ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2042/KH-UBND
|
Bình Dương, ngày
12 tháng 5 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
KIỂM
TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2021
Căn cứ Kế hoạch số 6448/KH-UBND ngày
30/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác cải cách hành chính nhà nước
tỉnh Bình Dương năm 2021; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch
kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2021 với những nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
Đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và
tổ chức triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn
vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại và
khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác cải cách hành chính tại các cơ
quan, đơn vị, địa phương để kịp thời chấn chỉnh, tháo gỡ, góp phần nâng cao
hiệu quả công tác cải cách hành chính của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc kiểm tra phải được thực hiện
nghiêm túc, thực chất, khách quan, hiệu quả và đúng quy định.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương
được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và tạo điều kiện thuận
lợi cho Đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo Kế hoạch. Sau mỗi
cuộc kiểm tra, Đoàn kiểm tra có thông báo kết luận cụ thể, kiến nghị cụ thể, rõ
ràng để đơn vị được kiểm tra biết, thực hiện.
II. NỘI DUNG
KIỂM TRA
1. Kiểm tra theo kế hoạch: Tập trung một số nội dung trọng tâm sau:
- Công tác chỉ đạo, điều hành thực
hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; việc ban
hành, triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính, Kế hoạch
kiểm tra công tác cải cách hành chính, Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành
chính; việc tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số cải cách hành chính của
các đơn vị, địa phương. Việc đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm khắc
phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX),
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số hài lòng về
sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Việc gắn công tác thi đua, khen thưởng với
thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Việc ban hành hoặc tham mưu ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị, địa phương; công tác kiểm tra,
rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; tình hình, kết quả triển khai thực
hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.
- Việc triển khai, tổ chức thực hiện
Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; ý thức, trách nhiệm, tinh thần,
thái độ của cán bộ, công chức, viên chức trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục
hành chính cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp; việc công khai thủ tục hành
chính, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân liên quan đến thủ tục
hành chính (kể cả phản ánh, kiến nghị thông qua Hệ thống đường dây nóng 1022).
- Tình hình triển khai sắp xếp tổ
chức bộ máy các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo Nghị định
số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP
ngày 07/10/2020 của Chính phủ. Thực hiện quy định về phân cấp quản lý theo Nghị
quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 và Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của
Chính phủ (nếu có).
- Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương
hành chính, lề lối làm việc, các quy định về văn hóa công sở; xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Chỉ thị số 26/CT-TTg
ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong
các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
- Tình hình thực hiện Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ
quan nhà nước; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc thực hiện quản lý tài
sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số
151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, công
khai tài chính theo quy định; việc thu phí, lệ phí (nếu có).
- Tình hình, kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hành chính nhà
nước; tổ chức triển khai và sử dụng các hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản
lý của đơn vị.
- Tình hình áp dụng, duy trì, mở
rộng, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 và
chuẩn hóa thủ tục hành chính theo quy trình ISO.
2. Kiểm tra đột xuất
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kiểm tra đột xuất một số cơ quan, đơn vị, địa
phương trong thực hiện cải cách hành chính và giải quyết thủ
tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM
TRA
1. Thành phần Đoàn kiểm tra
Lãnh đạo và cán bộ, công chức chuyên
môn của các đơn vị: Sở Nội vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, Sở
Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ và một số sở,
ban, ngành có liên quan.
2. Đối tượng kiểm tra (Theo Phụ lục đính kèm)
IV. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, THỜI
GIAN KIỂM TRA
1. Hình thức, phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra theo kế hoạch (có thông
báo trước, các đơn vị xây dựng báo cáo theo yêu cầu) và kiểm tra đột xuất.
- Kiểm tra trực tiếp và nghe báo cáo
tình hình thực hiện.
- Kiểm tra qua hồ sơ, tài liệu có
liên quan.
2. Thời gian kiểm tra
- Đối với kiểm tra theo kế hoạch:
Thời gian tổ chức kiểm tra trong quý III năm 2021; riêng đối với kiểm tra qua
hồ sơ, báo cáo thực hiện chậm nhất trong tháng 11/2021.
- Đối với kiểm tra đột xuất: Tùy vào
yêu cầu tình hình thực tế, việc kiểm tra đột xuất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, quyết định.
V. KINH PHÍ TỔ CHỨC KIỂM TRA
Kinh phí tổ chức Đoàn kiểm tra công
tác cải cách hành chính của tỉnh được bố trí từ nguồn kinh phí không thực hiện
chế độ tự chủ trong dự toán được giao năm 2021.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc Sở Nội vụ
- Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra
công tác cải cách hành chính của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội
dung kiểm tra công tác cải cách hành chính theo Kế hoạch này; báo cáo kết quả kiểm tra về Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu, đề
xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có hình thức xử lý phù hợp đối với người
đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương không thực hiện nghiêm túc kiến nghị,
kết luận của Đoàn kiểm tra.
- Chủ trì, phối hợp xây dựng đề cương
hướng dẫn báo cáo nội dung kiểm tra và thông báo lịch kiểm tra cụ thể cho các
cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra biết để thực hiện.
- Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh quyết định việc kiểm tra đột xuất tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và
tổ chức kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật.
2. Trưởng
Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính của tỉnh có trách nhiệm tổ chức Đoàn
kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị, địa phương theo Kế hoạch này; thông báo kết
luận sau các cuộc kiểm tra để các đơn vị được kiểm tra biết, thực hiện.
3. Các cơ
quan, đơn vị là thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với
Sở Nội vụ, cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn kiểm tra đầy đủ, đúng thành phần;
hỗ trợ và phối hợp với cơ quan chủ trì để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm
tra công tác cải cách hành chính của tỉnh.
4. Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc đối tượng kiểm tra:
- Phổ biến, quán triệt nội dung Kế hoạch này đến các đơn vị trực thuộc (nếu có) và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để biết, thực hiện. Chuẩn bị báo cáo đầy đủ các nội
dung theo hướng dẫn của Đoàn kiểm tra; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho
Đoàn kiểm tra làm việc trong quá trình kiểm tra; cung cấp kịp thời, đầy đủ các
thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra và chịu trách nhiệm
về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các
kiến nghị, kết luận của Đoàn kiểm tra; chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những tồn
tại, hạn chế được phát hiện thông qua kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện về
Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp) trước ngày 31/12/2021.
5. Các
sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác
cải cách hành chính trong nội bộ cơ quan, đơn vị, địa phương và kiểm tra đối
với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; báo cáo kết quả về Sở Nội vụ để tổng
hợp, theo dõi.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra công
tác cải cách hành chính năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Trong quá
trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản
ánh về Sở Nội vụ để được hướng dẫn cụ thể hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành(20);
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Các ĐV được kiểm tra;
- Đài PT-TH, Báo BD, Website tỉnh;
- Trung tâm Hành chính công;
- LĐVP, TH, HC, KGVX, NCKSTT;
- Lưu: VT, Lh.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Thao
|
PHỤ LỤC
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG
CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 2042/KH-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bình Dương)
A. KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH
STT
|
Tên
đơn vị
|
Thời
gian kiểm tra
|
Ghi
chú
|
1
|
Sở Tư pháp
|
Tháng
7/2021
|
|
2
|
Sở Y tế
|
-nt-
|
|
3
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
-nt-
|
|
4
|
Sở Công Thương
|
Tháng
8/2021
|
|
5
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
-nt-
|
|
6
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
-nt-
|
|
7
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
-nt-
|
|
8
|
Thanh tra tỉnh
|
Tháng
9/2021
|
|
9
|
UBND thành phố Thuận An
|
-nt-
|
|
10
|
UBND thị xã Tân Uyên
|
-nt-
|
|
11
|
Cục Hải quan Bình Dương
|
Tháng
10/2021
|
|
12
|
Bảo hiểm xã hội Bình Dương
|
-nt-
|
|
Tổng:
12 đơn vị
|
B. KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ ISO HÀNH
CHÍNH
STT
|
Tên
đơn vị
|
Thời
gian kiểm tra
|
Ghi
chú
|
Kiểm tra qua hồ sơ, báo cáo của các
đơn vị gửi về Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất
lượng, Sở Khoa học và Công nghệ
|
1
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
Tháng
11/2021
|
|
2
|
Sở Tài chính
|
-nt-
|
|
3
|
Sở Xây dựng
|
-nt-
|
|
4
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
-nt-
|
|
5
|
Thanh tra tỉnh
|
-nt-
|
|
6
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
-nt-
|
|
7
|
Sở Giao thông vận tải
|
-nt-
|
|
8
|
Sở Ngoại vụ
|
-nt-
|
|
9
|
Sở Nội vụ
|
-nt-
|
|
10
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
-nt-
|
|
11
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
-nt-
|
|
12
|
Ban Quản lý các Khu công nghiệp
Bình Dương
|
-nt-
|
|
13
|
UBND thành phố Thủ Dầu Một
|
-nt-
|
|
14
|
UBND thành phố Dĩ An
|
-nt-
|
|
15
|
UBND thị xã Bến Cát
|
-nt-
|
|
16
|
UBND huyện Bắc Tân Uyên
|
-nt-
|
|
17
|
UBND huyện Dầu Tiếng
|
-nt-
|
|
18
|
UBND huyện Phú Giáo
|
-nt-
|
|
19
|
UBND huyện Bàu Bàng
|
-nt-
|
|
20
|
Cục Thuế Bình Dương
|
-nt-
|
|
21
|
Kho bạc Nhà nước Bình Dương
|
-nt-
|
|
22
|
Ngân hàng Nhà nước tỉnh
|
-nt-
|
|
23
|
Toà án nhân dân tỉnh
|
-nt-
|
|
24
|
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản
|
-nt-
|
|
25
|
Chi cục Phát triển nông thôn
|
-nt-
|
|
26
|
Chi cục Thủy lợi
|
-nt-
|
|
27
|
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực
vật
|
-nt-
|
|
28
|
Chi cục Kiểm lâm
|
-nt-
|
|
29
|
Chi cục Bảo vệ môi trường
|
-nt-
|
|
30
|
Văn phòng Đăng ký đất đai
|
-nt-
|
|
31
|
Cục Quản lý thị trường
|
-nt-
|
|
32
|
Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm
|
-nt-
|
|
Tổng:
32 đơn vị
|