ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15/KH-UBND
|
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 03 tháng 02 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TỔNG ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH NĂM 2021
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Thực hiện Quyết định số 1096/QĐ-BNV
ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nội vụ về tổ chức Điều tra cơ sở hành chính
năm 2021 và Quyết định số 1006/QĐ-BNV ngày 26 tháng 11 năm
2020 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Phương án Điều tra cơ sở hành chính năm
2021;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ
trình số 17/TTr-SNV ngày 19 tháng 01 năm 2021, Ủy ban nhân
dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án Tổng
điều tra cơ sở hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể
như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục
đích
Điều tra cơ sở hành chính năm 2021
(sau đây gọi tắt là Điều tra CSHC 2021) nhằm thu thập thông tin về số cơ sở
hành chính, số lượng, trình độ của lực lượng lao động đang làm việc trong các
cơ sở hành chính; kết quả thu chi của cơ sở hành chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu nhằm đáp ứng các mục đích sau:
Một là, rà soát, điều chỉnh, bổ sung
các chính sách quản lý, kế hoạch, quy hoạch phát triển
ngành, địa phương, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực... đáp ứng yêu cầu quản
lý của tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương;
Hai là, tổng hợp các chỉ tiêu thống
kê chính thức năm 2020 của các chuyên ngành có liên quan đến khối cơ quan hành
chính (số cơ sở hành chính, số lượng, trình độ của lực lượng lao động đang làm
việc trong các cơ sở hành chính; kết quả thu chi của cơ sở hành chính...);
Ba là, bổ sung số liệu cho các cuộc
điều tra thống kê chọn mẫu hàng năm, tính toán chỉ tiêu GDP và GRDP và các chỉ
tiêu khác thuộc hệ thống tài khoản quốc gia của địa phương;
Bốn là, cập nhật cơ sở dữ liệu và dàn
mẫu tổng thể về cơ sở hành chính cho các cuộc điều tra chọn mẫu những năm tiếp
theo của ngành Nội vụ, các sở, ban, ngành, địa phương.
2. Yêu cầu
- Công tác tổ chức, thu thập thông
tin, xử lý số liệu, tổng hợp, công bố và lưu giữ thông tin cuộc điều tra phải
được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của Phương án điều tra do Bộ Nội
vụ ban hành tại Quyết định số 1006/QĐ-BNV ngày 26 tháng 11
năm 2020;
- Bảo đảm thu thập đầy đủ, chính xác,
kịp thời, không trùng lặp, không bỏ sót các thông tin quy định trong Phương án
điều tra;
- Bảo mật thông tin cá nhân thu thập
từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê;
- Việc quản lý và sử dụng kinh phí của
cuộc Điều tra phải bảo đảm đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN
VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
1. Đối tượng, đơn vị điều tra
Gồm các cơ quan Đảng, Nhà nước, các
cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính có sử dụng con dấu và tài khoản riêng, cụ
thể:
- Các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức
chính trị xã hội từ cấp tỉnh đến cấp xã;
- Các tổ chức chính trị - xã hội gồm
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp
phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh;
- Các cơ sở trực thuộc các cơ quan,
đơn vị, tổ chức nói trên (không bao gồm các đơn vị sự nghiệp, cơ sở kinh tế)
2. Phạm vi điều tra: trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
III. NỘI DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Nội dung điều tra
Nội dung Điều tra cơ sở hành chính
năm 2021 tập trung vào 02 phần:
Phần A. Thông tin chung của các đơn vị
hành chính: gồm 05 nhóm thông tin
A1. Thông tin định
danh:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, email;
- Thông tin về người đứng đầu đơn vị;
- Loại đơn vị, loại hình tổ chức của
đơn vị;
- Thông tin về cấu trúc của đơn vị.
A2. Thông tin về lao động của đơn vị
- Lao động thời điểm đầu kỳ
(01/01/2020)
- Lao động cuối kỳ (31/12/2020): phân
loại lao động, phân theo nhóm tuổi, phân theo trình độ
chuyên môn, phân theo ngạch công chức và chức năng nghề nghiệp;
- Lao động trả lương các tháng trong
năm 2020;
- Tình hình tinh giản biên chế của
các đơn vị trong giai đoạn 2015 - 2020.
A3. Thông tin về tài sản của đơn vị
- Tài sản đầu kỳ, cuối kỳ;
- Tình hình đầu tư, mua sắm, sửa chữa
lớn tài sản cố định trong năm;
- Tình hình sử dụng đất của đơn vị.
A4. Thông tin về hoạt động của đơn vị
- Doanh thu, chi phí hoạt động của
đơn vị trong năm 2020;
- Thông tin về sản phẩm vật chất và dịch
vụ của đơn vị sản xuất ra trong năm 2020.
A5. Ứng dụng
công nghệ thông tin và hoạt động đổi mới sáng tạo của đơn vị trong năm 2020.
Phần B. Thông tin về các địa điểm trực
thuộc đơn vị
- Thông tin định danh về các địa điểm
trực thuộc
- Thông tin về lao động các địa điểm
- Thông tin về các sản phẩm thuộc địa
điểm và chi phí hoạt động/ chi phí sản xuất kinh doanh của các địa điểm trực
thuộc.
2. Các loại phiếu điều tra
Các nhóm thông tin cần điều tra được
thu thập theo 01 loại phiếu điều tra: Phiếu 1/HC-TB (Nội dung phiếu điều tra và hướng dẫn, giải thích cách ghi phiếu ban hành kèm theo Phương
án ban hành Quyết định số 1006/QĐ-BNV)
IV. KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA TỔNG ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH NĂM 2021
Nội
dung
|
Thời
gian
|
Cơ
quan chủ trì
|
I. Công tác chuẩn bị
|
|
|
1. Nghiên cứu phương án điều tra ban hành theo Quyết định số 1006/QĐ-BNV ngày 26/11/2020 của Bộ
Nội vụ về việc ban hành Phương án Điều tra cơ sở hành chính năm 2021, ban
hành Kế hoạch triển khai phương án Tổng điều tra cơ sở
hành chính năm 2021 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
|
Tháng 01/2021
|
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh (được thành
lập theo Quyết định số 2609/QĐ-UBND ngày
03/9/2020 của UBND tỉnh)
|
2. Họp Ban Chỉ đạo và Tổ thường trực giúp việc; Xây dựng danh sách các đơn vị thuộc đối tượng
điều tra
|
Từ ngày 15/01/2021 đến 15/02/2021
|
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và
cấp xã
|
3. Phát tài liệu cho các đơn vị, cá
nhân tham gia tổng điều tra
|
4. Tham gia tập huấn nghiệp vụ do
BCĐ TĐT TW tổ chức
|
5. Tuyển chọn
và tập huấn cho các điều tra viên, giám sát viên, quản trị hệ thống của các
cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính có sử dụng
con dấu và tài khoản riêng
|
II. Triển khai thu thập
thông tin
|
|
|
1. Thu thập thông tin
|
Tháng 3 - 4/2021
|
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
|
2. Kiểm tra làm sạch, ghi mã sản phẩm, mã ngành kinh tế
|
Tháng 4 - 5/2021
|
III. Kiểm tra, giám sát, thanh
tra các hoạt động điều tra
|
Tháng 1 - 5/2021
|
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã
|
IV. Nghiệm thu kết quả điều tra
các cấp
|
Tháng 4 - 8/2021
|
V. Tích hợp cơ sở dữ liệu kết quả điều tra cơ sở hành chính năm 2021 vào cơ sở dữ liệu của
Tổng điều tra kinh tế năm 2021
|
Tháng 5 - 9/2021
|
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh
|
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH
1. Triển khai thực hiện phương án
điều tra ban hành theo Quyết định số 1006/QĐ-BNV ngày 26/11/2020 của Bộ Nội vụ
về việc ban hành Phương án Điều tra cơ sở hành chính năm 2021
Giao Sở Nội vụ làm đầu mối, chủ động
phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện phương án điều
tra ban hành theo Quyết định số 1006/QĐ-BNV ngày
26/11/2020 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Phương án Điều tra cơ sở hành chính
năm 2021; xây dựng các văn bản chỉ đạo trình UBND tỉnh ký ban hành nhằm thống
nhất trong công tác chỉ đạo của UBND tỉnh đối với các sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan trong Tổng điều tra nhằm đảm bảo thực hiện thành công cuộc Tổng điều tra cơ sở hành chính năm
2021 trên địa bàn tỉnh.
Cục Thống kê tỉnh - Thường trực Ban
Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế cấp tỉnh hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan nhằm đảm bảo trong việc
triển khai thực hiện Phương án Điều tra cơ sở hành chính
2021 đạt kết quả tốt.
Các cơ quan, đơn vị là đối tượng của
điều tra cơ sở hành chính, mỗi cơ quan, đơn vị cung cấp tên và số điện thoại của
người phụ trách cung cấp thông tin của cơ quan, đơn vị mình để Ban Chỉ đạo cấp
tỉnh thuận tiện trong việc liên hệ suốt quá trình tiến
hành điều tra cơ sở hành chính. Danh sách gửi văn bản về Sở Nội vụ trước ngày 08/02/2021.
2. Xác lập địa bàn và lập bảng kê
các đơn vị điều tra
Giao Cục Thống kê - Thường trực Ban
Chỉ đạo Tổng Điều tra kinh tế cấp tỉnh thu thập thông tin định danh về đơn vị điều tra là các cơ sở hành chính; tổ chức thực hiện và được tiến
hành cùng thời điểm với cuộc Tổng điều tra kinh tế do Tổng cục Thống kê - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư thực hiện
Hoàn thành thông tin định danh về các
cơ sở hành chính trước ngày 04/02/2021.
3. Tuyển dụng giám sát viên và quản
trị hệ thống
- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo
cấp huyện có nhiệm vụ tuyển chọn, phân công nhân sự làm giám sát viên và quản
trị hệ thống.
- Giám sát viên cấp tỉnh: Tuyển chọn
tối đa 01 giám sát viên/03 huyện (trưng tập công chức Sở Nội vụ và cơ quan có
liên quan tham gia là Giám sát viên cấp tỉnh, Lãnh đạo Sở
Nội vụ - Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế
năm 2021 quyết định trưng tập; Ban chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế
cử 01 Giám sát viên hỗ trợ).
- Giám sát viên cấp huyện cần đảm bảo
tối thiểu số lượng 01 giám sát viên/03 xã, do Ban chỉ đạo
Tổng điều tra kinh tế năm 2021 cấp huyện quyết định trưng tập.
- Quản trị hệ thống cấp tỉnh (trưng tập
công chức Sở Nội vụ là quản trị hệ thống cấp tỉnh, Lãnh đạo Sở Nội vụ - Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra kinh
tế năm 2021 quyết định trưng tập; Ban chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế năm 2021 của
tỉnh cử 01 quản trị hệ thống hỗ trợ).
- Quản trị hệ thống cấp huyện là công
chức, viên chức ngành Nội vụ hoặc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn am hiểu về
công nghệ thông tin được trưng tập cho cuộc điều tra (do Ban chỉ đạo Tổng điều
tra kinh tế năm 2021 cấp huyện quyết định trưng tập).
- Hoàn thành danh sách giám sát viên
và quản trị hệ thống trước ngày 15/02/2021 (Ban Chỉ đạo cấp huyện lập
danh sách giám sát viên và quản trị hệ thống cấp huyện gửi về Sở Nội vụ tổng hợp, đồng thời Sở Nội vụ lập danh sách giám sát viên và quản trị hệ thống
cấp tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo tổng điều tra kinh tế năm
2021 tỉnh).
4. Tập huấn Ban Chỉ đạo các cấp,
giám sát viên, quản trị hệ thống
Sau khi tham gia hội nghị tập huấn do
Ban Chỉ đạo điều tra cơ sở hành chính Trung ương kết hợp với Tổng cục Thống kê,
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế cấp tỉnh lên kế hoạch tập huấn cho Ban Chỉ đạo
cấp huyện, công chức, viên chức làm công tác thống kê cấp huyện có liên quan.
5. Hoạt động tuyên truyền
Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện tuyên
truyền về cuộc điều tra cơ sở hành chính gắn với việc tuyên truyền cuộc tổng điều
tra kinh tế xã hội năm 2021 (theo Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 26/11/2020 của
UBND tỉnh)
Thời gian tuyên truyền: Bắt đầu từ
tháng 01/2021.
6. Triển khai thu thập thông tin
Toàn bộ thu thập thông tin được thu
thập qua web-form, gồm các công việc sau:
- Quản trị hệ thống liên hệ và cung cấp
tài khoản cho các cơ sở hành chính;
- Cơ sở hành chính đăng nhập vào hệ
thống và thực hiện cung cấp thông tin theo hướng dẫn;
- Sau khi cơ sở hành chính hoàn thành
cung cấp thông tin, giám sát viên có trách nhiệm kiểm tra
chất lượng thông tin kê khai, xác minh lại thông tin do cơ
sở hành chính đã cung cấp (nếu cần) và tiến hành hoàn thiện bảng hỏi điện tử;
- Bảng hỏi điện
tử được kiểm tra, làm sạch, giám sát viên thực hiện ghi mã sản phẩm/ dịch vụ (theo mã ngành sản phẩm VCPA2018) do cơ sở hành chính đã kê
khai và xác nhận hoàn thành bảng hỏi điện tử trên hệ thống.
7. Công tác giám sát, kiểm tra,
thanh tra
Lực lượng giám sát, kiểm tra, thanh
tra ở địa phương là các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ thường trực cấp tỉnh, huyện,
xã, công chức, thanh tra Sở Nội vụ và công chức các Phòng Nội vụ.
Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh
tra gồm: Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc lập bảng kê các đơn vị điều tra, tổ
chức các lớp tập huấn, số lượng và chất lượng phiếu, cách
thức cung cấp thông tin của các cơ sở hành chính, tính logic giữa các cột,
dòng, các chỉ tiêu, quan hệ giữa các biểu, kiểm tra số học, đơn vị tính, đánh mã, các thủ tục
hành chính, kiểm tra thực địa tại địa bàn,...
Hình thức giám sát, kiểm tra, thanh
tra: Kiểm tra chéo, cấp trên giám sát, kiểm tra, thanh tra cấp dưới, kiểm tra
thường xuyên và kiểm tra đột xuất, kiểm tra trọng điểm, tổng kiểm tra trước khi
nghiệm thu. Ban Chỉ đạo điều tra cấp trên kiểm tra điển hình việc tổ chức và thực
hiện điều tra đối với Ban Chỉ đạo cấp dưới để phát hiện và
giải quyết tại chỗ, kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra.
Nhằm đảm bảo các thông tin thu thập tại
địa bàn trước khi nghiệm thu, bàn giao, giám sát viên phải thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao, trực tiếp đến một số cơ sở để kiểm tra việc thu thập thông tin,
kiểm tra kết quả phiếu điều tra đã thu được cả về nội dung, phương pháp tính, tính
logic, kiểm tra số học, các quy định hành chính bắt buộc
(chữ ký, dấu). Công tác kiểm tra phiếu cần được thực hiện trong ngày, không để
dồn nhiều ngày.
8. Nghiệm thu
Sau khi hoàn thành lập và tổng hợp
danh sách các đơn vị trên địa bàn, Trưởng Ban Chỉ đạo các cấp hoặc người được
thừa ủy quyền phải ký xác nhận vào danh sách gửi về Ban Chỉ đạo cấp trên.
Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện nghiệm
thu phiếu điện tử ngay trong quá trình điều tra thực địa,
thời gian nghiệm thu hoàn thành trước ngày 20/8/2021.
Cục Thống kê tỉnh (Thường trực Ban chỉ
đạo tổng điều tra kinh tế xã hội cấp tỉnh) hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Sở Nội
vụ trong việc nghiệm thu phiếu điều tra theo từng bước, từng
giai đoạn theo đúng nội dung, trình tự, quy trình nghiệm thu tại phương án và tổ
chức thực hiện tốt kế hoạch này, đảm bảo cuộc điều tra các cơ sở hành chính diễn
ra theo đúng phương án và thông tin điều tra đạt chất lượng cao nhất.
9. Khen thưởng, kỷ luật
- Khen thưởng: Giao Sở Nội vụ (Ban
Thi đua - khen thưởng tỉnh) hướng dẫn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về các hình thức
khen thưởng trong cuộc điều tra, đồng thời là cơ quan đầu mối thực hiện xem
xét, rà soát hồ sơ khen thưởng trình Hội đồng thi đua - khen thưởng của Bộ Nội
vụ để xem xét, quyết định đối với hình thức khen thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Đối với hình thức khen thưởng Bằng
khen của Chủ tịch UBND tỉnh: Căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể
và cá nhân trong cuộc Tổng điều tra tại địa phương, giao
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, quyết định
và bố trí kinh phí khen thưởng theo
quy định của pháp luật.
- Kỷ luật: Những tập thể, cá nhân có
hành vi vi phạm pháp luật thống kê trong cuộc điều tra sẽ bị kỷ luật theo quy định.
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.
10. In, vận chuyển, phân phát tài
liệu
Các tài liệu có số lượng sử dụng nhiều
trong cuộc điều tra (phương án, sổ tay hướng dẫn) được Ban Chỉ đạo Trung ương tổ
chức in ấn tập trung và phân bổ, vận chuyển đến trụ sở Sở Nội vụ. Sở Nội vụ có
trách nhiệm tổ chức vận chuyển và phân phát đến các thành viên Ban Chỉ đạo cấp
tỉnh, huyện, xã, giám sát viên, tổ trưởng, tổ viên.
11. Mua sắm, phân phối vật
tư, văn phòng phẩm
Vật tư, văn phòng phẩm phục vụ cho cuộc
điều tra được Bộ Nội vụ cung ứng theo yêu cầu tiến độ công việc. Sở Nội vụ mua
sắm những vật tư, văn phòng phẩm còn lại theo đúng hướng dẫn của Bộ Nội vụ về
quy cách, số lượng, chủng loại; thực hiện phân phối vật tư, văn phòng phẩm cho
người sử dụng, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
VI. KINH PHÍ
Sở Nội vụ có trách nhiệm lập dự toán
kinh phí chi tiết cho cuộc Tổng điều tra cơ sở hành chính (phát sinh ngoài kinh
phí của Trung ương và phương án Tổng điều tra), gửi Sở Tài chính thẩm định,
trình UBND tỉnh bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và
theo cân đối ngân sách hàng năm.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức thực hiện
phương án Tổng điều tra cơ sở hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện./.
(Đính kèm Quyết định số
1006/QĐ-BNV ngày 26/11/2020 của Bộ Nội vụ có phụ lục,
bảng biểu, hướng dẫn kèm theo; Kế hoạch 161/KH-UBND
ngày 26/11/2020 và công văn số 9359/UBND-VP ngày 01/9/2020 của UBND tỉnh)
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (b/c);
- TTr. Tỉnh ủy, TTr. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo BR-VT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Lưu: VT, PCNC
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuấn
|