QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ VIÊN CHỨC, VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2000/NĐ-CP
NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 2000 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
18/2013/QĐ-UBND NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 2013 CỦA UBND TỈNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
năm 2004;
Căn cứ Luật
Viên chức năm 2010;
Căn cứ Nghị
định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
Căn cứ Nghị
định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh;
Căn cứ Nghị
định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế
độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự
nghiệp; Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11 tháng 4 năm 2001 của Ban Tổ chức
- Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn thực hiện Nghị định số
68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị
định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý
kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức;
Căn cứ Nghị
định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị
định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định vị
trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày
18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số
41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định vị trí việc
làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ
Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định về
chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;
Căn cứ
Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ ban hành quy
chế thi tuyển, xét tuyển viên chức, quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
đối với viên chức;
Theo đề
nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 96/TTr-SNV ngày 04 tháng 3 năm
2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa
đổi, bổ sung một số điều của quy định phân cấp quản lý viên chức, vị trí việc
làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng theo Nghị định số
68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thuộc sở,
ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số
18/2013/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 được như sau:
“Điều 4. Ủy
ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Giám đốc các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp tuyển dụng,
sử dụng và quản lý viên chức, vị trí việc làm, lao động hợp đồng theo Nghị định
số 68/2000/NĐ-CP. Trong một số trường hợp cụ thể Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
những vấn đề về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, vị trí việc làm đã phân
cấp cho các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
2.1. Điểm b, Khoản 1 được sửa đổi như sau:
“b) Quyết định
điều động bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý, nghỉ hưu, thôi việc sau khi có Nghị quyết của Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân
dân tỉnh đối với chức danh Hiệu phó các trường trung cấp chuyên nghiệp”.
2.2. Khoản 3 được sửa đổi như sau
“3. Giám đốc
các sở, ban, ngành:
a) Quyết định
điều động bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ sau khi có ý
kiến thống nhất của Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh hoặc các huyện uỷ, thành uỷ
và Nghị quyết của Ban cán sự đảng UBND tỉnh đối với các chức danh: Phó Hiệu trưởng
trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; trường trung học phổ thông chuyên; Phó
Giám đốc Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh;
b) Quyết định
điều động bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ sau khi có ý
kiến thống nhất của Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh hoặc các huyện uỷ, thành uỷ đối
với các chức danh:
- Cấp phó các
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (không bao gồm các trường hợp thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch UBND tỉnh).
c) Thông báo
thời điểm nghỉ hưu, quyết định cho nghỉ hưu, thôi việc đối với các chức danh lãnh
đạo quản lý theo quy định tại Khoản 3 Điều này, viên chức thuộc thẩm quyền quản
lý;
d) Báo cáo
UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) danh sách viên chức thuộc sở đến tuổi nghỉ hưu của
năm sau liền kề”.
2.3. Khoản 4 được sửa đổi như sau:
“a) Quyết định
điều động bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ Cấp trưởng,
cấp phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục sau khi có ý kiến của Giám đốc
sở”
b) Quyết định
điều động bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ sau khi có ý
kiến của cấp uỷ đơn vị đối với các chức danh: Cấp trưởng, cấp phó các tổ chức
trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Chi cục (nếu có);
c) Thông báo
thời điểm nghỉ hưu, quyết định cho nghỉ hưu, thôi việc đối với các chức danh
lãnh đạo quản lý theo quy định tại Khoản 4 Điều này, viên chức thuộc thẩm quyền
quản lý”.
2.4. Khoản 6 được sửa đổi như sau:
“6. Người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh
a) Quyết định
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý,
thôi việc đối với Trưởng, Phó các phòng, ban, đơn vị, tổ chức trực thuộc đơn vị;
b) Thông báo
thời điểm nghỉ hưu, quyết định cho nghỉ hưu đối với viên chức lãnh đạo quản lý
quy định tại Điểm a, Khoản 6 Điều này, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Báo cáo
UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) danh sách viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đến tuổi
nghỉ hưu của năm sau liền kề”.
2.5. Bổ sung Khoản 7, Khoản 8 như sau:
“7. Người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở, ban, ngành
a) Quyết định
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý,
thôi việc đối với trưởng, phó các phòng, ban, đơn vị, tổ chuyên môn, tổ chức trực
thuộc đơn vị (riêng bổ nhiệm Trưởng các khoa thuộc Bệnh viện đa khoa và chuyên
khoa tuyến tỉnh phải có ý kiến thẩm định của Sở Y tế về điều kiện, tiêu chuẩn,
quy trình, hồ sơ, bổ nhiệm Trưởng các khoa của trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ
thuật và Du lịch phải có ý kiến thẩm định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về
điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ);
b) Thông báo
thời điểm nghỉ hưu, quyết định cho nghỉ hưu đối với viên chức lãnh đạo quản lý
quy định tại Khoản 7 điều này, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Báo cáo cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp danh sách viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đến
tuổi nghỉ hưu của năm sau liền kề.
8. Người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện và trực thuộc cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện.
a) Quyết định
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, nghỉ
hưu, thôi việc đối với trưởng, phó các phòng, tổ chuyên môn trực thuộc đơn vị;
b) Thông báo
thời điểm nghỉ hưu, quyết định cho thôi việc (sau khi có ý kiến bằng văn bản của
Chủ tịch UBND huyện), quyết định nghỉ hưu đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản
lý;
c) Báo cáo
UBND huyện (qua Phòng Nội vụ) danh sách viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đến
tuổi nghỉ hưu của năm sau liền kề”.
2.6. Khoản 7 được sửa đổi thành Khoản 9, Điều 5.
2.7. Bổ sung Điểm d, Khoản 9 như sau:
“d) Thời hạn giao quyền cấp trưởng, phụ trách đơn vị trong trường
hợp cấp trưởng đơn vị được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do người có thẩm quyền bổ
nhiệm xem xét, quyết định”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
3.1. Điểm đ, Khoản 3 được sửa đổi như sau:
“đ) Hàng quý
phê duyệt danh sách hưởng lương của đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và
đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành”.
3.2. Điểm c, Khoản 4 được sửa đổi như sau:
“c) Thành lập
Hội đồng tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở không
đủ điều kiện để thành lập hội đồng tuyển dụng”
3.3. Bổ sung Điểm đ, Điểm e Khoản 4 như sau:
“đ) Phối hợp
với Sở Nội vụ giám sát công tác tuyển dụng viên chức của các đơn
vị trực thuộc;
e) Cho ý kiến
thẩm định về kế hoạch tuyển dụng viên chức các chi cục, đơn vị sự nghiệp trực
thuộc sở, ban, ngành”
3.4. Điểm a, Khoản 5 được sửa đổi như sau:
“a) Xây dựng kế
hoạch tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục gửi Sở Nội vụ
phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của sở quản lý trực tiếp Chi cục”
3.5. Điểm b, Khoản 6 được sửa đổi như sau:
“b) Quyết định
thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức thuộc huyện các trường hợp quy định tại
Điểm c Khoản 8 Điều này”
3.6. Điểm c, Khoản 6 được sửa đổi như sau:
“c) Quyết định
phê duyệt kết quả tuyển dụng viên chức của Hội đồng tuyển dụng viên chức huyện
đối với các trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 8 Điều này”.
3.7. Khoản 8 được sửa đổi như sau:
“8. Đối với
đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ quy định tại Điểm b Khoản
2 Điều 9 Luật Viên chức, việc tuyển dụng viên chức thực hiện như sau:
a) Đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh
- Xây dựng kế
hoạch tuyển dụng viên chức gửi Sở Nội vụ phê duyệt;
- Thành lập Hội
đồng tuyển dụng viên chức;
- Quyết định
việc tuyển dụng viên chức; ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào
viên chức.
b) Đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc sở, ban, ngành
- Xây dựng kế
hoạch tuyển dụng viên chức gửi Sở Nội vụ phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm
định của sở quản lý trực tiếp;
- Thành lập Hội
đồng tuyển dụng viên chức;
- Quyết định
việc tuyển dụng viên chức; ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào
viên chức.
c) Đối với đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện, trực thuộc cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện
- Đề nghị Chủ
tịch UBND cấp huyện xem xét việc tuyển dụng viên chức;
- Căn cứ quyết
định của Chủ tịch UBND huyện về việc phê duyệt kết quả tuyển dụng viên chức của
Hội đồng tuyển dụng viên chức huyện, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức;
d) Đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập không đủ điều kiện thành lập hội đồng tuyển dụng viên
chức theo quy định tại Điểm c, Khoản 4 Điều này. Căn cứ kết quả tuyển dụng viên
chức của sở quản lý trực tiếp, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký
kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức”
3.8. Khoản 9 được sửa đổi như sau:
“9. Hội đồng
tuyển dụng viên chức
a) Việc thành
lập Hội đồng tuyển dụng viên chức các trường hợp quy định tại Điểm a, b, Khoản
8 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số
29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý viên chức.
b) Việc thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức các trường hợp quy
định tại Điểm b, Khoản 5, Điểm d, Khoản 8 Điều này thực hiện theo quy định tại
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
c) Việc thành
lập Hội đồng tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện và
trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện (nếu có) thực hiện như sau:
Hội đồng tuyển
dụng viên chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội
đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định;
- Phó Chủ tịch
thường trực Hội đồng là Trưởng phòng hoặc Phó trưởng Phòng Nội vụ cấp huyện;
- Phó Chủ tịch
Hội đồng là Trưởng phòng hoặc Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện
(trong trường hợp tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo trực thuộc
UBND huyện);
- Ủy viên kiêm
thư ký Hội đồng là công chức làm công tác tổ chức cán bộ của Phòng Nội vụ huyện;
- Các ủy viên
khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vị trí tuyển dụng”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Điều
động, tiếp nhận, biệt phái
1. Điều động
a) Người có thẩm
quyền tuyển dụng viên chức quyết định việc điều động viên chức thuộc thẩm quyền
quản lý.
b) Đối với chi
cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền điều
động viên chức ra ngoài ngành, ngoài tỉnh sau khi có ý kiến thẩm định của sở quản
lý.
c) Điều động
viên chức thuộc các trường hợp chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định số
158/2007/NĐ-CP ; Nghị định số 150/2013/NĐ-CP: Giám đốc sở quyết định điều động
đối với các trường hợp đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở có 01 vị trí công
tác cần phải chuyển đổi giữa 02 đơn vị. Chi cục trưởng, người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp trực thuộc sở quyết định điều động viên chức giữa các
đơn vị, tổ chức trực thuộc. Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định điều
động viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Tiếp nhận
a) Người có thẩm
quyền tuyển dụng viên chức quyết định việc tiếp nhận viên chức thuộc thẩm quyền
quản lý.
b) Đối với chi
cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền
tiếp nhận viên chức sau khi có ý kiến thẩm định về vị trí việc làm cần tiếp nhận
của sở quản lý.
3. Biệt phái
a) Đối với đơn
vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết
định việc biệt phái viên chức.
b) Đối với đơn
vị sự nghiệp trực thuộc sở: Giám đốc sở quyết định biệt phái viên chức. Người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp biệt phái viên chức giữa các đơn vị, tổ chức trực thuộc.
c) Đối với đơn
vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục trực thuộc sở: Chi cục trưởng quyết định việc
biệt phái viên chức.
đ) Đối với đơn
vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện, trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện: Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc biệt phái viên chức”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
5.1. Điểm b, Khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Quyết định
cử viên chức thuộc quyền quản lý tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trình độ
lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước. Các
đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý phải có thông báo của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy”.
5.2. Khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Giám đốc Sở
Nội vụ:
Xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng viên chức trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt”.
5.3. Bổ sung Khoản 4 như sau:
“4. Người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và đơn vị sự nghiệp
trực thuộc sở, ban ngành; Chi cục trưởng chi cục trực thuộc sở:
a) Căn cứ nhu
cầu và tiêu chuẩn các ngạch viên chức và năng lực sở trường của viên chức để
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Quyết định
cử viên chức thuộc quyền quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng. Trong trường hợp theo
yêu cầu của cơ sở đào tạo thì đề nghị Giám đốc sở quyết định cử viên chức của
đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở đi đào tạo, bồi dưỡng”.
6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4, Điều 16 như sau:
“3. Quyết định
nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn (nâng lương trước thời
hạn, trước khi quyết định người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có văn bản
xin ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan như sau: Đối với các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ; đối với đơn vị
sự nghiệp trực thuộc sở, có ý kiến thẩm định của Giám đốc sở; đối với đơn vị sự
nghiệp trực thuộc UBND huyện, trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,
có ý kiến thẩm định của Trưởng Phòng Nội vụ huyện, thành phố. Nội dung thẩm định:
Tỷ lệ, điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ nâng lương trước thời hạn), phụ
cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp,
viên chức từ hạng III trở xuống và lao động hợp đồng theo Nghị định số
68/2000/NĐ-CP thuộc đơn vị”
4. Quy định về cho hưởng phụ cấp:
a) Đối với đơn
vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh: Quyết định cho hưởng phụ cấp đối với viên chức
thuộc đơn vị.
b) Đối với đơn
vị sự nghiệp trực thuộc sở, trực thuộc UBND huyện: Quyết định cho hưởng phụ cấp
đối với viên chức thuộc đơn vị đối với các loại phụ cấp gồm: chức vụ, khu vực,
độc hại, nguy hiểm, thâm niên nghề, trách nhiệm, ưu đãi đối với nhà giáo đang
trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Đối với các loại
phụ cấp khác trước khi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp, quyết định phải có phê
duyệt lần đầu của Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện, thành phố.
c) Đối với đơn
vị sự nghiệp trực thuộc chi cục: Đề nghị Chi cục trưởng quyết định cho hưởng phụ
cấp đối với viên chức thuộc đơn vị.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
a) Sửa đổi
tiêu đề của Điều 17 như sau:
“Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng phòng Nội vụ huyện.
Giám đốc Sở Nội
vụ, Trưởng phòng Nội vụ ngoài việc thực nhiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo các
quy định trên còn thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn sau:
- Giám đốc Sở
Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 Điều này.
- Trưởng phòng
Nội vụ huyện thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 11 Điều này”
b) Bổ sung Khoản
11 như sau:
“11. Trưởng
phòng Nội vụ huyện
a) Tổng hợp
báo danh sách nghỉ hưu hàng năm đối với viên chức thuộc UBND huyện quản lý;
b) Phê duyệt
danh sách viên chức hưởng lương của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
UBND huyện;
c) Chủ trì, phối
hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo khi tham mưu về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, tuyển dụng, điều động, luân
chuyển, biệt phái, thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức ngành giáo dục
và đào tạo trước khi quyết định hoặc trình UBND huyện xem xét, quyết định”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể
từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.