UBND
TỈNH SƠN LA
SỞ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1245/HD-SNV
|
Sơn
La, ngày 18 tháng 11 năm 2015
|
HƯỚNG DẪN
ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức; Luật
Viên chức; Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/8/2011 của Chính phủ Quy định việc
áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh
đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở
hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước
tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;
Quyết định số 699-QĐ/TU ngày 30/12/2013 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La về việc ban hành quy định phân cấp quản lý cán bộ; Quyết định
số 17/2013/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của UBND tỉnh ban hành
quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức trong các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh
Sơn La; Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của UBND tỉnh Sơn La sửa đổi
bổ sung một số điều của Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND ; Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của UBND tỉnh Ban hành quy
định phân cấp quản lý viên chức, vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
và lao động hợp đồng theo Nghị định 68 thuộc UBND cấp tỉnh, thuộc sở, ban,
ngành, UBND cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; Quyết định số
04/2015/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của UBND tỉnh Sơn La sửa đổi bổ sung một số điều
của Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ;
Thực hiện kết luận của Ban Thường vụ
tỉnh ủy tại Thông báo số 95-TB/TU ngày 17/11/2015 về ban hành hướng dẫn đánh
giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Công văn số 3558/UBND-NC ngày
18/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về hướng dẫn đánh giá,
phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức tỉnh
ủy, Sở Nội vụ hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức như
sau:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đánh
giá cán bộ, công chức, viên chức (viết tắt là CBCCVC) nhằm làm rõ ưu điểm,
khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh
giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm là căn cứ quan trọng để quy hoạch,
bố trí, sử dụng CBCCVC; phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, tinh giản biên chế;
bổ nhiệm, đề bạt theo quy hoạch và thực hiện chính sách tiền lương, đãi ngộ,
khen thưởng CBCCVC.
2. Qua
đánh giá, phân loại phải xác định rõ những người làm việc tận tụy, trách nhiệm,
có hiệu quả với những người làm việc thiếu trách nhiệm, không hiệu quả, vi phạm
kỷ luật, kỷ cương.
3. Nêu
cao tinh thần tự phê bình và phê bình trong đánh giá, phân loại CBCCVC; thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ; công khai đối với CBCCVC được đánh giá; tránh nể
nang, hình thức trong đánh giá công chức, viên chức.
4. Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức đánh giá, phân loại CBCCVC
theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá và
phân loại CBCCVC của đơn vị mình.
B. GIẢI THÍCH TỪ
NGỮ
Trong Hướng dẫn này những từ dưới đây
được hiểu như sau:
1. “Cấp có
thẩm quyền” là tập thể lãnh đạo hoặc người đứng đầu được giao quyền quyết định
đối với chức danh cán bộ đó theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
2. “Tập
thể lãnh đạo” là Ban Thường vụ tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, Ủy ban kiểm
tra các cấp, Ban Thường vụ tỉnh đoàn, Ban thường vụ huyện ủy, thành ủy, đảng ủy
trực thuộc tỉnh ủy, lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh, Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, thành phố; Ban
Thường trực UBMTTQ Việt Nam huyện, Ban Thường vụ Hội liên hiệp Phụ nữ huyện,
Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện, Ban Thường vụ Hội Cựu chiến binh huyện, Ban
Thường vụ huyện đoàn, Ban chấp hành đảng bộ xã, phường, thị trấn.
3. “Lãnh
đạo cơ quan, đơn vị” là cấp trưởng, cấp phó của cơ quan, đơn vị.
4. “Đơn vị
cơ sở” là phòng, ban, trực thuộc sở, ban, ngành, huyện và tương đương; ở các đơn
vị sự nghiệp là tổ chuyên môn, khoa, phòng, trung tâm và tương đương; ở các
doanh nghiệp là phòng, ban, phân xưởng và tương đương.
C. ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI
1. Cán bộ,
công chức, viên chức được quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
2. Các chức
danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước
làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại
doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.
D. NGUYÊN TẮC,
CĂN CỨ, THỜI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI
1. Nguyên tắc đánh giá và phân loại
cán bộ, công chức, viên chức
Thực hiện theo quy định tại Điều 3, Nghị
định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại
CBCCVC.
2. Căn cứ đánh giá cán bộ, công chức,
viên chức
Thực hiện theo quy định tại Điều 4,
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại
CBCCVC.
3. Thời điểm đánh giá, phân loại
cán bộ, công chức, viên chức
Thực hiện theo quy định tại Điều 5,
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại
CBCCVC; việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức sự nghiệp giáo dục và đào
tạo được thực hiện theo từng năm học; thời điểm đánh giá khi kết thúc năm học,
trước thời điểm nghỉ hè theo quy định.
Đ. ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
I. ĐÁNH GIÁ, PHÂN
LOẠI CÁN BỘ
1. Nội dung đánh giá
Thực hiện theo 5 nội dung được quy định
tại Khoản 1 Điều 28 Luật Cán bộ, công chức, cụ thể:
- Chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm trong công
tác;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao.
2. Tiêu chí phân loại, đánh giá
Thực hiện theo quy định tại Điều 11,
12, 13, 14 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá
và phân loại cán bộ, công chức, viên chức
3. Trình tự thủ tục, đánh giá cán
bộ
3.1. Đối với cán bộ cấp tỉnh
a) Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo chức trách nhiệm vụ được giao (theo Mục I Mẫu số 01 của phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ)
b) Tổ chức họp để cán bộ trình bày
báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, người dự họp tham gia, góp ý (ý kiến
góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp), biểu quyết đề xuất
phân loại (mẫu phiếu biểu quyết số 5.1),
trình tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét. Thành phần họp gồm:
- Cán bộ là Thường trực tỉnh ủy:
Thành phần dự họp là tập thể Ban Thường vụ tỉnh ủy.
- Cán bộ là Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo chuyên trách các ban của HĐND tỉnh: Thành phần tham dự cuộc
họp là tập thể Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các ban của HĐND tỉnh, lãnh đạo
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; đại diện cấp ủy đảng nơi cán bộ
trực tiếp sinh hoạt.
- Cán bộ là Phó trưởng đoàn Đại biểu
Quốc hội tỉnh Sơn La: Thành phần tham dự cuộc họp là thành viên đoàn Đại biểu
Quốc hội tỉnh Sơn La; lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc
hội và HĐND tỉnh; đại diện cấp ủy đảng nơi cán bộ trực tiếp
sinh hoạt.
- Cán bộ là Thường trực UBND tỉnh:
Thành phần tham dự cuộc họp là thành viên UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
đại diện cấp ủy đảng nơi cán bộ trực tiếp sinh hoạt.
- Cán bộ là lãnh đạo Ủy ban kiểm tra
tỉnh ủy; Bí thư, phó bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, Đảng ủy khối Doanh nghiệp; lãnh đạo UBMTTQ Việt Nam tỉnh,
lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: Thành phần tham dự cuộc họp
là tập thể lãnh đạo, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người
đứng đầu các đơn vị cấu thành.
c) Cấp ủy chi bộ nơi cán bộ đang công
tác, sinh hoạt nhận xét, góp ý (bằng văn bản).
d) Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị họp
để nghiên cứu báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của cán bộ, biên bản cuộc họp;
biểu quyết đề xuất phân loại cán bộ (theo mẫu phiếu
biểu quyết số 5.2), trình Ban Thường vụ xem xét, quyết định.
3.2. Đối với cán
bộ cấp huyện
a) Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo chức trách nhiệm vụ được giao (theo Mục
I Mẫu số 01 của phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ).
b) Tổ chức họp để cán bộ trình bày
báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, người dự họp tham gia, góp ý (ý kiến góp ý được lập thành biên bản và
thông qua tại cuộc họp), biểu quyết đề xuất phân loại (mẫu phiếu biểu quyết số 5.1), trình tập thể
lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét. Thành phần họp gồm:
- Cán bộ là Thường trực huyện ủy,
thành ủy: Thành phần tham dự cuộc họp là tập thể Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy.
- Cán bộ là Thường trực HĐND cấp huyện,
phó trưởng ban chuyên trách các ban HĐND huyện: Thành phần
tham dự cuộc họp là tập thể Thường trực HĐND huyện; trưởng, phó các ban của
HĐND huyện và đại diện cấp ủy đảng nơi cán bộ trực tiếp sinh hoạt.
- Cán bộ là Thường trực UBND cấp huyện:
Thành phần tham dự cuộc họp là thành viên Ủy ban nhân dân
huyện, trưởng các phòng ban chuyên môn trực thuộc và đại diện cấp ủy đảng nơi
cán bộ trực tiếp sinh hoạt.
- Cán bộ là lãnh đạo Ủy ban kiểm tra
huyện ủy; lãnh đạo UBMTTQ Việt Nam, các Tổ chức chính trị-xã
hội cấp huyện: Thành phần tham dự cuộc họp là toàn thể cán bộ, công chức của cơ
quan, đơn vị.
c) Cấp ủy chi bộ
nơi cán bộ đang công tác, sinh hoạt nhận xét, góp ý (bằng văn bản).
d) Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị họp
để nghiên cứu báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của cán bộ, biên bản cuộc họp;
biểu quyết đề xuất phân loại cán bộ (theo mẫu phiếu
biểu quyết số 5.2), trình cấp có thẩm quyền (qua Ban Tổ chức huyện ủy,
thành ủy) xem xét quyết định.
Cấp có thẩm quyền nghiên cứu báo cáo
tự đánh giá kết quả công tác của cán bộ, biên bản cuộc họp hội nghị lãnh đạo đơn
vị, ý kiến của cấp ủy đảng; biểu quyết phân loại cán bộ (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.3) và biểu quyết đề xuất
phân loại (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.2)
đối với cán bộ thuộc thẩm quyền đánh giá, phân loại của Ban Thường vụ tỉnh ủy.
Ban hành văn bản đánh giá, phân loại cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ (theo
Mẫu số 01 của phụ lục kèm theo Nghị
định số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá,
phân loại đến từng cán bộ. Trình Ban Thường vụ tỉnh ủy (qua
Ban Tổ chức tỉnh ủy) xem xét, quyết định đối với cán bộ thuộc thẩm quyền của
Ban Thường vụ tỉnh ủy.
3.3. Đối với cán bộ cấp xã
a) Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo chức trách nhiệm vụ được giao (theo Mục
1 Mẫu số 01 của phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ).
b) Tổ chức họp để cán bộ trình bày
báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, người dự họp tham gia, góp ý (ý
kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp), biểu quyết đề xuất phân loại (mẫu phiếu
biểu quyết số 5.1), trình tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét.
Thành phần họp gồm:
- Cán bộ là Thường trực Đảng ủy:
Thành phần tham dự cuộc họp là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng
bộ; trưởng các Tổ chức chính trị - xã hội.
- Cán bộ là Thường trực HĐND, Thường
trực UBND: Thành phần tham dự cuộc họp là Thường trực HĐND, các thành viên
UBND, công chức cấp xã.
c) Tập thể lãnh đạo họp (gồm: Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND) để
nghiên cứu biên bản cuộc họp; biểu quyết đề xuất phân loại cán bộ (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.2), trình cấp có thẩm
quyền xem xét quyết định.
d) Cấp có thẩm quyền nghiên cứu báo
cáo tự đánh giá kết quả công tác của cán bộ, biên bản cuộc họp; biểu quyết phân
loại cán bộ (mẫu phiếu biểu quyết số 5.3);
ban hành văn bản đánh giá, phân loại (theo mẫu số 01 của phụ lục kèm theo Nghị định
số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá, phân loại
đến từng cán bộ.
đ) Đối với cán bộ là cấp trưởng mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội: tổ chức hội nghị ban thường trực Ủy
ban mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành đoàn thể để từng cá nhân tự kiểm điểm; các
thành viên dự hội nghị tham gia, đóng góp ý kiến (ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông
qua tại hội nghị), biểu quyết đề xuất phân loại (theo
mẫu phiếu biểu quyết số 5.2), trình Ban chấp
hành đảng bộ xã. Ban chấp hành đảng bộ xã biểu quyết phân loại (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.3), ban hành văn bản
đánh giá, phân loại (theo mẫu số 01
của phụ lục kèm theo Nghị định số
56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá, phân loại
đến từng cán bộ.
II. ĐÁNH GIÁ, PHÂN
LOẠI CÔNG CHỨC
1. Nội dung đánh giá
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1
và 2 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức, cụ thể:
- Chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm
vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thái độ phục vụ nhân dân.
Đối với công chức lãnh đạo, quản lý
còn được đánh giá thêm các nội dung: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn
vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp,
đoàn kết công chức.
2. Tiêu chí phân loại, đánh giá
Thực hiện theo quy định tại Điều 18,
19, 20, 21, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá
và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
3. Trình tự thủ tục, đánh giá công
chức cấp tỉnh, huyện
3.1. Công chức không giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý
- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mục I Mẫu số 02 của phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của
Chính phủ).
- Tổ chức họp đơn vị cơ sở để công chức
trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, tập thể công
chức trong đơn vị cơ sở tham gia, góp ý (ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông
qua tại cuộc họp); biểu quyết đề xuất phân loại (mẫu phiếu biểu quyết số 5.1), báo cáo người đứng
đầu cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định.
- Tổ chức họp tập thể lãnh đạo để
nghiên cứu biên bản cuộc họp của đơn vị cơ sở, biểu quyết dự kiến phân loại
công chức (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.2).
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham
khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của công chức, biên bản cuộc họp của đơn
vị cơ sở, kết quả biểu quyết của tập thể lãnh đạo; quyết định phân loại và ban
hành văn bản đánh giá, phân loại (theo Mẫu số 02 của phụ lục kèm theo Nghị định
số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá đến từng
công chức.
* Trường hợp người đứng đầu đơn vị cơ
sở được phân cấp đánh giá, phân loại công chức thuộc phạm vi quản lý: Người đứng
đầu đơn vị cơ sở tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả
công tác, biên bản cuộc họp và kết quả biểu quyết của đơn vị cơ sở; quyết định,
ban hành văn bản đánh giá, phân loại đối với công chức (theo Mẫu số 02 của phụ lục kèm theo Nghị định
số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá, phân loại đến từng công chức.
* Đối với các đơn vị, tổ chức trực
thuộc Chi cục (hoặc tương đương Chi cục): Chi cục trưởng tổ chức họp tập thể
lãnh đạo để nghiên cứu biên bản cuộc họp của đơn vị cơ sở; biểu quyết dự kiến
phân loại công chức (theo mẫu phiếu biểu quyết số
5.2). Chi cục trưởng tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của
công chức, biên bản cuộc họp của đơn vị cơ sở, kết quả biểu quyết của tập thể
lãnh đạo; quyết định phân loại và ban hành văn bản đánh giá, phân
loại (theo Mẫu số 02 của phụ lục
kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá đến từng
công chức.
* Đối với công chức thuộc bộ phận
chuyên trách giúp việc các Ban chỉ đạo cấp huyện, tỉnh: Thường trực Ban chỉ đạo
tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của công chức, biên bản cuộc họp và kết quả biểu quyết của bộ phận chuyên trách giúp việc;
quyết định phân loại và ban hành văn bản đánh giá, phân loại (theo Mẫu số 02 của phụ lục kèm theo Nghị định
số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá đến từng công chức.
3.2. Đối với công chức là cấp trưởng,
cấp phó của đơn vị cơ sở
- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mục I Mẫu số 02 của phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ).
- Tổ chức họp đơn vị cơ sở (mời đồng
chí lãnh đạo cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách đơn vị cơ sở dự) để
công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, người dự
họp tham gia, góp ý (ý kiến góp ý được
lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp), biểu quyết đề xuất phân loại (mẫu phiếu biểu quyết số 5.1), báo cáo người đứng
đầu cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định.
- Cấp ủy cùng cấp
nơi công chức đang công tác, sinh hoạt nhận xét, góp ý (bằng văn bản).
- Tổ chức họp tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị để nghiên cứu biên bản cuộc họp của đơn vị cơ sở,
ý kiến của cấp ủy; biểu quyết dự kiến phân loại công chức (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.2).
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham
khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của công chức, ý kiến tham gia trong
biên bản cuộc họp của đơn vị cơ sở, kết quả biểu quyết của các thành viên lãnh
đạo, ý kiến cấp ủy đảng; quyết định, ban hành văn bản đánh giá, phân loại đối với
công chức (theo Mẫu số 02 của phụ
lục kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết
quả đánh giá, phân loại đến từng công chức.
* Trường hợp người đứng đầu đơn vị cơ
sở được phân cấp đánh giá, phân loại cấp phó thuộc phạm vi quản lý: Người đứng
đầu đơn vị cơ sở tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của công chức,
biên bản cuộc họp, kết quả phiếu biểu quyết của đơn vị cơ sở, ý kiến cấp ủy đảng;
quyết định, ban hành văn bản đánh giá, phân loại đối với công chức (theo Mẫu số 02 của phụ lục kèm theo Nghị định
số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá, phân loại
đến từng công chức.
* Đối với các đơn vị, tổ chức trực
thuộc Chi cục (hoặc tương đương Chi cục), trình tự nhận xét đánh giá công
chức cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị trực thuộc, thực hiện
tương tự như đối với cấp trưởng, cấp phó đơn vị cơ sở. Chi cục trưởng tổ chức họp
tập thể lãnh đạo để nghiên cứu biên bản cuộc họp của đơn vị trực thuộc; biểu
quyết dự kiến phân loại công chức (theo mẫu phiếu
biểu quyết số 5.2).
Chi cục trưởng tham khảo báo cáo tự
đánh giá kết quả công tác của công chức, biên bản cuộc họp, ý kiến cấp ủy đảng, kết quả biểu quyết của tập thể lãnh đạo;
quyết định, ban hành văn bản đánh giá, phân loại (theo Mẫu số 02 của phụ lục kèm theo Nghị định
số 56/2015/NĐ-CP) đối với công chức theo phân cấp quản lý; thông báo kết quả
đánh giá, phân loại đến từng công chức. Đề nghị đánh giá đối với công chức thuộc
thẩm quyền của Sở.
* Đối với công chức là trưởng, phó bộ
phận chuyên trách giúp việc các Ban chỉ đạo cấp huyện, tỉnh: Thường trực Ban chỉ
đạo tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của công chức, biên bản cuộc
họp đơn vị cơ sở; ý kiến cấp ủy đảng; quyết định phân loại và ban hành văn bản
đánh giá, phân loại (theo Mẫu số 02
của phụ lục kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá đến từng công chức.
3.3. Đối với công chức là thành viên
lãnh đạo cơ quan, đơn vị
- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mục I Mẫu số 02 của phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ).
- Tổ chức họp để công chức trình bày
báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, người dự họp tham gia ý kiến (ý
kiến góp ý được lập thành biên
bản và thông qua tại cuộc họp), biểu quyết đề xuất
phân loại (mẫu phiếu biểu quyết số 5.1),
trình tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
- Cấp ủy cùng cấp nơi công chức đang
công tác, sinh hoạt nhận xét, góp ý (bằng văn bản).
- Tổ chức họp tập thể lãnh đạo để
nghiên cứu biên bản cuộc họp và ý kiến của cấp ủy; biểu quyết đề xuất phân loại
công chức (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.2);
trình Ban Thường vụ tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức tỉnh ủy); báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) đối
với công chức diện Thường trực tỉnh ủy ủy quyền cho Chủ tịch
UBND tỉnh đánh giá, phân loại.
* Đối với công chức là Phó trưởng ban
thường trực chuyên trách các Ban chỉ đạo cấp huyện, tỉnh
- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mục 1 Mẫu số 02 của phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ).
- Tổ chức họp để công chức trình bày
báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, người dự họp tham gia ý kiến (ý
kiến góp ý được lập thành biên
bản và thông qua tại cuộc họp) và biểu quyết đề xuất
phân loại (mẫu phiếu biểu quyết số 5.1).
Thành phần gồm: lãnh đạo Ban chỉ đạo, công chức thuộc bộ phận chuyên trách giúp
việc Ban chỉ đạo, đại diện cấp ủy nơi sinh hoạt.
- Cấp ủy cùng cấp nơi công chức đang
công tác, sinh hoạt nhận xét, góp ý (bằng văn bản).
- Tổ chức họp tập thể lãnh đạo Ban chỉ đạo để nghiên cứu biên bản cuộc họp và ý kiến của cấp ủy;
biểu quyết đề xuất phân loại công chức (theo mẫu
phiếu biểu quyết số 5.2); trình Ban Thường vụ tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức
tỉnh ủy đối với cấp tỉnh); trình Ban Thường vụ huyện ủy (qua Ban
Tổ chức huyện ủy đối với cấp huyện) xem xét, quyết định.
3.4. Đối với lãnh đạo Chi cục (và tương đương Chi cục)
- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mục I Mẫu số 02 của phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ).
- Tổ chức họp để công chức trình bày
báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, người dự họp tham gia ý kiến (ý kiến
góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại
cuộc họp) và biểu quyết đề xuất phân loại (mẫu phiếu biểu quyết số 5.1), trình tập thể
lãnh đạo Chi cục.
- Cấp ủy cùng cấp nơi công chức đang
công tác, sinh hoạt nhận xét, góp ý (bằng
văn bản).
- Chi cục trưởng tổ chức họp tập thể
lãnh đạo để nghiên cứu biên bản cuộc họp, ý kiến của cấp ủy, biểu quyết đề xuất
phân loại công chức (theo mẫu phiếu biểu quyết số
5.2); trình người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan quản lý trực
tiếp tổ chức họp tập thể lãnh đạo để nghiên cứu biên bản cuộc họp và ý kiến của
cấp ủy, biểu quyết dự kiến phân loại công chức (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.2).
- Người đứng đầu cơ quan quản lý trực
tiếp tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của công chức, biên bản cuộc
họp của Chi cục, kết quả biểu quyết của các thành viên lãnh đạo, ý kiến cấp ủy
đảng; quyết định, ban hành văn bản đánh giá, phân loại đối với công chức (theo
Mẫu số 02 của phụ lục kèm theo Nghị
định số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá,
phân loại đến từng công chức.
3.5. Đối với công chức trong đơn vị sự
nghiệp
- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mục I Mẫu số 02 của phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ).
- Tổ chức họp để công chức trình bày
báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, người dự họp tham gia ý kiến (ý
kiến góp ý được lập thành biên
bản và thông qua tại cuộc họp), biểu quyết đề xuất
phân loại (mẫu phiếu biểu quyết số 5.1),
báo cáo tập thể lãnh đạo.
- Cấp ủy cùng cấp nơi công chức đang
công tác, sinh hoạt nhận xét, góp ý (bằng văn bản).
- Tổ chức họp tập thể lãnh đạo đơn vị
sự nghiệp để nghiên cứu biên bản cuộc họp, ý kiến của cấp ủy, biểu quyết đề xuất
phân loại công chức (theo mẫu phiếu biểu quyết số
5.2); báo cáo người có thẩm quyền xem xét quyết định.
- Người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyền đánh giá công chức, tổ chức họp tập thể lãnh đạo để
nghiên cứu biên bản cuộc họp và ý kiến của cấp ủy, biểu quyết dự kiến phân loại
công chức (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.2).
- Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền
đánh giá công chức tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của công chức,
biên bản cuộc họp, kết quả biểu quyết của các thành viên lãnh đạo, ý kiến cấp ủy
đảng; quyết định, ban hành văn bản đánh giá, phân loại đối với công chức (theo Mẫu số
02 của phụ lục kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá, phân loại đến từng công chức.
4. Trình tự thủ tục, đánh giá công
chức cấp xã
4.1. Đối với các công chức văn phòng
- thống kê, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), tài chính -
kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội
- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mục 1 Mẫu số 02 của phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ).
- Tổ chức hội nghị cán bộ gồm tập thể
thường trực Ủy ban nhân dân và công chức cấp xã để từng công chức trình bày báo
cáo tự đánh giá kết quả công tác; các thành viên hội nghị tham gia, góp ý (ý
kiến góp ý được lập thành biên
bản và thông qua tại hội nghị) và biểu quyết đề xuất
phân loại (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.1).
- Tập thể thường trực Ủy ban nhân dân
cấp xã nghiên cứu biên bản hội nghị công chức, biểu quyết dự kiến đánh giá,
phân loại công chức (theo mẫu phiếu biểu quyết số
5.2).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của công chức, biên bản hội nghị
công chức, kết quả biểu quyết của tập thể thường trực ban Ủy ban nhân dân; quyết
định ban hành văn bản đánh giá, phân loại công chức (theo Mẫu số 02 của phụ lục kèm theo Nghị định
số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá,
phân loại đến từng công chức.
4.2. Đối với công chức Chỉ huy trưởng
quân sự cấp xã và Trưởng công an cấp xã
- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mục I Mẫu số 02 của phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ).
- Chỉ huy trưởng
ban chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với chỉ huy trưởng quân sự cấp xã), trưởng công an huyện
(đối với trưởng công an xã) nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của công chức trong công tác (bằng
văn bản).
- Tập thể thường trực Ủy ban nhân
dân, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự, Phó trưởng công an
và công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã họp để từng công chức trình bày báo cáo
tự đánh giá kết quả công tác; thông qua ý kiến nhận xét của chỉ huy trưởng ban
chỉ huy quân sự cấp huyện, trưởng công an huyện; các thành
viên hội nghị tham gia, góp ý (ý kiến góp
ý được lập thành biên bản và thông qua tại hội nghị)
và biểu quyết đề xuất phân loại (theo mẫu phiếu biểu
quyết số 5.1).
- Cấp ủy chi bộ nơi công chức sinh hoạt
nhận xét, góp ý (bằng văn bản).
- Tập thể thường trực Ủy ban nhân dân
cấp xã nghiên cứu biên bản hội nghị công chức, biểu quyết đề xuất phân loại
công chức (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.2).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác
của công chức, biên bản hội nghị, nhận xét của Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với chỉ huy trưởng quân sự cấp xã), trưởng công an huyện (đối với
trưởng công an xã), ý kiến của tập thể thường trực Ủy ban nhân dân, ý kiến cấp ủy chi bộ,
kết quả biểu quyết; quyết định ban hành văn bản đánh giá, phân loại (theo Mẫu số 02 của phụ lục kèm theo Nghị định
số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá, phân loại
đến từng công chức.
5. Đánh giá, phân loại lãnh đạo quản
lý doanh nghiệp nhà nước
5.1. Nội dung đánh giá
- Chấp hành đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
tác phong và lề lối làm việc.
- Năng lực, trình độ quản lý doanh
nghiệp.
- Kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp; kết quả giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của
cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5.2. Trình tự nhận xét, đánh giá
- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mục I, Mẫu
số 04 kèm theo hướng dẫn).
- Tổ chức họp tập thể lãnh đạo doanh
nghiệp để công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, người dự họp
tham gia góp ý (ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại hội
nghị), biểu quyết dự kiến phân loại cán bộ (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.1); thống nhất nội
dung nhận xét, đánh giá cán bộ, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Cấp ủy cùng cấp nơi công chức đang
công tác, sinh hoạt nhận xét, góp ý (bằng văn bản).
- Cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại
nghiên cứu biên bản cuộc họp của tập thể lãnh đạo doanh
nghiệp, quyết định đánh giá, phân loại, ban hành văn bản đánh giá, phân loại (theo
mẫu số 04 kèm theo hướng dẫn); thông báo kết
quả đánh giá, phân loại đến từng công chức.
5.3. Phân loại mức độ hoàn thành chức
trách, nhiệm vụ
Căn cứ kết quả đánh giá, cấp có thẩm
quyền biểu quyết phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với cán bộ theo 3 mức:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Hoàn thành nhiệm vụ.
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
III. ĐÁNH GIÁ,
PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC
1. Nội dung đánh giá
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1
và 2 Điều 41 Luật Viên chức, cụ thể:
- Kết quả thực hiện công việc hoặc
nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
- Việc thực hiện quy định về đạo đức
nghề nghiệp;
- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục
vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử
của viên chức;
- Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của
viên chức.
Đối với viên chức quản lý, đánh giá
thêm nội dung: Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ; kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
2. Tiêu chí phân loại, đánh giá
Thực hiện theo quy định tại Điều 25,
26, 27, 28 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá
và phân loại CBCCVC
3. Trình tự, thủ tục, đánh giá
viên chức
3.1. Đối với viên chức không giữ chức
vụ quản lý
- Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mục I Mẫu số 03 của phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ).
- Tổ chức họp đơn vị cơ sở để viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, tập thể
viên chức trong đơn vị cơ sở tham gia, góp ý (ý kiến góp ý được
lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp) và biểu quyết đề xuất phân
loại (theo mẫu phiếu biểu quyết số 5.1),
báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định.
- Tổ chức họp tập thể lãnh đạo đơn vị
sự nghiệp để nghiên cứu biên bản cuộc họp của đơn vị cơ sở, biểu quyết dự kiến
đánh giá, phân loại viên chức (mẫu phiếu biểu
quyết số 5.2).
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của viên chức, biên bản cuộc họp,
kết quả biểu quyết của tập thể lãnh đạo; quyết định, ban hành văn bản đánh giá,
phân loại viên chức (theo Mẫu số 03
của phụ lục kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP), thông báo kết quả đánh
giá, phân loại đến từng viên chức.
* Đối với viên chức kế toán được giao
kiêm nhiệm ở các đơn vị khác: Các đơn vị nhận xét bằng văn bản (gồm nội dung: Kết quả
thực hiện công việc; việc thực hiện quy định về đạo
đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục
vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử
của viên chức; việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức; ưu điểm, nhược
điểm) gửi đơn vị trực tiếp quản lý viên chức kế toán.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý viên chức
kế toán, tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của viên chức, biên bản
cuộc họp, kết quả biểu quyết của tập thể lãnh đạo, ý kiến của các đơn vị; quyết
định, ban hành văn bản đánh giá, phân loại viên chức (theo mẫu số 03 của phụ lục kèm theo Nghị định
số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá, phân loại
đến viên chức.
3.2. Viên chức lãnh đạo quản lý
- Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác theo nhiệm vụ được giao (theo Mục I Mẫu số 03 của phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ).
- Tổ chức họp để viên chức trình bày
báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, người dự họp tham gia, góp ý (ý kiến
góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại
cuộc họp) và biểu quyết đề xuất phân loại (mẫu phiếu biểu quyết số 5.1), báo cáo tập thể
lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
- Cấp ủy đảng cùng cấp nơi viên chức
đang công tác, sinh hoạt nhận xét, góp ý (bằng văn bản).
- Tổ chức họp tập thể lãnh đạo đơn vị
sự nghiệp để nghiên cứu biên bản cuộc họp, ý kiến của cấp ủy, biểu quyết đề xuất
phân loại viên chức (theo mẫu phiếu biểu quyết số
5.2); báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền
đánh giá, phân loại viên chức, tổ chức họp tập thể lãnh đạo để nghiên cứu biên
bản cuộc họp, ý kiến của cấp ủy, biểu quyết dự kiến phân loại viên chức (theo
mẫu phiếu biểu quyết số 5.2). Người đứng đầu
tham khảo báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của viên chức, biên bản cuộc họp,
kết quả biểu quyết của các thành viên lãnh đạo, ý kiến cấp ủy đảng; quyết định,
ban hành văn bản đánh giá, phân loại đối với viên chức (theo Mẫu số 03 của phụ lục kèm theo Nghị định
số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá,
phân loại đến từng viên chức.
* Trường hợp người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập được phân cấp đánh giá, phân loại cấp phó thuộc thẩm quyền quản
lý: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tham khảo báo cáo tự đánh giá kết
quả công tác của viên chức, biên bản cuộc họp, kết quả phiếu biểu quyết của tập
thể lãnh đạo đơn vị sự nghiệp, ý kiến cấp ủy đảng; quyết định,
ban hành văn bản đánh giá, phân loại đối với viên chức (theo
Mẫu số 03 của phụ lục kèm theo Nghị
định số 56/2015/NĐ-CP); thông báo kết quả đánh giá,
phân loại đến từng viên chức.
IV. MỘT SỐ LƯU Ý
TRONG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CBCCVC
1. Trình
tự CBCCVC trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp: CBCCVC
lãnh đạo báo cáo trước, CBCCVC không giữ chức vụ báo cáo sau.
2. Thành
phần dự họp kiểm điểm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý: Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị không có các đơn vị cấu thành, thành phần
tham dự là toàn thể công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, tổ chức,
đơn vị; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có các đơn vị cấu thành, thành phần
tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, tập thể lãnh đạo
và người đứng đầu các đơn vị cấu thành (đối với chi cục và tương đương trực thuộc sở,
thành phần họp không bao gồm người đứng đầu các đơn
vị trực thuộc chi cục có trụ sở đóng ở các huyện,
thành phố).
3. Biên bản
cuộc họp phải thể hiện rõ nội dung kết quả biểu quyết đề xuất phân loại của từng
CBCCVC.
4. Việc lấy
ý kiến nhận xét, góp ý của cấp ủy đảng nơi công tác: Nơi chưa có cấp ủy thì đồng
chí bí thư chi bộ cơ sở thực hiện việc nhận xét, góp ý (ý kiến nhận xét, góp
ý của đồng chí bí thư chi bộ phải được thông qua trước chi bộ).
5. Về công trình khoa học, đề án, đề tài, sáng kiến là tiêu chí phân loại
đánh giá CBCCVC: Các cơ quan, đơn vị thực hiện theo Quyết định số
30/2014/QĐ-UBND ngày 13/11/2014 của UBND tỉnh Sơn La ban hành quy định quy
trình công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Sơn La.
6. Đối với
công chức, viên chức lãnh đạo quản lý của đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo
trực thuộc UBND huyện, thành phố: Trước khi tham mưu cho người đứng đầu cơ quan
có thẩm quyền đánh giá, phân loại, Trưởng phòng Nội vụ có trách nhiệm phối hợp
với Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào đề xuất, đánh giá phân loại của đơn vị
sự nghiệp, nhận xét, đề xuất phân loại công chức, viên chức với người có thẩm
quyền đánh giá, phân loại.
7. Kết quả
đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức phải được
thông báo bằng văn bản cho cán bộ, công chức, viên chức
sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người
hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá.
8. Kết quả
đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp
thuộc khối nhà nước không cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của cơ
quan, đơn vị.
9. Cán bộ,
công chức, viên chức khi chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có
trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức,
đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).
V. ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI
CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC
1. Người
làm việc trong các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (không phải
là công chức), áp dụng việc đánh giá, phân loại theo viên chức.
2. Lao động
hợp đồng theo Nghị định 68 trong các cơ quan, tổ chức hành
chính, áp dụng đánh giá, phân loại theo công chức; trong các đơn vị sự nghiệp,
áp dụng đánh giá, phân loại theo viên chức.
3. Người
làm việc trong các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức hành chính, đơn
vị sự nghiệp, được áp dụng các quy định về đánh giá, phân loại đối với viên chức.
E. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU HOẶC CẤP CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI; THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ,
PHÂN LOẠI
1. Về
hồ sơ
- Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền đánh
giá, phân loại: Văn bản đề xuất đánh giá, phân loại của cơ quan, đơn vị; báo
cáo tự đánh giá kết quả công tác của CBCCVC; biên bản họp; ý kiến của cấp ủy đảng
nơi CBCCVC công tác (đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo);
- Hồ sơ gửi Ban Tổ chức tỉnh ủy: Thành phần hồ sơ như trên, đối với cán bộ cấp huyện kèm thêm Kết luận của Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy.
- Đối với người đứng đầu cơ quan, đơn
vị hành chính, sự nghiệp thuộc khối nhà nước: Hồ sơ trình
cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại phải có kết quả phân loại mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý (quy định
tiêu chí đánh giá, xếp loại mức độ hoàn
thành nhiệm vụ hàng năm của sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, và các đơn
vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện theo
Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND ngày 01/6/2015 của UBND tỉnh).
2. Về thẩm quyền đánh giá, phân loại: Thực hiện
theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của cấp
có thẩm quyền.
F. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hàng
năm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch đánh giá, phân loại
CBCCVC và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện; tổ chức đánh
giá, phân loại CBCCVC, hoàn thành trước ngày 31/12 hàng năm.
2. Căn cứ
điều kiện cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị xây dựng các tiêu chí chi tiết để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức,
viên chức (nếu xét thấy cần thiết).
3. Các chức
danh cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền đánh giá, phân loại của Ban
Thường vụ tỉnh ủy, cơ quan, đơn vị gửi hồ sơ về Ban Tổ chức tỉnh; thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, gửi hồ sơ về Sở Nội vụ trước ngày 20/12 hàng năm
để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Các cơ
quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh;
các huyện ủy, thành ủy có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết đánh giá, phân loại
cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc khối đảng, đoàn thể về
Ban Thường vụ tỉnh ủy (qua Ban Tổ chức tỉnh ủy tổng hợp). Các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, doanh nghiệp nhà
nước có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công
chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định 68 về UBND tỉnh (qua Sở Nội
vụ) trước ngày 01/02, đối với sự nghiệp giáo dục và
đào tạo trước ngày 30/8 hàng năm.
Trong quá trình triển khai thực hiện
nếu có vướng mắc, phản ánh về Sở Nội vụ để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thường trực tỉnh ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND; (để báo cáo)
- Thường trực UBND tỉnh; (để
báo cáo)
- Ban Tổ chức tỉnh ủy;
- Văn phòng tỉnh ủy;
- Các ban đảng thuộc tỉnh ủy;
- Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh;
- Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;
- Các sở, ban ngành;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các huyện ủy, thành ủy, UBND các huyện, thành phố;
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh;
- Các doanh nghiệp nhà nước;
- Lưu: VT, CCVC, Long (90b).
|
GIÁM ĐỐC
Lưu Minh Quân
|
Mẫu số 01
Tên
cơ quan, tổ chức, đơn vị
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÁN BỘ
Năm
20...
Họ và tên:
.......................................................................................................
Chức vụ, chức danh:
.......................................................................................
Cơ quan công tác:
...........................................................................................
Hệ số lương:
..................................................................................................
I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC,
TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA CÁN BỘ
1. Chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:
.........................................................................................................................
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống, tác phong và lề lối làm việc:
.........................................................................................................................
3. Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ
chức thực hiện nhiệm vụ:
.........................................................................................................................
4. Tinh thần trách nhiệm trong công
tác:
.........................................................................................................................
5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao:
.........................................................................................................................
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA CÁN
BỘ
1. Đánh giá ưu, nhược điểm:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Phân loại đánh giá:
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4
mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm
vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)
.........................................................................................................................
|
Ngày....tháng....năm
20...
Cán bộ tự đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
|
III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ LÃNH ĐẠO
CƠ QUAN NƠI CÁN BỘ CÔNG TÁC
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
|
Ngày....tháng....năm
20...
Đại diện lãnh đạo cơ quan
(ký tên, ghi rõ họ tên)
|
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI
CÁN BỘ CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN
1. Nhận xét ưu, nhược điểm:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ:
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4
loại sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm
vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ).
.........................................................................................................................
|
Ngày....tháng....năm
20...
Đại diện cấp có thẩm quyền
(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 02
Tên
cơ quan, tổ chức, đơn vị
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC
Năm
20...
Họ và tên:
.......................................................................................................
Chức vụ, chức danh:
......................................................................................
Đơn vị công tác:
.............................................................................................
Ngạch công chức: ………. Bậc:………… Hệ số
lương: ...............................
I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC,
TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA CÔNG CHỨC
1. Chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:
.........................................................................................................................
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống, tác phong và lề lối làm việc:
.........................................................................................................................
3. Năng lực, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ:
.........................................................................................................................
4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm
vụ:
.........................................................................................................................
5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp
trong thực hiện nhiệm vụ:
.........................................................................................................................
6. Thái độ phục vụ nhân dân:
.........................................................................................................................
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ
7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý:
.........................................................................................................................
8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:
.........................................................................................................................
9. Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức:
.........................................................................................................................
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA
CÔNG CHỨC
1. Đánh giá ưu, nhược điểm:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Phân loại đánh giá:
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4
mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm
vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)
.........................................................................................................................
|
Ngày....tháng....năm
20...
Công chức tự đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
|
III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ
LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi công
chức công tác:
.........................................................................................................................
2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản
lý công chức:
.........................................................................................................................
|
Ngày....tháng....năm
20...
Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
|
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI
CÔNG CHỨC CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN
1. Nhận xét ưu, nhược điểm:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Kết quả đánh giá, phân loại công
chức:
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4
mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm
vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)
.........................................................................................................................
|
Ngày....tháng....năm
20...
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 03
Tên
cơ quan, tổ chức, đơn vị
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC
Năm 20...
Họ và tên: .................................................................................................
Chức danh nghề nghiệp:
.................................................................................
Đơn vị công tác:
.............................................................................................
Hạng chức danh nghề nghiệp: …….. Bậc:
…….. Hệ số lương: ....................
I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC,
TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA VIÊN CHỨC:
1. Kết quả thực hiện công việc hoặc
nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết:
.........................................................................................................................
2. Việc thực hiện quy định về đạo đức
nghề nghiệp:
.........................................................................................................................
3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục
vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử
của viên chức:
.........................................................................................................................
4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của
viên chức:
.........................................................................................................................
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN
LÝ
5. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều
hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ:
.........................................................................................................................
6. Kết quả hoạt động của đơn vị được
giao quản lý, phụ trách:
.........................................................................................................................
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA
VIÊN CHỨC
1. Đánh giá ưu, nhược điểm:
.........................................................................................................................
2. Phân loại đánh giá
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4
mức sau; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm
vụ; không hoàn thành nhiệm vụ)
|
Ngày....tháng....năm
20...
Viên chức tự đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
|
III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ
LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ VIÊN CHỨC
1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi viên
chức công tác:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản
lý viên chức:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
|
Ngày....tháng....năm
20...
Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
|
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI
VIÊN CHỨC CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN
1. Nhận xét ưu, nhược điểm:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Kết quả đánh giá, phân loại viên
chức:
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4
mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm
vụ; không hoàn thành nhiệm vụ)
.........................................................................................................................
|
Ngày....tháng....năm
20...
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 04
Tên
cơ quan, tổ chức, đơn vị
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI
LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Năm
20...
Họ và tên:…………………………………………………………………..
Đơn vị công tác:
…………………………………………………………..
Chức vụ: …………………………………………………………………..
I. NỘI DUNG KIỂM ĐIỂM, ĐÁNH GIÁ
1. Chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước;
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống, tác phong và lề lối làm việc;
3. Năng lực, trình độ quản lý doanh
nghiệp;
4. Kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp; kết quả giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của
cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
* Đánh giá chung
- Ưu điểm:
- Nhược điểm, hạn chế:
- Khen thưởng, kỷ luật trong năm (nếu
có thì ghi rõ cấp khen thưởng, hình thức khen thưởng; cấp ra quyết định kỷ luật;
hình thức kỷ luật; nội dung vi phạm):
II. TỰ PHÂN LOẠI THEO MỨC ĐỘ HOÀN
THÀNH CHỨC TRÁCH NHIỆM VỤ
1. Cá nhân tự phân loại mức độ hoàn
thành chức trách nhiệm vụ (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ;
không hoàn thành nhiệm vụ):
…………………………………………………………………………................
|
………
ngày tháng năm ……..
Người tự nhận xét, đánh giá
(ký tên)
|
III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ
LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ
1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi công
chức công tác:
.........................................................................................................................
2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản
lý
.........................................................................................................................
|
Ngày....tháng....năm
20...
Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
|
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA
CẤP CÓ THẨM QUYỀN
1. Nhận xét ưu, nhược điểm:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Kết quả đánh giá, phân loại công
chức:
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 3
mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành
nhiệm vụ)
.........................................................................................................................
|
Ngày....tháng....năm
20...
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
|
ĐƠN
VỊ……………………
(DẤU
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ)
|
Mẫu số 5.1
………,
Ngày…….tháng……..năm 20
|
PHIẾU BIỂU QUYẾT ĐỀ XUẤT PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC
(Dùng
cho hội nghị cán bộ, công chức, viên chức)
Số
TT
|
HỌ
VÀ TÊN
|
CÁ
NHÂN TỰ NHẬN LOẠI
|
BIỂU
QUYẾT CỦA NGƯỜI THAM DỰ CUỘC HỌP
|
GHI
CHÚ
|
Mức
độ hoàn thành nhiệm vụ
|
HTXSNV
|
HTTNV
|
HTNV
|
KHTNV
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
1. Từ cột 4 đến cột 7: Đồng chí nhất
trí biểu quyết ở mức nào thì đánh dấu (x) vào ô tương ứng.
2. Cột 6: Đối với công chức là HTNV
nhưng còn hạn chế về năng lực
ĐƠN
VỊ …………………………
(DẤU
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ)
|
Mẫu số 5.2
………,
Ngày…….tháng……..năm 20
|
PHIẾU BIỂU QUYẾT ĐỀ XUẤT HOẶC DỰ KIẾN PHÂN LOẠI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Dùng
cho hội nghị lãnh đạo)
Số
TT
|
HỌ
VÀ TÊN
|
CÁ
NHÂN TỰ NHẬN LOẠI
|
BIỂU
QUYẾT CỦA ĐƠN VỊ CƠ SỞ HOẶC BIỂU QUYẾT ĐỀ XUẤT CỦA TẬP THỂ LÃNH ĐẠO CẤP DƯỚI
|
BIỂU
QUYẾT CỦA TẬP THỂ LÃNH ĐẠO
|
GHI
CHÚ
|
Mức
độ hoàn thành nhiệm vụ
|
Mức
độ hoàn thành nhiệm vụ
|
Mức
độ
|
Số
phiếu
|
HTXSNV
|
HTTNV
|
HTNV
|
KHTNV
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
1. Từ cột 4 đến cột 5: do cán bộ tổ chức
cơ quan thực hiện trước khi lãnh đạo cơ quan, đơn vị biểu quyết.
2. Từ cột 6 đến cột 9: đồng chí nhất
trí biểu quyết ở mức nào thì đánh dấu (x) vào ô tương ứng.
3. Cột 8: Đối với công chức là HTNV
nhưng còn hạn chế về năng lực.
4. Cột 7: Không thực hiện đối với
lãnh đạo doanh nghiệp.
ĐƠN
VỊ……………………
(DẤU
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ)
|
Mẫu số 5.3
………,
Ngày…….tháng……..năm 20
|
PHIẾU BIỂU QUYẾT PHÂN LOẠI CÁN BỘ CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
(Dùng
cho hội nghị cấp quyết định đánh giá phân loại cán bộ)
Số
TT
|
HỌ
VÀ TÊN
|
CÁ
NHÂN TỰ NHẬN LOẠI
|
Kết
quả xếp loại cơ quan, đơn vị (nếu là người đứng đầu)
|
ĐỀ
XUẤT PHÂN LOẠI CỦA LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
|
BIỂU
QUYẾT CỦA CẤP QUYẾT ĐỊNH ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CÁN BỘ
|
GHI
CHÚ
|
Mức
độ hoàn thành nhiệm vụ
|
Mức
độ hoàn thành nhiệm vụ
|
Mức
độ
|
Số
phiếu
|
HTXSNV
|
HTTNV
|
HTNV
|
KHTNV
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
1. Từ cột 4 đến cột 6: do cán bộ tổ
chức cơ quan thực hiện trước khi biểu quyết.
2. Từ cột 7 đến cột 10: đồng chí nhất
trí biểu quyết ở mức nào thì đánh dấu (x) vào ô tương ứng.
3. Cột 9: Đối với công chức là HTNV
nhưng còn hạn chế về năng lực.