ
THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Thành phần Đoàn kiểm tra
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh làm Trưởng đoàn;
- Lãnh đạo, công chức một số sở, ngành liên quan
(nếu có);
- Cán bộ, công chức Phòng Kiểm soát thủ tục hành
chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các đơn vị được kiểm tra, thời gian kiểm
tra
- Giao Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh thực hiện kiểm tra toàn diện công tác kiểm soát thủ tục hành chính,
cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm 2021 trên địa bàn tỉnh và thông báo thời
gian kiểm tra cụ thể đến các đơn vị được kiểm tra trước 05 ngày làm việc.
- Thời gian kiểm tra: thực hiện từ tháng 3 năm
2021.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra;
tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm
tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trên địa bàn tỉnh; mời các sở, ngành tham gia đoàn (nếu cần thiết), phân
công nhiệm vụ các thành viên trong đoàn; thông báo thời gian kiểm tra cụ thể đến
các đơn vị được kiểm tra.
- Các cơ quan có liên quan cử cán bộ, công chức
tham gia Đoàn kiểm tra theo đề nghị của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; công chức được phân công tham gia Đoàn kiểm tra phải
đảm bảo thời gian làm việc trong suốt thời gian kiểm tra.
- Các đơn vị được kiểm tra gửi báo cáo theo các
nội dung trọng tâm nêu tại điểm 2 Mục II của Kế hoạch này về Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính)
qua địa chỉ Email: [email protected] chậm nhất trước ngày được
kiểm tra 03 ngày. (Báo cáo nêu rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân; những
thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác kiểm soát thủ
tục hành chính; cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đồng thời nêu rõ những đề
xuất, kiến nghị (nếu có)).
- Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phụ trách công
tác kiểm soát thủ tục hành chính; cán bộ được phân công đầu mối thực hiện công
tác kiểm soát thủ tục hành chính; cán bộ chuyên môn nghiệp vụ; công chức, viên
chức Bộ phận Một cửa; các công chức, viên chức có liên quan (khi cần thiết)
tham gia làm việc cùng với Đoàn kiểm tra.
- Kết thúc đợt kiểm tra, Đoàn kiểm tra sẽ tổng
hợp, có kết luận kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi và chỉ đạo./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Dũng
|