BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1006/QĐ-BNV
|
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH NĂM
2021
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23
tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số
43/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
1096/QĐ-BNV ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tổ chức Điều
tra cơ sở hành chính năm 2021;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Kế hoạch - Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo điều tra cơ sở
hành chính Trung ương năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án Điều tra
cơ sở hành chính năm 2021.
Điều 2.
Ban Chỉ đạo Điều tra cơ sở hành chính Trung ương, Ban
Chỉ đạo Điều tra cơ sở hành chính Bộ Quốc Phòng, Ban Chỉ đạo Điều tra cơ sở
hành chính Bộ Công an, các Ban Chỉ đạo Điều tra cơ sở hành chính tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng phương án quy định.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Nội vụ và Trưởng
ban các Ban Chỉ đạo có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Ban Tổ chức Trung ương;
- Thành viên BCĐ TƯ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở Nội vụ tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Thành viên Tổ thường trực BCĐTƯ;
- Lưu: VT, KHTC.
|
BỘ TRƯỞNG
Lê Vĩnh Tân
TRƯỞNG BAN BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH TRUNG ƯƠNG
|
PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1006/QĐ-BNV
ngày 26 tháng 11 năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU ĐIỀU TRA
1. Mục đích
Điều tra cơ sở hành chính năm
2021 (sau đây gọi là Điều tra CSHC 2021) nhằm thu thập thông tin về số cơ sở
hành chính, số lượng, trình độ của lực lượng lao động đang làm việc trong các
cơ sở hành chính; kết quả thu chi của cơ sở hành chính ở nước ta nhằm đáp ứng
các mục đích sau:
Một là, rà soát, điều chỉnh,
bổ sung các chính sách quản lý, kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành, vùng,
phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực… đáp ứng yêu cầu quản lý của
Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương;
Hai là, tổng hợp các chỉ
tiêu thống kê chính thức năm 2020 của các chuyên ngành có liên quan đến khối cơ
quan hành chính (số cơ sở hành chính, số lượng, trình độ của lực lượng lao động
đang làm việc trong các cơ sở hành chính; kết quả thu chi của cơ sở hành
chính…);
Ba là, bổ sung số liệu
cho các cuộc điều tra thống kê chọn mẫu hàng năm, tính toán chỉ tiêu GDP và
GRDP, và các chỉ tiêu khác thuộc hệ thống tài khoản quốc gia của cả nước, từng
địa phương;
Bốn là, cập nhật cơ sở dữ
liệu và dàn mẫu tổng thể về cơ sở hành chính cho các cuộc điều tra chọn mẫu
trong những năm tiếp theo của ngành Nội vụ, các Bộ, ngành, địa phương.
2. Yêu cầu
- Công tác tổ chức, thu thập
thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, công bố và lưu giữ thông tin cuộc Điều tra
phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của Phương án điều tra;
- Bảo đảm thu thập đầy đủ,
chính xác, kịp thời, không trùng lặp, không bỏ sót các thông tin quy định trong
Phương án điều tra;
- Bảo mật thông tin cá nhân thu
thập từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê;
- Việc quản lý và sử dụng kinh
phí của cuộc Điều tra phải bảo đảm đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả.
II. ĐỐI TƯỢNG,
ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
1. Đối tượng, đơn vị điều
tra:
Gồm các cơ quan Đảng, Nhà nước,
các cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính có sử dụng con dấu và tài khoản riêng.
Cụ thể gồm các đơn vị điều tra sau:
- Các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị xã hội ở các cấp từ Trung ương đến địa phương;
- Các tổ chức chính trị - xã hội
gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCS HCM,
Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh;
- Các cơ sở trực thuộc cơ quan,
đơn vị, tổ chức nói trên (không bao gồm các đơn vị sự nghiệp, cơ sở kinh tế).
- Các đối tượng điều tra, đơn vị
điều tra thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an được thực hiện theo phương án điều
tra riêng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng phù hợp với Phương án điều tra
này.
Các đối tượng, đơn vị điều tra
thỏa mãn cả ba điều kiện sau:
- Là nơi trực tiếp diễn ra hoạt
động của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an
ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc;
- Có chủ thể quản lý hoặc người
chịu trách nhiệm về các hoạt động tại thời điểm đó;
- Có địa điểm xác định, thời
gian hoạt động liên tục.
Đơn vị cơ sở có thể là một cơ
quan hoặc chi nhánh của cơ quan hành chính.
Cuộc Điều tra cơ sở hành
chính năm 2021 không bao gồm các đối tượng:
- Các đoàn ngoại giao, Đại sứ
quán, Lãnh sự quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam.
2. Phạm vi điều tra
Cuộc Điều tra thực hiện điều
tra toàn bộ trên phạm vi cả nước đối với các loại đơn vị điều tra thuộc ngành O
theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2018 (VSIC 2018), cụ thể:
- Ngành O: Hoạt động của Đảng cộng
sản, tổ chức chính trị-xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã
hội bắt buộc;
III. NỘI
DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Nội dung điều tra
Nội dung Điều tra cơ sở hành
chính năm 2021 tập trung vào 02 phần:
Phần A. Thông tin chung của
các đơn vị hành chính: gồm 05 nhóm thông tin
A1. Thông tin định danh:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại,
email;
- Thông tin về người đứng đầu
đơn vị;
- Loại đơn vị, loại hình tổ chức
của đơn vị;
- Thông tin về cấu trúc của đơn
vị.
A2. Thông tin về lao động của
đơn vị
- Lao động thời điểm đầu kỳ
(01/01/2020);
- Lao động cuối kỳ
(31/12/2020): phân theo loại lao động, phân theo nhóm tuổi, phân theo trình độ
chuyên môn, phân theo ngạch công chức và chức năng nghề nghiệp;
- Lao động trả lương các tháng
trong năm 2020;
- Tình hình tinh giản biên chế
của các đơn vị trong giai đoạn 2015- 2020.
A3. Thông tin về tài sản của
đơn vị
- Tài sản đầu kỳ, cuối kỳ;
- Tình hình đầu tư, mua sắm, sửa
chữa lớn tài sản cố định trong năm;
- Tình hình sử dụng đất của đơn
vị.
A4. Thông tin về hoạt động của
đơn vị
- Doanh thu, chi phí hoạt động
của đơn vị trong năm 2020;
- Thông tin về sản phẩm vật chất
và dịch vụ của đơn vị sản xuất ra trong năm 2020.
A5. Ứng dụng công nghệ thông
tin và hoạt động đổi mới sáng tạo của đơn vị trong năm 2020
Phần B. Thông tin về các địa
điểm trực thuộc đơn vị
- Thông tin định danh về các địa
điểm trực thuộc
- Thông tin về lao động các địa
điểm
- Thông tin về các sản phẩm thuộc
địa điểm và chi phí hoạt động/chi phí sản xuất kinh doanh của các địa điểm trực
thuộc.
2. Các loại phiếu điều tra
Các nhóm thông tin cần điều tra
được thu thập theo 01 loại phiếu điều tra: Phiếu 1/HC - TB (Nội dung
phiếu điều tra và hướng dẫn, giải thích cách ghi phiếu ban hành kèm theo phương
án).
IV. CÁC BẢNG
DANH MỤC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA
1. Hệ thống ngành kinh tế Việt
Nam năm 2018 ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ
tướng Chính phủ;
2. Hệ thống ngành sản phẩm Việt
Nam ban hành theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng
Chính phủ;
3. Danh mục các đơn vị hành
chính ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng
Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra;
4. Danh mục các thành phần dân
tộc Việt Nam ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê;
5. Danh mục các nước và vùng
lãnh thổ: Áp dụng Bảng danh mục các nước và vùng lãnh thổ do Tổng cục Thống kê
quy định.
6. Danh mục giáo dục, đào tạo của
Hệ thống giáo dục quốc dân được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg
ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
V. THỜI ĐIỂM,
THỜI KỲ ĐIỀU TRA VÀ THỜI GIAN THU THẬP THÔNG TIN
1. Thời điểm Điều tra
Thời điểm điều tra tiến hành
vào ngày 01/3/2021.
2. Thời kỳ Điều tra
Những chỉ tiêu thu thập theo thời
kỳ được lấy thông tin theo số phát sinh trong năm 2020 hoặc các tháng năm
2020,thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ, tùy theo từng chỉ tiêu và đơn vị điều tra, được
quy định cụ thể trong phiếu điều tra.
3. Thời gian chuẩn bị và thu
thập thông tin tại địa bàn
- Thời gian chuẩn bị thu thập
thông tin trong từ ngày 15/01/2021 đến ngày 15/02/2021.
- Thời gian thu thập thông tin
trong từ ngày 01/3/2021 đến ngày 30/4/2021;
VI. LOẠI ĐIỀU
TRA, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
1. Loại điều tra
- Thực hiện điều tra toàn bộ đối
với các đơn vị hành chính, tổ chức chính trị - xã hội có tại thời điểm ngày
31/12/2020.
2. Phương pháp thu thập
thông tin
2.1. Áp dụng phương pháp gián
tiếp
Các cơ sở hành chính được cấp
tài khoản và mật khẩu để đăng nhập và tự cung cấp thông tin vào phiếu web-form
(phiếu điều tra trực tuyến) trên Trang thông tin điện tử của Điều tra cơ sở
hành chính theo địa chỉ: cshc.moha.gov.vn.
2.2. Người cung cấp thông tin ở
đơn vị điều tra
- Lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo
văn phòng cơ quan; người quản lý hoặc người phụ trách cơ sở trực thuộc cơ quan
hành chính; hoặc người được ủy quyền là người có thể trả lời đầy đủ, chính xác
các thông tin trong phiếu điều tra.
VII. QUY
TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Xử lý dữ liệu bảng kê đơn
vị điều tra
Xây dựng và xử lý các dữ liệu
thuộc danh sách bảng kê các đơn vị hành chính, tổ chức chính trị - xã hội ban đầu,
xác định tài khoản, mật khẩu, địa chỉ đăng nhập cho các đơn vị được chọn điều
tra, từ đó phục vụ phân chia hình thức thu thập thông tin trên Webform của các
đơn vị.
2. Xử lý thông tin phiếu điều
tra
Thông tin trên phiếu trực tuyến
được lưu trữ trên máy chủ của Bộ Nội vụ sau khi người cung cấp thông tin của cơ
sở hành chính hoàn thành việc cung cấp thông tin. Dữ liệu điều tra sẽ được kiểm
tra và tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung của phiếu điện tử và phiếu giấy phục vụ
cho công tác làm sạch và xử lý, tổng hợp các kết quả điều tra.
Dữ liệu điều tra được chiết xuất
và lưu giữ dưới các định dạng: Excel, SPSS và STATA để phục vụ phân tích dữ liệu
và viết báo cáo kết quả điều tra.
3. Xử lý dữ liệu quản lý điều
tra trên Trang thông tin điện tử của cuộc điều tra
Xây dựng và xử lý cơ sở dữ liệu
về quản lý và điều hành của cuộc điều tra. Trong đó, xử lý và tổng hợp báo cáo
tiến độ hàng ngày của BCĐ các cấp tại địa phương.
4. Quy trình xử lý số liệu
Ban Chỉ đạo Trung ương giao cho
Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tin học
trong ngành xây dựng, hướng dẫn chương trình phần mềm nhập tin, xử lý, tổng hợp
cho các địa phương, Bộ, Ngành.
Thông tin của các đơn vị điều
tra thuộc ngành quốc phòng, an ninh được Bộ Quốc phòng và Bộ Công an nhập tin,
xử lý, tổng hợp theo chương trình phần mềm chung do Ban Chỉ đạo Trung ương cung
cấp, sau đó chuyển kết quả cho Bộ Nội vụ (Vụ Kế hoạch – Tài chính) - cơ quan
thường trực Điều tra để tổng hợp vào số liệu chung của cả nước.
5. Biểu đầu ra của điều tra
Thông tin cuộc điều tra sau khi
xử lý sẽ được tổng hợp theo các hệ biểu đầu ra vi mô, vĩ mô phục vụ yêu cầu kiểm
tra, xử lý, tổng hợp, công bố ở từng cấp quản lý và theo từng loại số liệu:
- Hệ biểu đầu ra phục vụ yêu cầu
tổng hợp số liệu nhanh ở các cấp;
- Hệ biểu đầu ra phục vụ yêu cầu
tổng hợp số liệu sơ bộ ở các cấp;
- Hệ biểu đầu ra phục vụ yêu cầu
tổng hợp số liệu chính thức ở các cấp;
- Hệ biểu đầu ra phục vụ yêu cầu
tổng hợp số liệu theo chuyên đề.
VIII. KẾ HOẠCH
TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA
Kế hoạch thực hiện các nội dung
chính điều tra như sau:
STT
|
Nội dung công việc
|
Thời gian
|
Cơ quan chủ trì
|
I
|
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
|
|
|
1
|
Xây dựng Phương án điều tra,
thiết kế phiếu điều tra (bảng hỏi điện tử), giải thích nội dung thông tin thu
thập
|
Tháng 9/2020
|
Ban chỉ đạo TƯ
|
2
|
Biên soạn tài liệu hướng dẫn
điều tra, sổ tay
|
10-11/2020
|
3
|
Xây dựng phần mềm xử lý điều
tra, bao gồm:
- Trang web điều hành tác
nghiệp; phần mềm thu thập, xử lý, tổng hợp.
- Phổ biến cơ sở dữ liệu
|
Tháng 10/2020-01/2021.
Năm 2022
|
4
|
Hạ tầng công nghệ thông tin
(máy chủ, đường truyền, thiết bị lưu trữ, thiết bị bảo mật…)
|
Tháng 01-7/2021
|
5
|
In và phát hành tài liệu
|
Tháng 01/2021
|
6
|
Tuyển chọn giám sát viên, quản
trị hệ thống
|
Tháng 01/2021
|
BCĐ các cấp, BCĐ Bộ Quốc
phòng, BCĐ Bộ Công an
|
7
|
Tập huấn nghiệp vụ các cấp
|
Tháng 01/2021
|
8
|
Xây dựng danh sách đơn vị điều
tra từ nguồn dữ liệu của các cơ quan liên quan
|
Tháng 01/2021
|
Tổ thường trực TƯ
|
II
|
TRIỂN KHAI THU THẬP THÔNG TIN
|
|
|
II.1
|
Giai đoạn 1 thu thập danh
sách bảng kê
|
|
|
1
|
Thu thập danh sách bảng kê
các đơn vị điều tra
|
Từ 15/01/2021-15/02/2021
|
BCĐTW, BCĐ Bộ Quốc phòng,
|
II.2
|
Giai đoạn 2 thu thập thông
tin đơn vị
|
|
|
1
|
Cơ sở hành chính cấp Trung
ương
|
|
|
1.1
|
Ban chỉ đạo Trung ương phối hợp
với Tổng cục Thống kê hướng dẫn các Bộ, ngành thực hiện thu thập thông tin
|
Tháng 3-4/2021
|
BCĐTW, BCĐ Bộ Quốc phòng, BCĐ
Bộ Công an
|
1.2
|
Kiểm tra làm sạch, ghi mã sản
phẩm, mã ngành kinh tế
|
Tháng 4-5/2021
|
BCĐ các cấp
|
2
|
Cơ sở hành chính tại địa
phương
|
|
|
2.1
|
Thu thập thông tin
|
Tháng 3-4/2021
|
BCĐ cấp tỉnh, BCĐ Bộ Quốc
phòng, BCĐ Bộ Công an
|
2.2
|
Kiểm tra làm sạch, ghi mã sản
phẩm, mã ngành kinh tế
|
Tháng 4-5/2021
|
III
|
KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THANH TRA
CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
|
Tháng 1-5/2021
|
BCĐ các cấp, BCĐ Bộ Quốc
phòng, BCĐ Bộ Công an
|
IV
|
NGHIỆM THU KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
CÁC CẤP
|
Tháng 4-10/2021
|
|
V
|
TÍCH HỢP CƠ SỞ DỮ LIỆU KẾT QUẢ
ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH NĂM 2021 VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ
NĂM 2021
|
Tháng 5 -10/2021
|
BCĐ điều tra cơ sở hành chính
và BCĐ Tổng điều tra kinh tế năm 2021
|
VI
|
XỬ LÝ TỔNG HỢP SƠ BỘ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRA
|
|
|
1
|
Tổng hợp, phân tích, đánh giá
kết quả sơ bộ điều tra
|
Tháng 10-11/2021
|
Bộ Nội vụ
|
2
|
Công bố kết quả sơ bộ; đưa
lên Cổng thông tin và trang điều hành của Bộ Nội vụ
|
Tháng 12/2021
|
|
VI
|
CÔNG BỐ KẾT QUẢ CHÍNH THỨC ĐIỀU
TRA
|
|
|
1
|
Tổng hợp, phân tích, đánh giá
kết quả chính thức điều tra
|
Quý 1/2022
|
Bộ Nội vụ
|
2
|
Công bố kết quả chính thức Tổng
điều tra
|
Tháng 2/2022
|
|
3
|
Biên soạn, xuất bản ấn phẩm kết
quả điều tra
|
Tháng 6-12/2022
|
|
4
|
Xây dựng các cơ sở dữ liệu,
phân tích chuyên sâu kết quả điều tra
|
Tháng 12/2022
|
|
VII
|
TỔNG KẾT, KHEN THƯỞNG ĐIỀU
TRA CÁC CẤP
|
Quý 2/2022
|
Ban chỉ đạo TW
|
VIII. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban Chỉ đạo Điều
tra các cấp
a) Cấp Trung ương
- Ban Chỉ đạo Trung ương do Bộ trưởng
Bộ Nội vụ làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm Phó Trưởng ban thường trực,
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (đơn vị giúp Bô trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà
nước về công tác thống kê) làm Ủy viên thường trực; Đại diện Lãnh đạo các Bộ,
ngành: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, Tổng cục Thống kê; đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Nội vụ làm Ủy
viên.
Ban Chỉ đạo Trung ương có trách
nhiệm xây dựng và ban hành Phương án điều tra, tổ chức chỉ đạo thực hiện cuộc
điều tra theo đúng kế hoạch, nội dung và phương án điều tra đã được phê duyệt.
- Tổ Thường trực điều tra cơ sở
hành chính Trung ương (sau đây gọi là Tổ thường trực Trung ương) là bộ phận thường
trực giúp Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức chỉ đạo điều tra, có trụ sở đặt tại Vụ
Kế hoạch – Tài chính, Bộ Nội vụ với số máy liên hệ là: (024) 37957433 hoặc các
số máy điện thoại được phân công trả lời từng nhóm nội dung của cuộc điều tra.
Địa chỉ hộp thư điện tử: [email protected].
b) Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an
Cuộc
điều tra được tổ chức thực hiện theo các cấp hành chính. Tuy nhiên do tính chất
đặc thù của hai ngành hoạt động quản lý Nhà nước về quốc phòng và an ninh, Bộ
Quốc phòng và Bộ Công an thành lập riêng hai Ban chỉ đạo điều tra, triển khai
điều tra riêng theo sự chỉ đạo ngành dọc từ trung ương đến địa phương của Bộ Quốc
phòng và Bộ Công an nhưng thống nhất với nội dung phương án điều tra của cả nước.
Tổ
Thường trực điều tra của mỗi Bộ là bộ phận thường trực giúp Ban Chỉ đạo điều tra của mỗi Bộ
để tổ chức triển khai điều tra.
(Theo
hướng dẫn tại Công văn số 4854/BCĐTW-TTT ngày 29/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn chuẩn bị Tổng điều tra kinh tế năm 2021).
c)
Các cơ quan Đảng, Nhà nước khác ở cấp Trung ương
Mỗi
cơ quan Đảng, Nhà nước (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), đoàn thể ở cấp Trung
ương thành lập Tổ công tác để lập danh sách và tổ chức thu thập thông tin đối với
các đơn vị trực thuộc cấp Trung ương theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo điều tra
Trung ương. Khối cơ quan Đảng ở Trung ương do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì
thành lập Tổ công tác và triển khai thực hiện. Tổ công tác của cơ quan Đảng,
Nhà nước, đoàn thể ở cấp Trung ương được thành lập chung với Tổ công tác của Tổng
điều tra kinh tế năm 2021. Các cơ sở trực thuộc của cơ quan Nhà nước tổ chức
theo ngành dọc ở cấp địa phương do Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tổ chức điều tra.
d) Cấp
địa phương
Ban
Chỉ đạo điều tra và Tổ Thường trực các cấp ở địa phương được thành lập theo hướng
dẫn tại Công văn số 4854/BCĐTW-TTT ngày 29/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn chuẩn bị Tổng điều tra kinh tế năm 2021.
Ban
Chỉ đạo điều tra các cấp ở địa phương có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện cuộc
điều tra tại địa phương mình theo đúng hướng dẫn của Ban Chỉ đạo điều tra Trung
ương; đồng thời tham mưu về chủ trương, giải pháp để hỗ trợ các cấp, các ngành
trong cuộc điều tra.
2.
Xác định địa bàn và lập bảng kê các đơn vị điều tra
Thu
thập thông tin định danh về đơn vị điều tra là các cơ sở hành chính: Ban chỉ đạo
các cấp tổ chức thực hiện và được tiến hành cùng thời điểm với cuộc Tổng điều
tra kinh tế do Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện.
(Quy
trình thu thập thông tin quy định tại Phụ lục kèm theo).
Ban
chỉ đạo cấp tỉnh, Tổ công tác Bộ, ngành hoàn thành thông tin định danh về các
cơ sở hành chính trước ngày 04/02/2021.
c) Tổng
hợp danh sách đơn vị điều tra
Tổng
hợp danh sách đơn vị điều tra được thực hiện cho từng khối, từng địa bàn điều
tra để làm căn cứ điều tra, phân chia địa bàn, danh sách đơn vị điều tra cho giám
sát viên.
3.
Tuyển dụng giám sát viên và quản trị hệ thống
3.1.Nhiệm
vụ của giám sát viên và quản trị hệ thống
a)
Nhiệm vụ của giám sát viên
-
Theo dõi sát tiến độ thu thập thông tin tại địa bàn do người cung cấp thông tin
cung cấp; đôn đốc người cung cấp thông tin thực hiện đúng tiến độ thu thập
thông tin theo quy định;
- Kiểm
soát logic, chất lượng thông tin do cơ sở cung cấp và liên hệ lại nếu cần xác
minh, chỉnh sửa và cập nhật lại thông tin trên trang thông tin điện tử cuộc điều
tra;
- Ghi
mã, chuyển đổi những chỉ tiêu liên quan theo các bảng mã quy định (đơn vị hành
chính, ngành kinh tế, sản phẩm sản xuất…);
- Báo
cáo cho Tổ thường trực cấp tỉnh/huyện những vấn đề phát sinh trong quá trình
triển khai thu thập thông tin;
- Định
kỳ báo cáo tiến độ và kết quả công việc được phân công.
b)
Nhiệm vụ của quản trị hệ thống
- Đảm
bảo ổn định, thường xuyên, liên tục hệ thống thu thập thông tin của cuộc điều
tra;
- Quản
lý toàn bộ tài khoản sử dụng của Tổ thường trực, giám sát viên, người cung cấp
thông tin thuộc địa bàn được giao quản lý;
-
Liên hệ với các cơ sở hành chính cung cấp tài khoản (tên đăng nhập, mật khẩu)
và hướng dẫn người cung cấp thông tin truy cập vào trang thông tin điện tử cuộc
điều tra để xem hướng dẫn khai thông tin và thực hiện khai thông tin theo bảng
hỏi điện tử.
-
Phân quyền cho các tài khoản sử dụng trên địa bàn quản lý;
- Cập
nhật các thông tin liên quan đến cuộc điều tra: Văn bản pháp lý liên quan,
thông báo nghiệp vụ, danh sách đơn vị điều tra.
3.2.
Tuyển chọn giám sát viên và quản trị viên
a)
Tuyển chọn giám sát viên
Cuộc
điều tra cơ sở hành chính gồm 3 cấp giám sát: Giám sát viên cấp Trung ương,
giám sát viên cấp tỉnh và giám sát viên cấp huyện. Giám sát viên các cấp là
công chức ngành Nội vụ hoặc công chức, viên chức của các đơn vị được trưng tập
cho cuộc điều tra.
Ban
chỉ đạo các cấp chịu trách nhiệm tuyển chọn giám sát viên. Số lượng giám sát
viên các cấp cần tuyển chọn như sau:
-
Giám sát viên cấp Trung ương: Tùy tình hình thực tế để tuyển chọn, phân công
giám sát viên;
-
Giám sát viên cấp tỉnh: Tuyển chọn tối đa 01 giám sát viên/03 huyện;
-
Giám sát viên cấp huyện cần đảm bảo tối thiểu số lượng 01 giám sát viên/03 xã.
b)
Tuyển chọn quản trị hệ thống
Quản trị
hệ thống được phân thành 3 cấp: Quản trị hệ thống cấp Trung ương, quản trị hệ
thống cấp tỉnh và quản trị hệ thống cấp huyện. Quản trị hệ thống là công chức,
viên chức ngành Nội vụ hoặc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn am hiểu về công
nghệ thông tin được trưng tập cho cuộc điều tra.
4.
Tập huấn Ban chỉ đạo các cấp, giám sát viên, quản trị hệ thống
- Ban
chỉ đạo điều tra cơ sở hành chính Trung ương kết hợp với Tổng cục Thống kê để tổ
chức các hội nghị tập huấn các cấp cùng với hội nghị tập huấn phục vụ Tổng điều
tra kinh tế.
-
Thành phần hội nghị gồm giám sát viên, quản trị hệ thống cấp Trung ương, cấp tỉnh;
thành viên tổ công tác cấp Trung ương, công chức, viên chức làm công tác thống
kê cấp Trung ương có liên quan; thành viên tổ công tác cấp tỉnh; công chức,
viên chức làm công tác thống kê cấp tỉnh có liên quan. Số lượng tham gia hội
nghị tập huấn do Bộ Nội vụ quy định cho từng hội nghị.
- Hướng
dẫn sử dụng phần mềm cung cấp thông tin (bảng hỏi) cho người cung cấp thông tin
của các cơ sở hành chính các cấp bằng hình thức xây dựng video hướng dẫn trên
trang thông tin điện tử của cuộc điều tra, không tổ chức tập huấn.
5.
Hoạt động tuyên truyền
a) Hoạt
động tuyên truyền cần tập trung làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung và kế
hoạch thực hiện điều tra đến các cấp, các ngành và cộng đồng.
Ban
Chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tuyên truyền về cuộc điều tra qua: Cổng
thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương, Tạp chí Tổ chức nhà nước; phối hợp
với Tổng cục Thống kê lồng ghép trong tuyên truyền Tổng Điều tra kinh tế năm
2021.
b) Thời
gian tuyên truyền: Bắt đầu từ tháng 01 năm 2021.
6.
Triển khai thu thập thông tin
Toàn
bộ thông tin được thu thập qua web-form, gồm các công việc sau:
- Quản
trị hệ thống liên hệ và cung cấp tài khoản cho các cơ sở hành chính;
- Cơ
sở hành chính đăng nhập vào hệ thống và thực hiện cung cấp thông tin theo hướng
dẫn;
- Sau
khi cơ sở hành chính hoàn thành cung cấp thông tin, giám sát viên có trách nhiệm
kiểm tra chất lượng thông tin kê khai, xác minh lại thông tin do cơ sở hành
chính đã cung cấp (nếu cần) và tiến hành hoàn thiện bảng hỏi điện tử;
- Bảng
hỏi điện tử được kiểm tra, làm sạch, giám sát viên thực hiện ghi mã sản phẩm/dịch
vụ (theo mã ngành sản phẩm VCPA2018) do cơ sở hành chính đã kê khai và xác nhận
hoàn thành bảng hỏi điện tử trên hệ thống.
7.
Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra
Nhằm
bảo đảm chất lượng của cuộc điều tra, Ban Chỉ đạo các cấp có trách nhiệm xây dựng
kế hoạch và tổ chức thực hiện việc giám sát, kiểm tra kết hợp thanh tra thường
xuyên hoặc đột xuất trong suốt thời gian từ khâu lập bảng kê, tập huấn, thu thập,
tổng hợp nhanh số liệu điều tra tại các địa bàn.
Lực
lượng giám sát, kiểm tra, thanh tra ở Trung ương gồm thành viên Ban Chỉ đạo và
Tổ Thường trực Trung ương, công chức một số Vụ chức năng của Bộ Nội vụ theo
trưng tập của Ban chỉ đạo Trung ương. Lực lượng giám sát, kiểm tra, thanh tra ở
địa phương là các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Thường trực cấp tỉnh, huyện, xã,
công chức, thanh tra Sở Nội vụ và công chức các Phòng Nội vụ.
Nội
dung giám sát, kiểm tra, thanh tra gồm: Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc lập
bảng kê các đơn vị điều tra, tổ chức các lớp tập huấn, số lượng và chất lượng
phiếu, cách thức cung cấp thông tin của các cơ sở hành chính, tính logic giữa
các cột, dòng, các chỉ tiêu, quan hệ giữa các biểu, kiểm tra số học, đơn vị
tính, đánh mã, các thủ tục hành chính, kiểm tra thực địa tại địa bàn,...
Hình
thức giám sát, kiểm tra, thanh tra: Kiểm tra chéo, cấp trên giám sát, kiểm tra,
thanh tra cấp dưới, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất, kiểm tra trọng
điểm, tổng kiểm tra trước khi nghiệm thu. Ban Chỉ đạo điều tra cấp trên kiểm
tra điển hình việc tổ chức và thực hiện điều tra đối với cấp dưới để phát hiện
và giải quyết tại chỗ, kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra.
Nhằm
bảo đảm chất lượng của thông tin thu thập tại địa bàn trước khi nghiệm thu, bàn
giao, giám sát viên phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trực tiếp đến một số
cơ sở để kiểm tra việc thu thập thông tin, kiểm tra kết quả phiếu điều tra đã
thu được cả về nội dung, phương pháp tính, tính logic, kiểm tra số học, các quy
định hành chính bắt buộc (chữ ký, dấu). Công tác kiểm tra phiếu cần được thực
hiện trong ngày, không để dồn nhiều ngày.
8.
Nghiệm thu
a) Tổ
chức nghiệm thu các cấp
Ban
chỉ đạo các cấp thực hiện nghiệm thu phiếu điện tử ngay trong quá trình điều
tra thực địa, thời gian nghiệm thu hoàn thành trước ngày 20/8/2021.
Ban
chỉ đạo Trung ương nghiệm thu kết quả điều tra của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an trước ngày 01/10/2021.
b) Nội
dung nghiệm thu
Nghiệm
thu về mức độ đầy đủ các chỉ tiêu, số lượng phiếu, chất lượng số liệu của phiếu.
Các thành phần tham gia nghiệm thu cùng lập và ký biên bản nghiệm thu và chịu
trách nhiệm về kết quả đã nghiệm thu.
9.
Công bố kết quả
Thông
tin về kết quả điều tra do Bộ trưởng Bộ Nội vụ công bố theo quy định của pháp
luật.
Số liệu
sơ bộ công bố vào tháng 12/2021.
Kết
quả chính thức cuộc điều tra cơ sở hành chính công bố vào tháng 02/2022.
X. MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN KHÁC
1.
Tổng kết, khen thưởng, kỷ luật
a) Tổng
kết
Việc
tổng kết điều tra tổ chức thực hiện điều tra được tiến hành ở ba cấp: Trung
ương và cấp tỉnh và cấp huyện theo kế hoạch tổng kết của Tổng điều tra kinh tế
năm 2021 (do cùng Ban chỉ đạo các cấp).
b)
Khen thưởng
Những
tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong cuộc điều tra sẽ được xét tặng các
hình thức khen thưởng: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bằng khen của Chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ban
Chỉ đạo Trung ương giao Sở Nội vụ hướng dẫn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về các hình thức
khen thưởng trong cuộc điều tra, đồng thời là cơ quan đầu mối thực hiện xem
xét, rà soát hồ sơ khen thưởng trình Hội đồng thi đua - khen thưởng Bộ Nội vụ để
xem xét, quyết định đối với hình thức khen thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ.
Ban
chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là đầu mối thực hiện xem xét, rà soát hồ sơ
khen thưởng trình Hội đồng thi đua - khen thưởng Bộ Nội vụ để xem xét, quyết định
đối với hình thức khen thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Kinh
phí khen thưởng đối với các hình thức khen thưởng: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ do ngân sách Trung ương cấp (ghi trong dự toán kinh phí của cuộc điều tra).
Đối với
hình thức khen thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương: Căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân trong
cuộc Tổng điều tra tại địa phương, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định và bố trí kinh phí khen thưởng
theo quy định của pháp luật.
c) Kỷ
luật
Những
tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thống kê trong cuộc điều tra sẽ bị
kỷ luật theo quy định. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.
2.
In, vận chuyển, phân phát tài liệu
Các
tài liệu có số lượng sử dụng nhiều trong cuộc điều tra (phương án, sổ tay hướng
dẫn) được tổ chức in ấn tập trung và phân bổ, vận chuyển đến trụ sở Sở Nội vụ tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành theo yêu cầu tiến độ công việc. Sở
Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức vận chuyển
và phân phát đến các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã, giám sát viên,
tổ trưởng, điều tra viên.
3.
Mua sắm, phân phối vật tư, văn phòng phẩm
a) Những
vật tư, văn phòng phẩm chủ yếu được sử dụng trong cuộc điều tra này bao gồm: thẻ
thành viên Ban Chỉ đạo, thẻ giám sát viên, sổ tay ghi chép, bút bi, túi clear,
cặp tài liệu, cặp ba dây bảo quản phiếu… phục vụ tập huấn và điều tra.
b)
Người sử dụng vật tư, văn phòng phẩm là thành viên Ban Chỉ đạo các cấp, giảng
viên các lớp tập huấn, giám sát viên, quản trị hệ thống theo từng loại vật tư,
văn phòng phẩm tương ứng với nhiệm vụ được phân công.
c) Bộ
Nội vụ chịu trách nhiệm tổ chức in, mua sắm, phân bổ và vận chuyển đến trụ sở Sở
Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo yêu cầu tiến độ công việc đối
với etiket, áp phích, hộp cát tông đựng phiếu.
Sở Nội
vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm mua sắm những vật tư,
văn phòng phẩm còn lại theo đúng hướng dẫn của Bộ Nội vụ về quy cách, số lượng,
chủng loại; thực hiện phân phối vật tư, văn phòng phẩm cho người sử dụng, bảo đảm
tiết kiệm, hiệu quả.
4.
Lưu trữ và bảo mật tài liệu
-
Toàn bộ thông tin thu thập tại địa bàn được bảo mật và lưu trữ theo quy định của
pháp luật hiện hành.
-
Trách nhiệm về bảo mật và lưu trữ thông tin: Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm bảo mật
thông tin do Ban chỉ đạo cấp tỉnh giao nộp.
- Việc
bàn giao dữ liệu điều tra được thực hiện thông qua biên bản bàn giao tài liệu
phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục hành chính quy định.
XI. KINH PHÍ
Kinh
phí Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 do ngân sách Trung ương bảo đảm cho mọi
hoạt động được quy định trong Phương án này, kể cả kinh phí điều tra các đơn vị
thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Ban Chỉ đạo ĐT Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối
hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương lập dự toán để đưa vào kinh phí chung của cuộc
điều tra.
Ban
Chỉ đạo Trung ương giao Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện dự
toán cho các công việc quy định tại Phương án điều tra và Thông tư số
109/TT-BTC ngày 30/6/2016 quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra quốc gia, chịu
trách nhiệm hướng dẫn cho Ban Chỉ đạo các cấp và các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ,
Ban Chỉ đạo TĐT Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và công khai tổ chức thực hiện dự
toán theo đúng quy định.
Kinh
phí điều tra phải được quản lý, sử dụng đúng chế độ, đúng mục đích, đúng định mức,
tiết kiệm và hiệu quả.
Trên
cơ sở Phương án này, Ban chỉ đạo Điều tra Bộ Quốc phòng và Ban chỉ đạo Điều tra
Bộ Công an xây dựng Phương án điều tra riêng, phù hợp với tình hình thực tế của
từng Bộ, bảo đảm thống nhất với Phương án chung.
Điều
tra cơ sở hành chính năm 2021 là cuộc điều tra quan trọng, phạm vi rộng, liên
quan đến nhiều đối tượng, đơn vị điều tra, nội dung phức tạp, đòi hỏi Ban Chỉ đạo
Điều tra các cấp, Ban Chỉ đạo Điều tra Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Điều tra Bộ
Công an, Tổ công tác các Bộ, ngành cần quán triệt, thực hiện đúng phương án,
các quy trình áp dụng cho điều tra, chỉ đạo thực hiện từng nội dung công việc
theo đúng tiến độ, đảm bảo thực hiện thành công cuộc Điều tra cơ sở hành chính
năm 2021./.