ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3750/ĐA-UBND
|
Phú Thọ, ngày 11
tháng 9 năm 2024
|
ĐỀ ÁN
SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW
ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và
cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục
thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;
Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị
quyết 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp
các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;
UBND tỉnh Phú Thọ xây dựng Đề
án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Phú Thọ, giai đoạn
2023 - 2025, cụ thể như sau:
Phần 1
CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC
CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
I. CĂN CỨ
CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ
1. Căn cứ Nghị quyết số
18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn
đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
2. Căn cứ Nghị quyết số
37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và
cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
3. Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 21/2017/QH14 và Luật số 47/2019/QH14.
4. Căn cứ Nghị quyết số 56/2017/QH14
ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
5. Căn cứ Nghị quyết số
1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn
ĐVHC và phân loại ĐVHC đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số
27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022.
6. Căn cứ Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại
đô thị đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15
ngày 21/9/2022.
7. Căn cứ Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp
đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
8. Căn cứ Nghị quyết số
117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC
cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
9. Căn cứ Quyết định số
1579/QĐ-TTg ngày 05/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh
Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
10. Căn cứ Nghị quyết số
114-NQ/TU ngày 15/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án sắp xếp các đơn vị
hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023 - 2025.
11. Căn cứ Nghị quyết số 14/NQ-
HĐND ngày 23/8/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc tán thành chủ
trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023
- 2025.
II. SỰ CẦN
THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TỈNH PHÚ THỌ
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn
phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi có hàng nghìn năm văn hiến, bề dày truyền
thống lịch sử từ khi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Tỉnh Phú Thọ được hình
thành trên cơ sở đổi tên tỉnh Hưng Hóa theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương
ký ngày 05/5/1903. Khi thành lập tỉnh Phú Thọ gồm 02 phủ: Đoan Hùng, Lâm Thao;
08 huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc
Trì; 02 châu: Thanh Sơn, Yên Lập. Dưới các phủ, huyện, châu là các tổng bao gồm
cụm làng xã tương đồng về địa lý, văn hóa, tín ngưỡng. Từ khi thành lập, qua
nhiều lần chia tách, sáp nhập, điều chỉnh, đổi tên; tuy nhiên đến nay các ĐVHC
cấp huyện của tỉnh cơ bản được hình thành trên cơ sở kế thừa từ các phủ, huyện,
châu khi thành lập, ĐVHC cấp xã hình thành trên cơ sở kế thừa từ làng xã hoặc cụm
làng xã trong cùng tổng trước đây. Vì vậy, văn hóa, phong tục, tập quán, tín
ngưỡng của người dân ở mỗi địa phương đều ít nhiều có những nét đặc thù riêng.
Phú Thọ có 13 ĐVHC cấp huyện.
Theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030,
trong giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Phú Thọ có 03 ĐVHC cấp huyện (huyện: Thanh Thủy,
Tam Nông, Phù Ninh) thuộc diện sắp xếp. Để đảm bảo việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện
phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác liên quan, tỉnh Phú Thọ đề nghị
Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, giai đoạn 2023 - 2025 chưa tiến hành sắp
xếp đối với các huyện Thanh Thủy, Tam Nông và Phù Ninh. Đến giai đoạn 2026 -
2030, tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục nghiên cứu thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp
xã phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh
Phú Thọ cơ bản được hình thành trong giai đoạn 1955 - 1957 trên cơ sở hợp nhất
một số các làng, ĐVHC cấp xã có quy mô nhỏ đã có nhiều sự bất cập về quản lý
hành chính, phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa...Không gian ĐVHC cấp xã nhỏ
lẻ, bị chia cắt làm cản trở việc lập quy hoạch, định hướng tập trung đầu tư
phát triển sản xuất tập trung liên kết vùng, liên vùng. Số lượng cán bộ, công
chức và người hưởng phụ cấp từ ngân sách ở cấp xã nhiều, chưa phát huy hết hiệu
quả, gây lãng phí nguồn nhân lực.
Theo quy định tiêu chuẩn về diện
tích tự nhiên và quy mô dân số tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày
25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và
phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết
số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022, tỉnh Phú Thọ có 67 ĐVHC cấp xã thuộc diện
phải sắp xếp; trong đó 14 đơn vị có đồng thời cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự
nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; 53 đơn vị đồng thời có tiêu chuẩn về
diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
Tuy nhiên, để thực hiện việc sắp
xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 ổn định, đạt hiệu quả, với
quan điểm không vì việc sắp xếp mà gây mất ổn định, sau sắp xếp phải đạt hiệu
quả tốt hơn trước sắp xếp; các cấp, các ngành liên quan đến sắp xếp ĐVHC đã phối
hợp, nghiên cứu lựa chọn phương án sắp xếp đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với
quy hoạch chung của tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan, tạo điều kiện, tiền
đề để thúc đẩy phát triển tổng thể về kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
và phục vụ công dân của ĐVHC sau sắp xếp, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, tuyệt
đối không thực hiện việc sắp xếp ĐVHC khiên cưỡng, cơ học, không dân chủ, ảnh
hưởng đến ổn định an ninh trật tự.
1. Sự cần
thiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Việt Trì
Thành phố Việt Trì có diện tích
tự nhiên 111,5 km2, quy mô dân số 245.669 người, gồm 22 đơn vị hành
chính (13 phường, 09 xã). Việt Trì là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Thọ, là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, có vị trí, vai
trò quan trọng trong vùng động lực kinh tế của tỉnh và vùng. Tại Quyết định số
1579/QĐ-TTg ngày 05/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh
Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thành phố Việt Trì được xác
định là thành phố Lễ hội về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam, đô thị trung
tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I.
Theo quy định Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp
đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, thành phố Việt Trì
có 10 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Tuy
nhiên, do đặc thù thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc, sau khi rà soát yếu
tố đặc thù và dự kiến quy hoạch thành phố Việt Trì đến năm 2045; trong số 10
ĐVHC thuộc diện sắp xếp có 02 ĐVHC là phường Vân Cơ và phường Thọ Sơn, đảm bảo
điều kiện sắp xếp với ĐVHC liền kề phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, được
sự đồng thuận cao của Nhân dân để tiến hành sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
a) Sự cần thiết nhập phường Vân
Cơ vào phường Nông Trang
Phường Vân Cơ thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, có địa giới hành chính nằm liền kề với phường Nông
Trang. Phường Vân Cơ và phường Nông Trang hiện nay được thành lập năm 1984 trên
cơ sở chia tách từ phường Vân Cơ trước đây. Vì vậy, sắp xếp nhập phường Vân Cơ
và phường Nông Trang là phương án đảm bảo sự phù hợp nhất về vị trí địa lý,
truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán cộng đồng dân cư; đồng thời
phù hợp với quy hoạch đô thị vùng nội đô của thành phố Việt Trì. Phường Nông
Trang sau sắp xếp được mở rộng về diện tích tự nhiên (có diện tích tự nhiên
2,87 km2, đạt 52,15% quy định), thuận lợi quy hoạch phát triển đồng
bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị.
b) Sự cần thiết nhập phường Bến
Gót vào phường Thọ Sơn
Hai phường Thọ Sơn và Bến Gót
có vị trí nằm liền kề cùng tiếp giáp sông Hồng, phường Thọ Sơn thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, phường Bến Gót thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030.
Dân số hai phường Thọ Sơn và Bến Gót cơ bản được hình thành từ các thế hệ cán bộ,
công nhân, viên chức của các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn, lối sống,
sinh hoạt văn hóa của người dân có sự tương đồng mang đạm nét vùng công nghiệp,
đô thị. Phường Thọ Sơn sau sắp xếp được mở rộng về diện tích tự nhiên (có diện
tích tự nhiên 4,16 km2, đạt 75,56% quy định) thuận lợi cho việc quy
hoạch phát triển gắn kết cảnh quan đô thị với không gian bên bờ sông Hồng.
2. Sự cần
thiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đoan Hùng
Đoan Hùng là huyện miền núi
phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, với diện tích tự nhiên 302,85 km2, quy mô
dân số 133.229 người, trong đó người dân tộc thiểu số 7.730 người (chiếm tỷ lệ
5,8%). Đoan Hùng có 22 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 21 xã). Giai đoạn
2019 - 2021, huyện Đoan Hùng đã sắp xếp 09 ĐVHC cấp xã, giảm 06 ĐVHC cấp xã.
Tuy nhiên, so với quy định tiêu chuẩn ĐVHC cấp xã hiện nay, nhiều ĐVHC cấp xã của
huyện Đoan Hùng còn đạt tỷ lệ thấp; tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức,
người hoạt động không chuyên trách cấp xã và khu dân cư lớn, ngân sách chi cho
hoạt động của bộ máy ở cơ sở chiếm tỷ lệ lớn trong các khoản chi ngân sách của
địa phương.
Theo quy định Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp
đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, huyện Đoan Hùng có
06 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025, đó là: Xã
Chân Mộng, Minh Lương, Hùng Long, Vân Du, Minh Tiến và Sóc Đăng.
Vì vậy, việc thực hiện sắp xếp,
nhất là đối với các đơn vị hành chính cấp xã là cần thiết, nhằm giảm ĐVHC cấp
xã có quy mô nhỏ, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách; giảm chi ngân sách,
tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả phù hợp
với xu thế phát triển hiện nay.
a) Sự cần thiết nhập xã Minh
Phú, xã Vụ Quang vào xã Chân Mộng
Xã Chân Mộng, Minh Phú, Vụ
Quang là ba xã miền núi của huyện Đoan Hùng; xã Chân Mộng thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, hai xã Minh Phú và Vụ Quang thuộc diện sắp xếp giai đoạn
2026 - 2030, xã Minh Phú có vị trí liền kề giữa hai xã Chân Mộng và xã Vụ
Quang, ba xã cùng nằm phía Đông Nam huyện Đoan Hùng, địa hình trung du đồng nhất,
văn hóa, dân tộc, phong tục tập quán người dân có nhiều nét tương đồng.
Việc sắp xếp nhập xã Minh Phú,
xã Vụ Quang vào xã Chân Mộng là phương án phù hợp nhất về vị trí địa lý, văn
hóa cộng đồng dân cư; đồng thời đảm bảo sự ổn định ĐVHC cấp xã đến năm 2030, mở
rộng không gian quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã Chân Mộng sau khi sắp
xếp tiếp tục hoàn thành các tiêu chuẩn xã nông thôn mới[1].
b) Sự cần thiết nhập xã Minh Tiến,
xã Tiêu Sơn vào xã Yên Kiện
Xã Minh Tiến, Tiêu Sơn, Yên Kiện
là ba xã miền núi của huyện Đoan Hùng; xã Minh Tiến thuộc diện sắp xếp giai đoạn
2023 - 2025, hai xã Tiêu Sơn và Yên Kiện thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 -
2030, ba xã nằm liền kề tiếp giáp lẫn nhau, địa hình trung du đồng nhất, văn
hóa, dân tộc, phong tục tập quán người dân có nhiều nét tương đồng.
Sắp xếp nhập xã Minh Tiến, xã
Tiêu Sơn vào xã Yên Kiện là phương án sắp xếp phù hợp nhất về vị trí địa lý,
văn hóa cộng đồng dân cư; đồng thời đảm bảo sự ổn định ĐVHC cấp xã đến giai đoạn
sắp xếp 2026 - 2030, tạo điều kiện thuận lợi quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội xã Yên Kiện sau khi sắp xếp phấn đấu hoàn thành các tiêu chuẩn của xã nông
thôn mới nâng cao[2].
c) Sự cần thiết nhập xã Vân Đồn
vào xã Hùng Long
Xã Hùng Long thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025 tiếp giáp với nhiều ĐVHC cùng cấp huyện Đoan Hùng. Tuy
nhiên, các ĐVHC cùng cấp liền kề xã Hùng Long có duy nhất xã Vân Đồn chưa thực
hiện phương án sắp xếp, còn lại các ĐVHC liền kề khác đã thực hiện phương án sắp
xếp ba xã hoặc đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021. Hai xã Hùng Long và
Vân Đồn cùng địa hình trung du đồi núi thấp; văn hóa, dân tộc, phong tục tập
quán người dân cơ bản tương đồng.
Vì vậy, về vị trí địa lý chỉ có
phương án duy nhất để sắp xếp nhập xã Vân Đồn và xã Hùng Long; văn hóa, tôn
giáo, tín ngưỡng cộng đồng dân cư đảm bảo sự phù hợp để tiến hành sắp xếp, sau
sắp xếp xã Hùng Long mở rộng diện tích tự nhiên, tạo không gian phát triển kinh
tế - xã hội thuận lợi, phấn đấu hoàn thành tiêu chuẩn xã nông thôn mới[3].
d) Sự cần thiết nhập xã Vân Du
vào xã Chí Đám
Xã Vân Du thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, xã Chí Đám thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030. Hai
xã có vị trí liền kề, các ĐVHC cùng cấp có vị trí giáp ranh với xã Vân Du và
Chí Đám có 03 xã đã sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021, còn lại thị trấn Đoan Hùng
có phương án sắp xếp phù hợp với ĐVHC khác. Địa hình xã Vân Du và Chí Đám đồng
nhất đồi núi thấp vùng trung du; văn hóa, dân tộc, phong tục tập quán người dân
cơ bản tương đồng.
Sắp xếp nhập xã Vân Du vào xã
Chí Đám đảm bảo sự phù hợp về địa hình, về dân cư; mở rộng diện tích tự nhiên,
đồng thời đảm bảo sự ổn định ĐVHC cấp xã đến năm 2030; tạo không gian phát triển
kinh tế - xã hội thuận lợi cho xã Chí Đám sau sắp xếp, phấn đấu hoàn thành tiêu
chuẩn được công nhận xã nông thôn mới nâng cao[4].
đ) Sự cần thiết nhập xã Minh
Lương vào xã Bằng Doãn
Xã Minh Lương thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, xã Bằng Doãn thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030.
Hai xã có vị trí liền kề và địa hình đồng nhất đồi núi thấp của vùng trung du;
văn hóa, dân tộc, phong tục tập quán người dân cơ bản tương đồng.
Sắp xếp nhập xã Minh Lương vào
xã Bằng Doãn đảm bảo sự phù hợp về địa hình, về dân cư; mở rộng diện tích tự
nhiên, tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi xã Bằng Doãn sau sắp
xếp, phấn đấu hoàn thành tiêu chuẩn xã nông thôn mới; đồng thời đảm bảo sự ổn định
ĐVHC cấp xã trong giai đoạn sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030.
e) Sự cần thiết nhập xã Sóc
Đăng vào thị trấn Đoan Hùng
Xã Sóc Đăng thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025. Xã Sóc Đăng có vị trí liền kề và địa hình, hạ tầng kỹ
thuật, tỷ lệ dân số phi nông nghiệp cơ bản phù hợp để tiến hành sắp xếp với thị
trấn Đoan Hùng; văn hóa, dân tộc, phong tục tập quán người dân cơ bản tương đồng.
Sắp xếp nhập xã Sóc Đăng vào thị
trấn Đoan Hùng mở rộng không gian quy hoạch phát triển đô thị, phát triển kinh
tế - xã hội của thị trấn Đoan Hùng xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội của huyện Đoan Hùng.
3. Sự cần
thiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Cẩm Khê
Cẩm Khê là huyện miền núi tỉnh
Phú Thọ, có diện tích tự nhiên 233,91 km2, quy mô dân số 162.378 người,
trong đó người dân tộc thiểu số 2.093 người (chiếm tỷ lệ 1,29%); với 24 đơn vị
hành chính cấp xã (23 xã, 01 thị trấn). Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn
2019 - 2021, huyện Cẩm Khê đã thực hiện sắp xếp 10 ĐVHC cấp xã, giảm 07 ĐVHC cấp
xã. Theo quy định tiêu chuẩn ĐVHC cấp xã, huyện Cẩm Khê có nhiều ĐVHC cấp xã
còn đạt tỷ lệ thấp, thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2030; biên chế, cán bộ,
công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và khu dân cư lớn, chi
ngân sách cho hoạt động của bộ máy ở cơ sở chiếm tỷ lệ lớn làm hạn chế nguồn đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Cẩm Khê những
năm trước đây và hiện nay.
Theo quy định Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp
đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, huyện Cẩm Khê có 15
đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025. Tuy nhiên, sau
khi dự kiến phương án sắp xếp, trong số 15 ĐVHC thuộc diện sắp xếp, có 12 ĐVHC
sau khi tham khảo đảm bảo sự đồng thuận cao của cử tri để tiến hành sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025; gồm các xã: Tuy Lộc, Ngô Xá, Thụy Liễu, Cấp Dẫn, Xương
Thịnh, Sơn Tình, Phú Khê, Tạ Xá, Yên Tập, Phú Lạc, Chương Xá, Văn Khúc.
Thực hiện sắp xếp đối với các
đơn vị hành chính cấp xã huyện Cẩm Khê là cần thiết, nhằm giảm ĐVHC cấp xã có
quy mô nhỏ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, giữ ổn định về an ninh trật tự;
tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, người hoạt động không chuyên trách; giảm chi ngân sách, từng bước tổ chức
lại bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả phù hợp
với xu thế phát triển hiện nay.
a) Sự cần thiết nhập xã Tuy Lộc,
Ngô Xá và Thụy Liễu
Ba xã Tuy Lộc, Ngô Xá và Thụy
Liễu là xã miền núi của huyện Cẩm Khê và đều thuộc diện sắp xếp giai đoạn
2023-2025. Một trong ba xã Tuy Lộc, Ngô Xá và Thụy Liễu đều có chung đường địa
giới với hai xã còn lại, địa hình các xã đồng nhất đồi núi thấp; văn hóa, dân tộc,
phong tục tập quán người dân có nhiều nét tương đồng.
Việc sắp xếp nhập xã Tuy Lộc,
Ngô Xá, Thụy Liễu là phương án phù hợp về vị trí địa lý, văn hóa cộng đồng dân
cư; đồng thời đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính sau sắp xếp
theo quy định, phương án sắp xếp để thành lập xã Minh Thắng được cử tri đồng
thuận cao. Xã Minh Thắng hình thành sau sắp xếp ổn định lâu dài để mở rộng
không gian quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các tiêu chuẩn đối
với xã nông thôn mới[5].
b) Sự cần thiết nhập xã Cấp Dẫn,
Xương Thịnh, Sơn Tình
Ba xã Cấp Dẫn, Xương Thịnh, Sơn
Tình là xã miền núi của huyện Cẩm Khê và đều thuộc diện sắp xếp giai đoạn
2023-2025. Cấp Dẫn, Xương Thịnh, Sơn Tình cùng có vị trí liền kề lẫn nhau, địa
hình vùng trung du đồng nhất; văn hóa, dân tộc, phong tục tập quán người dân có
nhiều nét tương đồng.
Việc sắp xếp nhập xã Cấp Dẫn,
Xương Thịnh, Sơn Tình là phương án phù hợp về vị trí địa lý, văn hóa cộng đồng
dân cư; đồng thời đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính sau sắp xếp
theo quy định, được nhân dân các xã đồng thuận cao về phương án sắp xếp và tên
xã hình thành sau sắp xếp . Xã Phong Thịnh hình thành sau sắp xếp ổn định lâu
dài để mở rộng không gian quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
c) Sự cần thiết nhập xã Tạ Xá,
Yên Tập vào xã Phú Khê
Ba xã Tạ Xá, Yên Tập và Phú Khê
là xã miền núi của huyện Cẩm Khê và đều thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025.
Tạ Xá, Yên Tập và Phú Khê cùng nằm liền kề lẫn nhau, địa hình các xã đồng nhất
đồi núi thấp; văn hóa, dân tộc, phong tục tập quán người dân có nhiều nét tương
đồng.
Việc sắp xếp nhập xã Tạ Xá, Yên
Tập vào xã Phú Khê là phương án sắp xếp duy nhất về vị trí địa lý, phù hợp về
văn hóa cộng đồng dân cư; đồng thời đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn của đơn vị
hành chính sau sắp xếp theo quy định. Xã Phú Khê sau sắp xếp ổn định lâu dài để
mở rộng không gian quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hoàn thành các tiêu
chuẩn để công nhận xã nông thôn mới[6].
d) Sự cần thiết nhập xã Phú Lạc,
Chương Xá và Văn Khúc
Ba xã Phú Lạc, Chương Xá và Văn
Khúc là xã miền núi của huyện Cẩm Khê và đều thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 -
2025. Phú Lạc, Chương Xá và Văn Khúc cùng có vị trí tiếp giáp lẫn nhau, địa
hình các xã đồng nhất đồi núi thấp; văn hóa, dân tộc, phong tục tập quán người
dân có nhiều nét tương đồng.
Việc sắp xếp nhập xã Phú Lạc,
Chương Xá và Văn Khúc là phương án sắp xếp phù hợp nhất về vị trí địa lý, về
văn hóa cộng đồng dân cư; đồng thời đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn của đơn vị
hành chính sau sắp xếp theo quy định, được nhân dân các xã đồng thuận cao về
phương án sắp xếp và tên xã hình thành sau sắp xếp. Xã Nhật Tân hình thành sau
sắp xếp ổn định lâu dài để mở rộng không gian quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội hoàn thành các tiêu chuẩn để công nhận xã nông thôn mới nâng cao[7].
Phần thứ II
HIỆN TRẠNG CÁC ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TỈNH PHÚ THỌ
(Số liệu tại thời điểm 31/12/2022)
I. QUÁ
TRÌNH THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, NHẬP, CHIA, ĐIỀU CHỈNH ĐVHC CÁC CẤP TỈNH PHÚ THỌ
1. Số lượng ĐVHC các cấp khi
tái lập tỉnh Phú Thọ
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội
Khóa IX ban hành Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong
đó có việc chia tỉnh Vĩnh Phú để tái lập tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc; tỉnh
Phú Thọ được tái lập hoạt động từ ngày 01/01/1997. Khi tái lập tỉnh Phú Thọ có
10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện; có 269
đơn vị hành chính cấp xã, trong đó 11 phường, 05 thị trấn và 253 xã.
2. Quá trình thành lập, nhập,
chia, giải thể, điều chỉnh địa giới ĐVHC cấp huyện từ khi tái lập tỉnh Phú Thọ
đến nay
Sau khi tái lập (ngày
01/01/1997) tỉnh Phú Thọ có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố,
01 thị xã và 08 huyện.
Năm 1999, điều chỉnh địa giới
hành chính và chia huyện Phong Châu thành lập 2 huyện Lâm Thao và Phù Ninh; điều
chỉnh địa giới hành chính và chia huyện Tam Thanh thành 2 huyện Tam Nông và
Thanh Thuỷ.
Năm 2007, điều chỉnh địa giới
huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Như vậy, từ sau khi tái lập đến
năm 2007, tỉnh Phú Thọ có 03 đơn vị hành chính cấp huyện được thành lập mới,
đưa số đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Phú Thọ tăng từ 10 đơn vị lên 13
đơn vị.
Từ năm 2007 đến nay, số lượng
ĐVHC cấp huyện của tỉnh Phú Thọ giữ ổn định 13 ĐVHC, gồm: thành phố Việt Trì;
thị xã Phú Thọ và 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy, Tam Nông,
Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh, Lâm Thao. Sau 25 năm tái lập,
các huyện của tỉnh Phú Thọ đều có sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội, kết
cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư phát triển đảm bảo sự đồng bộ, đời sống Nhân
dân không ngừng được cải thiện.
3. Quá trình thành lập, nhập,
chia, giải thể, điều chỉnh địa giới ĐVHC cấp xã từ khi tái lập tỉnh Phú Thọ đến
nay
Từ sau khi tái lập tỉnh, thực
hiện các Nghị định của Chính phủ các ĐVHC cấp xã của tỉnh có sự thay đổi cụ thể:
Năm 1997, thành lập thị trấn
thuộc các huyện Yên Lập, Hạ Hoà, Tam Thanh, Phong Châu và Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ; trong đó thị trấn Thanh Sơn được thành lập mới trên cơ sở một phần diện
tích tự nhiên và dân số của xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn. Số đơn vị hành chính
cấp xã 270 đơn vị (tăng 01 đơn vị), gồm: 11 phường, 10 thị trấn, 249 xã.
Năm 2002, thành lập phường Bến
Gót, phường Dữu Lâu thành phố Việt Trì, phường Bến Gót được thành lập trên cơ sở
một phần diện tích đất tự nhiên và dân số của phường Thanh Miếu. Số đơn vị hành
chính cấp xã 271 đơn vị (tăng 01 đơn vị), gồm: 13 phường, 10 thị trấn, 248 xã.
Năm 2003, thành lập xã Thanh
Vinh, thị xã Phú Thọ, xã Thanh Vinh thành lập trên cơ sở thôn Thanh Vinh của xã
Thanh Hà, huyện Thanh Ba; thành lập xã Ca Đình, huyện Đoan Hùng, trên cơ sở
tách một phần diện tích tự nhiên và dân số xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng; giải thể
thị trấn Phú Hộ, thành lập xã Phú Hộ, thành lập phường Trường Thịnh thuộc thị
xã Phú Thọ. Số đơn vị hành chính cấp xã 273 đơn vị (tăng 02 đơn vị), gồm: 14
phường, 9 thị trấn, 250 xã.
Năm 2004, thành lập thị trấn
Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của
xã Hy Cương, xã Tiên Kiên, xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao. Số đơn vị hành chính cấp
xã 274 (tăng 01 đơn vị), gồm: 14 phường, 10 thị trấn, 250 xã.
Năm 2009, điều chỉnh địa giới
hành chính xã Phú Mỹ, thành lập xã Lệ Mỹ thuộc huyện Phù Ninh; điều chỉnh địa
giới hành chính xã Thanh Vân, thành lập xã Vân Lĩnh thuộc huyện Thanh Ba; xác định
địa giới hành chính xã Tân Đức (tỉnh Hà Tây) thuộc thành phố Việt Trì. Số
đơn vị hành chính cấp xã 277 đơn vị (tăng 03 đơn vị) gồm: 14 phường, 10 thị trấn,
253 xã.
Năm 2010, thành lập phường Minh
Phương, Minh Nông, Vân Phú thuộc thành phố Việt Trì và thành lập thị trấn Thanh
Thủy thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Số đơn vị hành chính cấp xã gồm: 17
phường, 11 thị trấn, 249 xã.
Năm 2013, thành lập phường
Thanh Vinh thuộc thị xã Phú Thọ. Số đơn vị hành chính cấp xã gồm: 18 phường, 11
thị trấn, 248 xã.
Như vậy, từ năm 1997 đến năm
2013, tỉnh Phú Thọ nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính đã tăng 08 ĐVHC cấp
xã, đưa số ĐVHC cấp xã tỉnh Phú Thọ từ 269 tăng lên 277 đơn vị.
Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã
giai đoạn 2019 - 2021, năm 2020 tỉnh Phú Thọ đã sắp xếp toàn bộ ĐVHC cấp xã thuộc
diện phải sắp xếp, theo đó đã tiến hành sắp xếp 80 ĐVHC cấp xã, gồm: 75 xã, 04
phường và 01 thị trấn, trong đó: số lượng ĐVHC thuộc diện bắt buộc sắp xếp: 39
đơn vị; số ĐVHC liền kề có ảnh hưởng bởi việc sắp xếp ĐVHC: 41 đơn vị. Số ĐVHC
cấp xã mới hình thành sau sắp xếp: 28 ĐVHC cấp xã. Tổng số ĐVHC cấp xã trên địa
bàn giảm được sau khi thực hiện sắp xếp: 52 đơn vị.
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ còn 225
xã, phường, thị trấn (trong đó: 17 phường, 11 thị trấn, 197 xã).
II. HIỆN
TRẠNG ĐVHC CÁC CẤP TỈNH PHÚ THỌ
1. Tỉnh
Phú Thọ
1.1. Diện tích tự nhiên:
3.534,55 km2;
1.2. Quy mô dân số: 1.672.082
người (trong đó dân số thường trú: 1.639.684 người; dân số tạm trú quy đổi:
32.398 người).
2. Số lượng
ĐVHC cấp huyện trực thuộc tỉnh Phú Thọ
2.1. Số lượng ĐVHC cấp huyện
Tổng số ĐVHC cấp huyện 13 ĐVHC;
trong đó 11 huyện (Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Yên Lập, Cẩm Khê, Tân Sơn,
Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh, Lâm Thao); 01 thị xã (TX. Phú Thọ);
01 thành phố (TP. Việt Trì).
2.2. Số lượng ĐVHC cấp huyện
thuộc diện sắp xếp
Số lượng ĐVHC cấp huyện thuộc
diện sắp xếp: 03 huyện (có đồng thời diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân
số dưới 200% so với quy định), gồm huyện Thanh Thủy, huyện Tam Nông và huyện
Phù Ninh.
2.3. Số lượng ĐVHC cấp huyện
thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù, đề nghị chưa sắp xếp
Tỉnh Phú Thọ đề nghị giai đoạn
2023 - 2025 chưa sắp xếp đối với 03 huyện Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh, thuộc
diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025; lùi thời gian sắp xếp vào giai đoạn 2026 -
2030, về hiện trạng và lý do đề nghị chưa sắp xếp cụ thể như sau:
a) Huyện Thanh Thủy
+ Thuộc khu vực: Miền núi;
+ Diện tích tự nhiên: 125,681
km2 (đạt 14,79% quy định);
+ Quy mô dân số: 98.929 người
(đạt 123,66% quy định);
+ Số ĐVHC cấp xã trực thuộc: 11
ĐVHC;
+ Số dân là người dân tộc thiểu
số: 7.919 người (chiếm tỷ lệ 8,0%);
+ Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
+ ĐVHC cùng cấp liền kề: Huyện
Tam Nông, huyện Thanh Sơn.
b) Huyện Tam Nông
+ Thuộc khu vực: Miền núi;
+ Diện tích tự nhiên: 155,59 km2
(đạt 18,31% quy định);
+ Quy mô dân số: 99.678 người
(đạt 124,59% quy định);
+ Số ĐVHC cấp xã trực thuộc: 12
ĐVHC;
+ Số dân là người dân tộc thiểu
số: 857 người (chiếm tỷ lệ 0,86%);
+ Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
+ ĐVHC cùng cấp liền kề: Huyện
Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Lâm Thao; thị xã Phú Thọ.
c) Huyện Phù Ninh
+ Thuộc khu vực: Miền núi;
+ Diện tích tự nhiên: 157,37 km2
(đạt 18,51% quy định);
+ Quy mô dân số: 123.049 người
(đạt 153,81% quy định);
+ Số ĐVHC cấp xã trực thuộc: 17
ĐVHC;
+ Số dân là người dân tộc thiểu
số: 717 người (chiếm tỷ lệ 0,58%);
+ Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
+ ĐVHC cùng cấp liền kề: Thị xã
Phú Thọ, thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, Thanh Ba, Đoan Hùng.
d) Lý do đề nghị chưa sắp xếp
+ Ngày 05/12/2023, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 1579/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung Quyết định số 1579/QĐ-TTg
đề ra một trong bốn nhiệm vụ đột phá chiến lược[8],
đó là: “Một trung tâm: Xây dựng và phát triển đô thị Việt Trì trở thành thành
phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là đô thị trung tâm vùng trung du
và miền núi phía Bắc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I”. Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ đã đề ra phương án quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2030, toàn tỉnh
Phú Thọ có 22 đô thị, trong đó, thị xã Phú Thọ được “Nâng cấp thị xã Phú Thọ
lên thành phố trực thuộc tỉnh, đô thị loại II”.
Về giải pháp để quản lý, kiểm
soát phát triển đô thị giai đoạn 2021 - 2030 tỉnh Phú Thọ, đã được Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ quy định: “Xây dựng lộ trình thích hợp để mở rộng không
gian đô thị, nâng hạng đô thị, nâng cấp chất lượng hạ tầng đô thị tại các khu vực
ven đô”.
Thực hiện quy định Quyết định số
1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: “Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050 là căn cứ để triển khai lập quy hoạch đô thị, quy
hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật liên ngành trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ”; hiện nay tỉnh Phú Thọ đang triển khai xây dựng quy hoạch chung các đô
thị, quy hoạch phát triển kinh tế mũi nhọn của từng vùng trong tỉnh.
Về quy hoạch các đô thị, thành
phố Việt Trì dự kiến phương án mở rộng một số xã liền kề thuộc huyện Phù Ninh,
phù hợp về địa hình quy hoạch đô thị, nâng cao hệ sinh thái, gắn với việc sử dụng
bền vững Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. Đối với thị xã Phú Thọ,
để đảm bảo tiêu chuẩn thành lập thành phố, gắn việc quy hoạch mở rộng đô thị thị
xã Phú Thọ với các vùng lân cận có cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển để thuận
tiện rút ngắn thời gian đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đạt tiêu chuẩn. Vì vậy,
phương án dự kiến mở rộng không gian thị xã Phú Thọ sang một số xã liền kề thuộc
huyện Tam Nông và huyện Thanh Ba.
Để quy hoạch phát triển kinh tế
trọng tâm của huyện và vùng huyện, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất công
nghiệp ở nông thôn, các huyện Tam Nông, Phù Ninh đã được dự kiến quy hoạch và đầu
tư để phát triển sản xuất công nghiệp; huyện Thanh Thủy đã dự kiến quy hoạch và
đầu tư phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh. Hiện nay tỉnh Phú Thọ đã phê
duyệt nhiều dự án quy hoạch khu, cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện Tam
Nông và Phù Ninh. Tại huyện Tam Nông ngoài khu Công nghiệp Trung Hà đã đi vào
hoạt động ổn định, đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, ưu tiên đầu tư
hoàn thiện hạ tầng giao thông, hạ tầng thu gom xử lý chất thải khu công nghiệp
Tam Nông, khu công nghiệp Bắc Sơn; cụm công nghiệp Cổ Tiết, cụm công nghiệp Vạn
Xuân. Huyện Phù Ninh ngoài cụm công nghiệp Tử Đà - An Đạo, cụm công nghiệp Đồng
Lạng đã hoạt động ổn định, đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, ưu
tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông khu công nghiệp Phù Ninh, cụm công
nghiệp Phú Gia. Các địa phương đang tập trung gấp rút triển khai để đảm bảo đến
năm 2025 kịp bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư.
+ Các huyện thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2030 của tỉnh Phú Thọ đều thuộc diện trước đây đã sáp nhập,
sau đó được chia tách từ năm 1999. Một trong những nguyên nhân chia tách chủ yếu
do việc sáp nhập trước đây mang tính cơ học, chủ yếu dựa vào quy mô diện tích
các huyện nhỏ nằm liền kề để tiến hành sáp nhập, chưa đề cao việc xác định các
yếu tố, điều kiện phù hợp để ổn định và phát triển. Huyện hình thành sau sáp nhập
còn thiếu sự đồng nhất để phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng, các ngành
kinh tế hoạt động dàn trải, thiếu điều kiện để tập trung đầu tư ngành kinh tế
chủ đạo có tính chất đột phá... dẫn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện
có nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Thực tiễn cho thấy, sau khi điều chỉnh địa
giới hành chính, tái lập huyện, ngành kinh tế chủ đạo xác định phù hợp với lợi
thế của mỗi huyện được tập trung đầu tư có trọng điểm trong từng giai đoạn, tốc
độ tăng trưởng kinh tế ổn định hàng năm. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế của các
địa phương. Sản xuất nông nghiệp từng bước được chuyên môn hóa, nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm; nhiều ngành nghề mới được hình thành theo chuỗi sản
phẩm và cung ứng dịch vụ. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc
không có việc làm ổn định giảm; an sinh xã hội, thu nhập của người lao động và
các hộ dân được ổn định nâng lên. Khoảng cách về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa
người dân nông thôn và người dân thành thị dần được thu hẹp.
Từ hạn chế thực tiễn việc sáp
nhập ĐVHC cấp huyện trước đây và thực tiễn của sự phát triển kinh tế - xã hội đối
với các huyện sau khi tái lập, quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ
về sắp xếp ĐVHC cấp huyện giai đoạn 2023 - 2030 phải được cân nhắc, tính toán kỹ
lưỡng để chọn ra phương án sắp xếp tối ưu phù hợp với quy hoạch phát triển khu
vực có vai trò động lực[9], khu vực khó khăn, quy
hoạch xây dựng vùng liên huyện[10], nhằm khai
thác, sử dụng đồng bộ có hiệu quả các nguồn lực của ĐVHC cấp huyện sau sắp xếp.
Phương án sắp xếp không thể đơn thuần sắp xếp một ĐVHC cấp huyện này với ĐVHC cấp
huyện khác liền kề theo yếu tố lịch sử mà cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để ĐVHC
cấp huyện sau sắp xếp được ổn định, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa
phương, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Không khiên cưỡng sắp xếp
trong trường hợp chưa đảm bảo phù hợp với quy hoạch hoặc việc sắp xếp có nguy
cơ dễ dẫn tới mất ổn định về an ninh trật tự. Chính vì vậy, phương án sắp xếp
ĐVHC cấp huyện cần có thời gian và lộ trình thích hợp để đảm bảo đồng bộ với
quy hoạch, đầu tư phát triển theo từng vùng, từng khu vực; được đại đa số cử
tri liên quan đến sắp xếp đồng tình, ủng hộ.
Từ tình hình thực tiễn trên,
ngày 22/11/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ đã họp, thảo luận và ban hành
Nghị quyết số 102-NQ/TU về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2023 - 2025, trong đó thống nhất giai đoạn 2023 - 2025 chưa
thực hiện sắp xếp 03 ĐVHC cấp huyện: Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy.
Thực hiện quy định tại Khoản 3
điều 2, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp
xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030: “Việc sắp xếp đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông
thôn, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác có liên quan”. Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Phú Thọ đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, giai đoạn 2023 - 2025
chưa tiến hành sắp xếp đối với các huyện: Thanh Thủy, Tam Nông và Phù Ninh, đến
giai đoạn 2026 - 2030, căn cứ tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội,
sự ổn định về an ninh, trật tự và an toàn xã hội, căn cứ quy hoạch đô thị, quy
hoạch nông thôn, quy hoạch vùng giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 của
tỉnh, tỉnh Phú Thọ sẽ nghiên cứu thực hiện sắp xếp đối với các huyện Thanh Thủy,
Tam Nông và Phù Ninh phù hợp với thực tiễn của địa phương.
3. Số lượng
ĐVHC cấp xã tỉnh Phú Thọ
3.1. Số ĐVHC cấp xã
Tổng số ĐVHC cấp xã: 225 ĐVHC,
trong đó: 197 xã, 17 phường và 11 thị trấn.
3.2. Số ĐVHC cấp xã thuộc diện
sắp xếp
Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện
sắp xếp: 67 ĐVHC, trong đó: 65 xã và 02 phường.
3.3. Số lượng ĐVHC cấp xã
thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù, không hoặc chưa sắp xếp: 47
ĐVHC.
Trong quá trình triển khai sắp
xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ luôn thường xuyên
nắm bắt phản ánh về những khó khăn, vướng mắc của các địa phương và kịp thời chỉ
đạo tháo gỡ. Qua các cuộc họp, thảo luận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ đã ban
hành Nghị quyết[11] thống nhất 47 ĐVHC cấp xã
thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù, không hoặc chưa sắp xếp, trong đó:
07 ĐVHC cấp xã đề nghị không sắp xếp, 40 ĐVHC đề nghị chưa sắp xếp.
3.3.1. Số lượng ĐVHC cấp xã
thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù, đề nghị không sắp xếp.
Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện
sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù đề nghị không thực hiện sắp xếp: 07 xã, cụ thể
từng ĐVHC cấp huyện như sau:
a) Thành phố Việt Trì: 04 xã.
a.1) Xã Hy Cương
+ Thuộc khu vực: Miền núi;
+ Diện tích tự nhiên: 7,08 km2
(đạt 14,16% quy định);
+ Quy mô dân số: 6.267 người (đạt
250,68% quy định);
+ Số dân là người dân tộc thiểu
số: 32 người (chiếm tỷ lệ 0,51%);
+ Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
+ ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Chu
Hóa, xã Kim Đức; phường Vân Phú.
Lý do đề nghị không sắp xếp:
Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15,
UBND thành phố Việt Trì dự kiến phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025 với các ĐVHC liền kề nhằm đưa ra thông tin để tham khảo ý
kiến của Nhân dân; trong đó có phương án dự kiến sắp xếp xã Hy Cương. Tuy
nhiên, qua thăm dò dư luận, cử tri xã Hy Cương có nguyện vọng giữ ổn định về địa
giới và tên gọi xã Hy Cương nơi có Đền thờ các Vua Hùng, là trung tâm của Nhà
nước Văn Lang cổ xưa, được xếp hạng khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; địa
danh gắn với lịch sử nhà nước Văn Lang cội nguồn dân tộc Việt Nam. Từ tình hình
thực tế trên, nếu tiến hành sắp xếp xã Hy Cương, sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định
an ninh, trật tự do chưa đạt được sự đồng thuận của cử tri. Giai đoạn 2023 -
2025 tỉnh Phú Thọ tiến hành sắp xếp nhiều ĐVHC cấp xã, nếu xảy ra mất ổn định
khi lấy ý kiến cử tri xã Hy Cương dễ dẫn tới hiệu ứng xấu lan tỏa, gây mất ổn định
ở nhiều địa phương; ảnh hưởng lớn đến hiệu quả việc đồng thuận của cử tri đối với
các phương án sắp xếp ở địa phương khác trong tỉnh.
Nhằm giữ gìn và bảo tồn lịch sử
của khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, ổn định an ninh, trật tự trong quá
trình sắp xếp ĐVHC; Đảng bộ, chính quyền thành phố Việt Trì; Đảng bộ, chính quyền
và Nhân dân xã Hy Cương đề nghị giữ ổn định địa giới hành chính và tên gọi xã
Hy Cương, không sắp xếp xã Hy Cương với ĐVHC cùng cấp khác.
a.2) Xã Kim Đức
+ Thuộc khu vực: Miền núi;
+ Diện tích tự nhiên: 9,57 km2
(đạt 19,13% quy định);
+ Quy mô dân số: 10.411 người
(đạt 208,22% quy định);
+ Số dân là người dân tộc thiểu
số: 72 người (chiếm tỷ lệ 0,69%);
+ Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
+ ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Hy
Cương, xã Hùng Lô, xã Phượng Lâu và phường Vân Phú.
Lý do đề nghị không sắp xếp:
Phương án sắp xếp xã Kim Đức với xã liền kề đã được UBND thành phố Việt Trì
dự kiến ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết
35/2023/UBTVQH15. Tuy nhiên, qua thăm dò dư luận Nhân dân xã Kim Đức, nhất là ý
kiến của của nghệ nhân các phường hát Xoan đều có nguyện vọng giữ ổn định địa
giới và tên gọi xã Kim Đức để lưu giữ địa danh lịch sử, nơi phát tích của hát
Xoan Phú Thọ gắn với nhà nước Văn Lang cổ xưa, được UNESCO công nhận là Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đưa ra một trong những phương án phát triển
khu vực nông thôn của tỉnh Phú Thọ, đã quy định: “Bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa, lịch sử truyền thống của làng, xã gắn với đặc trưng văn hóa Đất Tổ”.
Nhằm bảo tồn Di sản văn hóa phi
vật thể, đặc trưng văn hóa Đất Tổ, giữ ổn định an ninh, trật tự xã hội trong
quá trình sắp xếp ĐVHC trên địa bàn thành phố Việt Trì cũng như trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ; Đảng bộ, chính quyền thành phố Việt Trì; Đảng bộ, chính quyền và Nhân
dân xã Kim Đức đề nghị giữ ổn định, không tiến hành sắp xếp xã Kim Đức với ĐVHC
cùng cấp khác.
a.3) Xã Phượng Lâu
+ Thuộc khu vực: Đồng bằng;
+ Diện tích tự nhiên: 5,39 km2
(đạt 17,96% quy định);
+ Quy mô dân số: 5.387 người (đạt
67,34% quy định);
+ Số dân là người dân tộc thiểu
số: 29 người (chiếm tỷ lệ 0,54%);
+ Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
+ ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Kim
Đức, xã Hùng Lô và phường Dữu Lâu.
a.4) Xã Trưng Vương
+ Thuộc khu vực: Đồng bằng;
+ Diện tích tự nhiên: 5,78 km2
(đạt 19,27% quy định);
+ Quy mô dân số: 9.529 người (đạt
119,11% quy định);
+ Số dân là người dân tộc thiểu
số: 59 người (chiếm tỷ lệ 0,62%);
+ Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
+ ĐVHC cùng cấp liền kề: xã
Sông Lô và các phường: Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Tân Dân, Dữu Lâu.
Lý do đề nghị không sắp xếp
xã Phượng Lâu và xã Trưng Vương: Xã Phượng Lâu và xã Trưng Vương đã được
quy hoạch để thành lập phường theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2040, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 10/4/2024.
Hiện nay, hạ tầng kỹ thuật xã
Phượng Lâu, xã Trưng Vương đã được tập trung đầu tư đáp ứng tiêu chuẩn để thành
lập phường; Đảng bộ, chính quyền thành phố Việt Trì đang chỉ đạo triển khai quy
hoạch để thành lập phường Phượng Lâu, phường Trưng Vương. Phương án quy hoạch
có dự kiến tính đến việc điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số bị
chia cắt của phường Vân Phú về xã Phượng Lâu để đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích
tự nhiên để thành lập phường theo quy định. Riêng xã Trưng Vương đã đảm bảo đủ
các tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số để thành lập phường Trưng
Vương.
Thực hiện Quyết định số
1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về giải pháp quản lý, phát triển
đô thị đối với thành phố Việt Trì: “Xây dựng đô thị văn minh, phát huy thế mạnh
của thành phố Việt Trì là thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam,
là trung tâm đô thị động lực của tỉnh, của vùng”; hiện nay các ngành chức năng
của tỉnh đang phối hợp với thành phố Việt Trì rà soát, quy hoạch mở rộng không
gian, nâng cấp chất lượng đô thị và tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật
các xã vùng nông thôn.
Xuất phát từ những lý do trên,
Đảng bộ, chính quyền thành phố Việt Trì; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã
Phượng Lâu, xã Trưng Vương đề nghị giữ nguyên địa giới xã Phượng Lâu, xã Trưng
Vương để trong giai đoạn đến năm 2030 thành lập phường Phượng Lâu, phường Trưng
Vương.
b) Huyện Phù Ninh: 01 xã.
Xã An Đạo:
+ Thuộc khu vực: Miền núi;
+ Diện tích tự nhiên: 6,96 km2
(đạt 13,93% quy định);
+ Quy mô dân số: 7.627 người (đạt
152,54% quy định);
+ Số dân là người dân tộc thiểu
số: 53 người (chiếm tỷ lệ 0,69%);
+ Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
+ ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Phù
Ninh, xã Bình Phú, xã Tiên Du.
Lý do đề nghị không sắp xếp:
Theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030; trong đó
giai đoạn 2026-2030, thị trấn Phong Châu dự kiến là đô thị loại IV và mở rộng.
Mặt khác, tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 05/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ,
quy định phương án phát triển hệ thống đô thị tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030
trong đó thị trấn Phong Châu được quy định mở rộng và đến năm 2030 đạt đô thị
loại IV.
Hiện nay, UBND huyện Phù Ninh
đã lập và hoàn thiện quy hoạch theo kết luận tại Thông báo số 44/TB-HĐTĐ ngày
05/5/2023 của Hội đồng thẩm định quy hoạch xây dựng tỉnh Phú Thọ. Ngày
27/12/2023, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 2775/QĐ-UBND về việc
phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập điều chỉnh tổng thể quy
hoạch chung xây dựng thị trấn Phong Châu và các vùng phụ cận huyện Phù Ninh đến
năm 2035. Theo quy hoạch chung mở rộng thị trấn Phong Châu và các vùng phụ cận
đến năm 2035, bao gồm toàn bộ các ĐVHC: thị trấn Phong Châu; xã Phù Ninh, An Đạo,
Bình Phú và một phần diện tích của xã Phú Lộc, xã Phú Nham, xã Tiên Du, với phạm
vi quy hoạch 5.322 ha.
Nhằm thực hiện giải pháp “Xây dựng
lộ trình thích hợp để mở rộng không gian các đô thị, nâng hạng đô thị, nâng cấp
chất lượng hạ tầng đô thị” theo quy định của Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày
05/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ đối với thị trấn Phong Châu. Đảng bộ, chính
quyền huyện Phù Ninh đề nghị giữ ổn định, không tiến hành sắp xếp đối với xã An
Đạo.
c) Huyện Thanh Thủy: 01 xã.
Xã Hoàng Xá:
+ Thuộc khu vực: Miền núi;
+ Diện tích tự nhiên: 6,98 km2
(đạt 13,96% quy định);
+ Quy mô dân số: 14.864 người
(đạt 297,28% quy định);
+ Số dân là người dân tộc thiểu
số: 120 người (chiếm tỷ lệ 0,81%);
+ Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
+ ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Sơn
Thủy, xã Đoan Hạ, xã Đồng Trung.
Lý do đề nghị không sắp xếp:
Xã Hoàng Xá tại Quyết định số 1579/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn
2021 - 2030 đã được quy hoạch phát triển đô thị loại V để thành lập thị trấn trực
thuộc huyện. Thực hiện Quyết định số 1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và văn
bản chỉ đạo của tỉnh Phú Thọ, hiện nay UBND huyện Thanh Thủy đang tiến hành lập
quy hoạch đô thị loại V đối với xã Hoàng Xá và các vùng phụ cận để đảm bảo đủ
tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên thành lập thị trấn trong giai đoạn 2021 -
2030.
Mặt khác, Hoàng Xá là xã có quy
mô dân số lớn (14.864 người) trong đó 100% dân số thường trú theo đạo Thiên
chúa giáo, văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất kinh
doanh có sự riêng biệt. Theo Quyết định số 3687/QĐ-BQP ngày 08/9/2016 của Bộ Quốc
phòng công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh trên địa
bàn Quân khu 2, trong đó xã Hoàng Xá thuộc xã có tình hình an ninh chính trị phức
tạp.
Căn cứ Điều 3 Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15, xã Hoàng Xá thuộc xã có yếu tố đặc thù không bắt buộc sắp xếp
ĐVHC, vì vậy Đảng bộ, chính quyền huyện Thanh Thủy; Đảng bộ, chính quyền và
Nhân dân xã Hoàng Xá đề nghị giữ ổn định, không tiến hành sắp xếp đối với xã
Hoàng Xá.
d) Huyện Yên Lập: 01 xã.
Xã Nga Hoàng:
+ Thuộc khu vực: Miền núi;
+ Diện tích tự nhiên: 6,94 km2
(đạt 13,88% quy định);
+ Quy mô dân số: 1.739 người (đạt
139,12% quy định);
+ Số dân là người dân tộc thiểu
số: 1.468 người (chiếm tỷ lệ 84,42%);
+ Chính sách đặc thù đang hưởng:
Xã ATK;
+ ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Xuân Thủy, Hưng Long, Thượng Long, Trung Sơn.
Lý do đề nghị không sắp xếp:
Xã Nga Hoàng thuộc xã trọng yếu về quốc phòng, an ninh (xã CT229, theo Quyết
định số 971/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ), giai đoạn 2019 -
2021 đã được Bộ Quốc phòng, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý không
tiến hành sắp xếp.
Theo Thông tư số
57/2013/TTLT-BQP-BKHĐT-BCA-BTC ngày 03/5/2013 của liên Bộ hướng dẫn thực hiện
Quy chế quản lý, bảo vệ và xây dựng các vùng CT229; trong đó quy định: Vùng
CT229 là căn cứ chiến lược đặc biệt quan trọng phục vụ cơ quan lãnh đạo cao nhất
của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quân đội để lãnh đạo, chỉ huy, điều hành khi
có chiến tranh hoặc trong tình huống đặc biệt khác. Căn cứ Điều 3 Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15, xã Nga Hoàng thuộc xã có yếu tố đặc thù, Đảng bộ, chính quyền
huyện Yên Lập; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Nga Hoàng đề nghị giữ ổn định,
không tiến hành sắp xếp đối với xã Nga Hoàng.
* Đối với 07 ĐVHC cấp xã nêu
trên (không thực hiện sắp xếp), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ đã họp, ban
hành Nghị quyết trong đó thống nhất đề nghị Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
không thực hiện sắp xếp.
3.3.2. Số lượng ĐVHC cấp xã
thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 -2025, tỉnh Phú Thọ nhưng đề nghị chưa sắp xếp:
Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện
sắp xếp đề nghị chưa sắp xếp: 40 xã, cụ thể từng ĐVHC cấp huyện như sau:
(1) Thành phố Việt Trì: 04 xã,
gồm các xã: Thanh Đình, Chu Hóa, Sông Lô, Hùng Lô.
* Lý do xã Thanh Đình, xã
Chu Hóa, xã Sông Lô, xã Hùng Lô thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023
-2025 nhưng tỉnh Phú Thọ đề nghị chưa thực hiện sắp xếp:
Theo Quy hoạch chung đô thị đã
được phê duyệt tại Quyết định số 1214/QĐ-TTg ngày 30/7/2023, các khu vực đô thị
đã được xác lập, các xã Thanh Đình, Chu Hóa, Sông Lô, Hùng Lô đều được định hướng
quy hoạch cụ thể về chức năng đô thị. Mặt khác, Đồ án điều chỉnh quy hoạch
chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2040, đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 10/4/2024; trong đó xác lập rõ về
quy mô dân số đô thị, dân số nông thôn đến năm 2040 cho từng phân khu và định
hướng thành lập phường đối với các xã vùng ven thành phố; thành lập các trung
tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của từng địa phương; vì vậy, việc sắp
xếp sẽ làm thay đổi các định hướng phát triển, chỉ tiêu về sử dụng đất, không
gian, kinh tế - xã hội đồ án đã phê duyệt.
Tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra giải pháp phát triển đô thị chung của tỉnh Phú Thọ:
“Quản lý quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch, phát triển và phân bổ hợp
lý địa bàn”, “Xây dựng lộ trình thích hợp để mở rộng không gian các đô thị”.
Căn cứ các quy định của Thủ tướng
Chính phủ, hiện nay Đảng bộ và chính quyền thành phố Việt Trì đang triển khai lập
quy hoạch đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các xã: Thanh Đình, Chu Hóa, Sông Lô, Hùng
Lô và vùng lân cận để hạ tầng đô thị đạt tiêu chuẩn để nâng cấp lên phường; đồng
thời phương án quy hoạch có tính tới việc rà soát điều chỉnh địa giới hành
chính để đảm bảo tiêu chuẩn diện tích đạt quy định thành lập phường (nếu có).
Để đảm bảo sắp xếp ĐVHC cấp xã
phù hợp với quy hoạch thành phố Việt Trì đến năm 2040, Đảng bộ, chính quyền
thành phố Việt Trì đề nghị chưa tiến hành sắp xếp các xã Thanh Đình, Chu Hóa,
Sông Lô, Hùng Lô.
(2) Huyện Cẩm Khê: 03 xã, gồm
các xã: Tùng Khê, Tam Sơn, Điêu Lương.
* Lý do xã Tùng Khê, xã Tam
Sơn, xã Điêu Lương đề nghị chưa thực hiện sắp xếp:
Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15, UBND huyện Cẩm Khê dự kiến phương án sắp
xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 với các ĐVHC liền kề
nhằm đưa ra thông tin để tham khảo ý kiến của Nhân dân; tuy nhiên, phương án sắp
xếp xã Tam Sơn, Tùng Khê và Văn Bán; phương án sắp xếp xã Điêu Lương, Yên Dưỡng
và Đồng Lương, qua thăm dò dư luận, ý kiến đại đa số cử tri chưa có sự đồng thuận
cao, còn nhiều ý kiến trái chiều. Việc xin lùi thời gian tiến hành sắp xếp xã
Tam Sơn, Tùng Khê và Văn Bán; sắp xếp xã Điêu Lương, Yên Dương và Đồng Lương
vào giai đoạn 2026 - 2030 đã được Đảng bộ, chính quyền huyện Cẩm Khê cân nhắc kỹ
lưỡng nhằm giữ ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong thời gian tiến
hành sắp xếp ĐVHC, nâng cao hiệu quả để sắp xếp 12 ĐVHC cấp xã trên địa bàn huyện
Cẩm Khê cũng như trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023 - 2025. Vì vậy, Đảng
bộ, chính quyền huyện Cẩm Khê đề nghị sẽ tiến hành thực hiện sắp xếp các xã
Tùng Khê, Tam Sơn và Điêu Lương vào giai đoạn 2026 - 2030.
(3) Huyện Lâm Thao: 03 xã, gồm
các xã: Xuân Huy, Thạch Sơn, Xuân Lũng.
* Lý do xã Xuân Huy, xã Thạch
Sơn, xã Xuân Lũng đề nghị chưa thực hiện sắp xếp:
Sau khi hoàn thành thời gian
niêm yết danh sách cử tri theo quy định, ngày 06/5/2024 huyện Lâm Thao tổ chức
phát phiếu lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp 03 xã Xuân Huy, Thạch Sơn và Xuân
Lũng[12]. Kết quả tổng hợp ý kiến cử tri trên địa
bàn các xã không đạt tỷ lệ đồng thuận về đề án sắp xếp theo quy định (tỷ lệ cử
tri đồng ý: xã Xuân Lũng: 18,32%, xã Xuân Huy: 25,12%, xã Thạch Sơn: 6,15% ).
Thực hiện quy định tại Nghị định
số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri
về thành lập, giải thể, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023 của
Chính phủ, UBND huyện Lâm Thao tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động cử tri về
đề án sắp xếp. Ngày 19/5/2024 huyện Lâm Thao tiếp tục thực hiện việc lấy ý kiến
cử tri lần 2 theo quy định. Tuy nhiên, sau khi tổng hợp tỷ lệ cử tri đồng thuận
vẫn không đạt theo quy định (Tỷ lệ cử tri đồng ý: xã Xuân Lũng: 12,8%, xã Xuân
Huy: 10,97%, xã Thạch Sơn: 4,16%).
Lý do tỷ lệ cử tri chưa đồng
thuận:
Theo quy định tại Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Lâm Thao có diện tích tự
nhiên đạt 21,86% quy định, quy mô dân số đạt 104,54% quy định; thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2026 - 2030. Mặt khác, về tiêu chuẩn ĐVHC cấp xã, giai đoạn 2026 -
2030, huyện Lâm Thao có 04 xã Tiên Kiên, Tứ Xã, Bản Nguyên, Sơn Vi thuộc diện sắp
xếp. Vì vậy, cử tri các xã Xuân Lũng, Xuân Huy, Thạch Sơn đề nghị lùi thời gian
thực hiện sắp xếp xã Xuân Lũng, Xuân Huy, Thạch Sơn vào giai đoạn 2026 - 2030,
để đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong việc sắp xếp ĐVHC cấp xã với ĐVHC huyện,
giảm thiểu việc phiền hà do thay đổi giấy tờ của tổ chức, công dân nhiều. Khi
phương án dự kiến tham khảo, nhiều cử tri chưa nghiên cứu kỹ về các văn bản quy
định sắp xếp ĐVHC và quy hoạch của địa phương.
(4) Huyện Phù Ninh (07 xã), Tam
Nông (04 xã), Thanh Thủy (04 xã), cụ thể:
4.1. Huyện Phù Ninh: 07 xã, gồm
các xã: Tiên Du, Bảo Thanh, Hạ Giáp, Liên Hoa, Lệ Mỹ, Phú Nham, Gia Thanh.
4.2. Tam Nông: 04 xã, gồm các
xã: Thanh Uyên, Hiền Quan, Quang Húc, Hương Nộn.
4.3. Thanh Thủy: 04 xã, gồm các
xã: Đoan Hạ, Bảo Yên, Thạch Đồng, Tân Phương.
* Lý do các ĐVHC cấp xã thuộc
03 huyện: Phù Ninh, Thanh Thủy, Tam Nông đề nghị chưa thực hiện sắp xếp:
Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15, UBND 03 huyện: Phù Ninh, Thanh Thủy, Tam
Nông dự kiến phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 -
2025 với các ĐVHC liền kề nhằm đưa ra thông tin để tham khảo ý kiến của Nhân
dân; Trong quá trình niêm danh sách cử tri, niêm yết và tuyên truyền Đề án sắp
xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn các huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy thực hiện
việc tuyên truyền trực tiếp tại các cuộc họp khu dân cư thuộc ĐVHC dự kiến sắp
xếp, các địa phương nhận được nhiều ý kiến phản ánh của cử tri đề nghị lùi thời
gian thực hiện các phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã vào giai đoạn 2026 - 2030 cùng
với việc sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030 và sắp xếp
ĐVHC cấp huyện, nhằm đảm bảo đồng bộ, thống nhất việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp
xã với quy hoạch tỉnh Phú Thọ và các quy hoạch chuyên ngành liên quan giai đoạn
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt; đồng thời giảm thiểu việc thay đổi giấy tờ của tổ chức, công dân nhiều
do sắp xếp, thay đổi ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
Từ tình hình thực tiễn trên,
ngày 26/4/2024 sau khi nghe các địa phương báo cáo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú
Thọ đã ban hành Nghị quyết số 109- NQ/TU về Phương án tổng thể sắp xếp các đơn
vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023 - 2025. Ban Thường
vụ Tỉnh ủy đã thống nhất về chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã: Việc tiến hành sắp
xếp đơn vị hành chính phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch theo đúng
trình tự, thủ tục pháp luật quy định, phù hợp với tình hình đặc điểm của từng địa
phương; tôn trọng ý kiến góp ý xây dựng của nhân dân, đạt được sự đồng thuận, ủng
hộ, thống nhất cao trong các tầng lớp nhân dân, không được dùng các biện pháp
hành chính khiên cưỡng, ép buộc, không dân chủ; đồng thời phải đảm bảo ổn định
về chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trước, trong và sau
quá trình sắp xếp đơn vị hành chính. Sau sắp xếp, tổ chức bộ máy mới hoạt động
tốt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn và phục vụ người dân tốt hơn.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, để đảm bảo dân chủ, tôn trọng ý kiến của nhân dân về thực hiện
sắp xếp; không làm lan tỏa tỷ lệ cử tri không đồng thuận khi lấy ý kiến đề án sắp
xếp ĐVHC ở các địa phương khác, dẫn đến mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn
xã hội trước, trong quá trình sắp xếp trên địa bàn tỉnh. Sau khi bàn bạc, cân
nhắc, Ban Thường vụ Huyện ủy, các huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy đã có
văn bản chỉ đạo tạm dừng triển khai lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp
xã trên địa bàn. Theo đó, UBND các huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy có văn
bản báo cáo và đề nghị lùi thời gian thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã vào giai đoạn
2026 - 2030.
(5) Huyện Thanh Ba (08 xã), huyện
Hạ Hòa (07 xã), cụ thể:
5.1 Huyện Thanh Ba: 08 xã, gồm
các xã: Vân Lĩnh, Đông Lĩnh, Đại An, Võ Lao, Thanh Hà, Sơn Cương, Đỗ Xuyên, Đồng
Xuân.
5.2. Huyện Hạ Hòa: 07 xã, gồm
các xã: Bằng Giã, Minh Côi, Lang Sơn, Yên Luật, Phương Viên, Hà Lương, Minh Hạc.
* Lý do các ĐVHC cấp xã thuộc
02 huyện: Thanh Ba, Hạ Hòa đề nghị chưa thực hiện sắp xếp:
Giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh Phú
Thọ thực hiện sắp xếp nhiều ĐVHC cấp xã, tiến hành sắp xếp 80 ĐVHC cấp xã (gồm:
75 xã, 04 phường và 01 thị trấn) thành lập 28 ĐVHC cấp xã mới, giảm 52 đơn vị
(01 phường, 51 xã); Sau sắp xếp tỉnh Phú Thọ có 225 ĐVHC cấp xã (gồm: 197 xã,
17 phường và 11 thị trấn).
Số cán bộ, công chức cấp xã tỉnh
Phú Thọ dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2019 - 2021: 930 người, trong
đó: cán bộ: 276 người; công chức 654 người.
Tỉnh Phú Thọ tích cực, chủ động,
xây dựng phương án, ban hành chính sách riêng của tỉnh để giải quyết chế độ đối
với số cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
dôi dư. Đến nay, tỉnh đã giải quyết được 721 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư, số
dôi dư còn lại chưa giải quyết được 209 người (dự báo đến hết năm 2024, dù đã cố
gắng bố trí tích cực, có thể vẫn còn khoảng gần 200 công chức dôi dư khó sắp xếp).
Lý do: số lượng công chức dôi dư có tuổi đời còn trẻ, trình độ chuyên môn tốt
nghiệp đại học trở lên, có năng lực công tác tốt.
Giai đoạn 2019 - 2021, huyện
Thanh Ba, huyện Hạ Hòa, là một trong những huyện thực hiện sắp xếp nhiều ĐVHC cấp
xã (sắp xếp từ 03 đến 04 đơn vị hành chính thành 01 đơn vị), dẫn đến số lượng
cán bộ, công chức cấp xã dôi dư rất nhiều, cụ thể:
- Đối với huyện Thanh Ba:
+ Giai đoạn 2019 -2021: Thực
hiện sắp xếp 12 ĐVHC cấp xã để thành lập 04 ĐVHC cấp xã mới, giảm 08 ĐVHC cấp
xã. Sau sắp xếp huyện Thanh Ba từ 27 ĐVHC xuống còn 19 ĐVHC.
Cùng với đó số lượng cán bộ,
công chức cấp xã dôi dư rất nhiều, tổng số cán bộ, công chức dôi dư 162 người
(trong đó: cán bộ 73 người; công chức 89 người).
Huyện Thanh Ba tích cực, chủ động
trong giải quyết cán bộ, công chức cấp xã dôi dư, đến nay đã giải quyết được
102 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư, số còn lại chưa giải quyết được 60 người
(dự báo đến hết năm 2024 có thể vẫn còn khoảng hơn 50 công chức dôi dư khó sắp
xếp).
+ Giai đoạn 2023 - 2025: Nếu
tiếp tục thực hiện phương án dự kiến sắp xếp 14 ĐVHC cấp xã (trong đó: 08 ĐVHC
cấp xã thuộc diện sắp xếp, 06 ĐVHC cấp xã liền kề), thành lập 05 ĐVHC cấp xã mới,
giảm 09 ĐVHC xã thì số lượng cán bộ, công chức cấp xã dôi dư rất nhiều, dự kiến
dôi dư 159 người.
- Đối với huyện Hạ Hòa:
+ Giai đoạn 2019 - 2021: Thực
hiện sắp xếp 19 ĐVHC cấp xã để thành lập 06 ĐVHC cấp xã mới, giảm 13 ĐVHC cấp
xã. Sau sắp xếp huyện Hạ Hòa từ 33 ĐVHC xuống còn 20 ĐVHC.
Cùng với đó số lượng cán bộ,
công chức cấp xã dôi dư rất nhiều, tổng số cán bộ, công chức dôi dư 211 người
(trong đó: cán bộ 16 người; công chức 195 người).
Huyện Hạ Hòa cũng đã tích cực,
chủ động trong giải quyết cán bộ, công chức cấp xã dôi dư, đến nay đã giải quyết
được 132 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư, số còn lại chưa giải quyết được 79
người (dự báo đến hết năm 2024 có thể vẫn còn khoảng gần 70 công chức dôi dư
khó sắp xếp).
+ Giai đoạn 2023 - 2025: Nếu
tiếp tục thực hiện phương án dự kiến sắp xếp 12 ĐVHC cấp xã (trong đó: 07 ĐVHC
cấp xã thuộc diện sắp xếp, 05 ĐVHC cấp xã liền kề), thành lập 05 ĐVHC cấp xã mới,
giảm 07 ĐVHC xã thì số lượng cán bộ, công chức cấp xã dôi dư rất nhiều, dự kiến
dôi dư 116 người.
Từ những khó khăn trên, tỉnh
Phú Thọ đề nghị giai đoạn 2023 - 2025 chưa thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc
02 huyện: Thanh Ba, Hạ Hòa, lùi thời gian sắp xếp vào giai đoạn 2026 - 2030. Do
số lượng công chức cấp xã dôi dư giai đoạn 2019 - 2021 đến nay còn nhiều, địa
phương cần có thời gian, phương án để giải quyết hết số công chức dôi dư này.
* Đối với 40 ĐVHC cấp xã nêu
trên (chưa thực hiện sắp xếp), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ đã họp, ban
hành Nghị quyết trong đó thống nhất đề nghị Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
chưa thực hiện sắp xếp ĐVHC.
3.4. Số lượng ĐVHC cấp xã
thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không.
3.5. Số lượng ĐVHC cấp xã liền
kề điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: Không.
II. HIỆN
TRẠNG ĐVHC CẤP HUYỆN THỰC HIỆN SẮP XẾP: Không.
III. HIỆN
TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP
(Số
liệu tại thời điểm 31/12/2022)
A. HIỆN
TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP THUỘC THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ (04 PHƯỜNG)
1. Hiện trạng ĐVHC cấp xã
thuộc diện sắp xếp (02 phường)
1.1. Phường Vân Cơ:
- Thuộc khu vực: Đồng bằng;
- Diện tích tự nhiên: 0,98 km2
(đạt 17,75% quy định);
- Quy mô dân số: 7.357 người (đạt
105,1% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 110 người (chiếm tỷ lệ 1,36%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các phường:
Nông Trang, Minh Phương, Vân Phú.
1.2. Phường Thọ Sơn:
- Thuộc khu vực: Đồng bằng;
- Diện tích tự nhiên: 0,99 km2
(đạt 17,93% quy định);
- Quy mô dân số: 7.212 người (đạt
103,03% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 71 người (chiếm tỷ lệ 0,98%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các phường:
Thanh Miếu, Tiên Cát, Bến Gót và xã Trưng Vương.
2. Hiện trạng ĐVHC cấp xã liền
kề thực hiện sắp xếp (02 phường)
2.1. Phường Nông Trang:
- Thuộc khu vực: Đồng bằng;
- Diện tích tự nhiên: 1,89 km2
(đạt 34,4% quy định);
- Quy mô dân số: 21.839 người
(đạt 311,99% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 118 người (chiếm tỷ lệ 0,54%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các phường:
Vân Cơ, Vân Phú, Dữu Lâu, Tân Dân, Gia Cẩm, Minh Nông, Minh Phương.
2.2. Phường Bến Gót:
- Thuộc khu vực: Đồng bằng;
- Diện tích tự nhiên: 3,17 km2
(đạt 57,64% quy định);
- Quy mô dân số: 6.191 người (đạt
88,44% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 25 người (chiếm tỷ lệ 0,4%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các phường:
Thọ Sơn, Thanh Miếu, Bạch Hạc và xã Sông Lô.
B. HIỆN
TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP THUỘC HUYỆN ĐOAN HÙNG (13 XÃ VÀ 01 THỊ TRẤN)
1. Hiện trạng ĐVHC cấp xã
thuộc diện sắp xếp (06 xã)
1.1. Xã Chân Mộng:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 9,82 km2
(đạt 19,64% quy định);
- Quy mô dân số: 4.119 người (đạt
82,38% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 165 người (chiếm tỷ lệ 4,01%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Minh Phú, Vân Đồn, Minh Tiến.
1.2. Xã Minh Tiến:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 6,66 km2
(đạt 13,31% quy định);
- Quy mô dân số: 3.419 người (đạt
68,38% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 83 người (chiếm tỷ lệ 2,43%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Tiêu Sơn, Vân Đồn, Chân Mộng.
1.3. Xã Hùng Long:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 7,98 km2
(đạt 15,96% quy định);
- Quy mô dân số: 3.258 người (đạt
65,16% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 412 người (chiếm tỷ lệ 12,65%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Vân Đồn, Sóc Đăng, Hợp Nhất, Vụ Quang.
1.4. Xã Vân Du:
-Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 8,78 km2
(đạt 17,55% quy định);
- Quy mô dân số: 5.688 người (đạt
113,76% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 51 người (chiếm tỷ lệ 0,9%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Chí Đám, Phú Lâm, Hùng Xuyên và thị trấn Đoan Hùng.
1.5. Xã Minh Lương:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 12,97 km2
(đạt 25,94% quy định);
- Quy mô dân số: 3.226 người (đạt
64,52% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 104 người (chiếm tỷ lệ 3,22%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Bằng Doãn, Bằng Luân.
1.6. Xã Sóc Đăng:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 6,56 km2
(đạt 13,13% quy định);
- Quy mô dân số: 4.529 người (đạt
90,58% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 151 người (chiếm tỷ lệ 3,33%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề: Thị trấn
Đoan Hùng; các xã: Hợp Nhất, Yên Kiện, Ngọc Quan, Hùng Long.
2. Hiện trạng ĐVHC cấp xã liền
kề thực hiện sắp xếp (07 xã; 01 thị trấn)
2.1. Xã Minh Phú:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 14,07 km2
(đạt 28,14% quy định);
- Quy mô dân số: 5.525 người (đạt
110,44% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 631 người (chiếm tỷ lệ 11,43%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
xã Chân Mộng, Vân Đồn, Vụ Quang.
2.2. Xã Vụ Quang:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 11,86 km2
(đạt 23,72% quy định);
- Quy mô dân số: 4.889 người (đạt
97,78% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 142 người (chiếm tỷ lệ 2,9%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Minh Phú, Vân Đồn, Hùng Long.
2.3. Xã Tiêu Sơn:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 12,13 km2
(đạt 24,25% quy định);
- Quy mô dân số: 6.292 người (đạt
125,84% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 112 người (chiếm tỷ lệ 1,78%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Minh Tiến, Yên Kiện, Vân Đồn.
2.4. Xã Yên Kiện:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 10,79 km2
(đạt 21,59% quy định);
- Quy mô dân số: 4.613 người (đạt
92,26% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 965 người (chiếm tỷ lệ 20,92%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Tiêu Sơn, Ca Đình, Ngọc Quan, Sóc Đăng, Vân Đồn.
2.5. Xã Vân Đồn:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 16,55 km2
(đạt 33,09% quy định);
- Quy mô dân số: 6.082 người (đạt
121,64% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 864 người (chiếm tỷ lệ 14,21%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Hùng Long, Vụ Quang, Minh Phú, Chân Mộng, Tiêu Sơn, Minh Tiến, Sóc Đăng.
2.6. Xã Chí Đám:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 12,72 km2
(đạt 25,44% quy định);
- Quy mô dân số: 9.935 người (đạt
198,7% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 206 người (chiếm tỷ lệ 2,07%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Vân Du, Hợp Nhất và thị trấn Đoan Hùng.
2.7. Xã Bằng Doãn:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 14,3 km2
(đạt 28,59% quy định);
- Quy mô dân số: 3.755 người (đạt
75,1% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 134 người (chiếm tỷ lệ 3,57%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Minh Lương, Bằng Luân, Phú Lâm, Phúc Lai.
2.8. Thị trấn Đoan Hùng:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 5,12 km2
(đạt 36,58% quy định);
- Quy mô dân số: 8.244 người (đạt
206,1% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 274 người (chiếm tỷ lệ 3,32%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Sóc Đăng, Ngọc Quan, Phú Lâm, Chí Đám, Hợp Nhất, Vân Du.
C. HIỆN
TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP THUỘC HUYỆN CẨM KHÊ (12 XÃ)
1. Hiện trạng ĐVHC cấp xã
thuộc diện sắp xếp (12 xã)
1.1. Xã Tuy Lộc:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 8,91 km2
(đạt 17,81% quy định);
- Quy mô dân số: 9.268 người (đạt
185,36% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 67 người (chiếm 0,72%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Ngô Xá, Thụy Liễu, Minh Tân, Tiên Lương.
1.2. Xã Ngô Xá:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 4,92 km2
(đạt 9,84% quy định);
- Quy mô dân số: 7.944 người (đạt
158,88% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 17 người (chiếm 0,21%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Tuy Lộc, Thụy Liễu, Phượng Vĩ, Tiên Lương.
1.3. Xã Thụy Liễu:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 5,07 km2
(đạt 10,14% quy định);
- Quy mô dân số: 3.958 người (đạt
79,16% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 40 người (chiếm tỷ lệ 1,01%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Ngô Xá, Tuy Lộc, Minh Tân, Văn Bán, Tam Sơn, Phượng Vĩ.
1.4. Xã Cấp Dẫn:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 8,21 km2
(đạt 16,42% quy định);
- Quy mô dân số: 5.006 người (đạt
100,12% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 41 người (chiếm tỷ lệ 0,82%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Xương Thịnh, Sơn Tình, Hương Lung, Văn Bán, Tùng Khê và thị trấn Cẩm Khê.
1.5. Xã Xương Thịnh:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 5,75 km2
(đạt 11,5% quy định);
Quy mô dân số: 3.727 người (đạt
74,54% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 69 người (chiếm tỷ lệ 1,85%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Sơn Tình, Cấp Dẫn và thị trấn Cẩm Khê.
1.6. Xã Sơn Tình:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 8,39 km2
(đạt 16,78% quy định);
- Quy mô dân số: 5.877 người (đạt
117,54% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 85 người (chiếm tỷ lệ 1,45%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Xương Thịnh, Cấp Dẫn, Hương Lung, Tạ Xá, Phú Khê.
1.7. Xã Phú Khê:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 8,51 km2
(đạt 17,02% quy định);
- Quy mô dân số: 3.725 người (đạt
74,5% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 58 người (chiếm tỷ lệ 1,56%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Yên Tập, Tạ Xá, Sơn Tình và thị trấn Cẩm Khê.
1.8. Xã Tạ Xá:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 8,31 km2
(đạt 16,62% quy định);
- Quy mô dân số: 9.088 người (đạt
181,76% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 59 người (chiếm tỷ lệ 0,65%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Phú Khê, Yên Tập, Phú Lạc, Chương Xá, Hương Lung, Sơn Tình.
1.9. Xã Yên Tập:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 3,84 km2
(đạt 7,68% quy định);
- Quy mô dân số: 5.073 người (đạt
101,46% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 13 người (chiếm tỷ lệ 0,26%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Phú Khê, Tạ Xá, Phú Lạc.
1.10. Xã Phú Lạc:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 4,19 km2
(đạt 8,38% quy định);
- Quy mô dân số: 4.466 người (đạt
89,32% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 72 người (chiếm tỷ lệ 1,61%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Văn Khúc, Chương Xá, Tạ Xá, Yên Tập, Hùng Việt.
1.11. Xã Chương Xá:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 7,71 km2
(đạt 15,42% quy định);
- Quy mô dân số: 3.594 người (đạt
71,88% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 128 người (chiếm tỷ lệ 3,56%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Phú Lạc, Văn Khúc, Hương Lung, Tạ Xá.
1.12. Xã Văn Khúc:
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 9,55 km2
(đạt 19,1% quy định);
- Quy mô dân số: 5.637 người (đạt
112,74% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 160 người (chiếm tỷ lệ 2,84%);
- Chính sách đặc thù đang hưởng:
Không;
- ĐVHC cùng cấp liền kề các xã:
Chương Xá, Phú Lạc, Hùng Việt, Yên Dưỡng.
2. Hiện trạng ĐVHC cấp xã liền
kề thực hiện sắp xếp: Không.
Phần III
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ TỈNH PHÚ THỌ
Tổng số ĐVHC cấp xã tỉnh Phú Thọ
thực hiện sắp xếp gồm 30 ĐVHC cấp xã (04 phường, 01 thị trấn, 25 xã) thuộc 03
ĐVHC cấp huyện[13]; trong đó bao gồm: 20 ĐVHC cấp
xã thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 (02 phường, 18 xã); 10 ĐVHC cấp
xã liền kề (02 phường, 01 thị trấn, 07 xã). Để thành lập mới 12 ĐVHC (giảm 18
ĐVHC).
I. PHƯƠNG
ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Thành
phố Việt Trì
1.1. Sắp xếp ĐVHC nông thôn cấp
xã: Không.
1.2. Sắp xếp ĐVHC đô thị cấp xã
1.2.1. Nhập toàn bộ diện
tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Vân Cơ (có diện tích tự nhiên là 0,98
km2, đạt 17,75% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.357 người, đạt
105,1% so với tiêu chuẩn) vào phường Nông Trang (có diện tích tự nhiên 1,89 km2,
đạt 34,04% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 21.839 người, đạt 311,99% so với
tiêu chuẩn).
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Phường Vân Cơ thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, năm 1984 phường Nông Trang và phường Vân Cơ hiện nay được
thành lập trên cơ sở chia tách từ phường Vân Cơ. Hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao
thông được đầu tư kết nối liên thông thuận lợi. Phong tục, tín ngưỡng, các hoạt
động văn hóa truyền thống và tập quán của người dân tương đồng; Nhân dân hai
phường có mối quan hệ đoàn kết trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.
Làng Nông Trang (nay là phường
Nông Trang) đã được đặt tên từ năm 1900, là một trong 30 làng thuộc huyện Hạc
Trì. Tại thời điểm năm 1900 địa phận phường Vân Cơ hiện nay bao gồm 03 làng:
Vân Luông (tổng Phượng Lâu), làng Phú Nông, Phượng Châu (tổng Minh Nông). Vì vậy,
thực hiện phương án sắp xếp, nhập phường Vân Cơ vào phường Nông Trang nhằm lưu
giữ tên gọi lịch sử từ lâu đời; đồng thời hạn chế việc thay đổi giấy tờ của tổ
chức và công dân sau sắp xếp. Cử tri các phường có ý kiến đồng thuận cao phương
án sắp xếp phường Vân Cơ vào phường Nông Trang.
b) Phường Nông Trang sau sắp
xếp (đạt tiêu chuẩn quy định trong trường hợp không thể sắp xếp thêm với ĐVHC
liền kề khác)
- Thuộc khu vực: Đồng bằng;
- Diện tích tự nhiên: 2,87 km2
(đạt 52,15% quy định);
- Quy mô dân số: 29.196 người
(đạt 417,09% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 218 người (chiếm 0,74%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề các phường:
Vân Phú, Dữu Lâu, Tân Dân, Gia Cẩm, Minh Nông, Minh Phương.
- Dự kiến nơi đặt trụ sở làm việc
của phường Nông Trang: Trụ sở hiện tại phường Nông Trang.
c) Lý do không thể sắp xếp
thêm với ĐVHC cùng cấp liền kề khác
Phương án sắp xếp phường Vân Cơ
và phường Nông Trang sau khi tham khảo được Nhân dân cho ý kiến đồng thuận cao.
Ngoài ra, các phương án dự kiến để sắp xếp phường Nông Trang, phường Vân Cơ với
ĐVHC cùng cấp liền kề khác, sau khi tham khảo ý kiến không được Nhân dân đồng
thuận, thống nhất do yếu tố lịch sử hình thành và phong tục, tập quán của cộng
đồng dân cư có nhiều khác biệt. Nếu tiến hành phương án sắp xếp khác dễ dẫn tới
diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự trong việc lấy ý kiến cử tri về đề án sắp
xếp ĐVHC, gây nên hiệu ứng xấu lan tỏa ảnh hưởng đến kết quả trong việc lấy ý
kiến của cử tri ở các địa phương khác trong tỉnh.
1.2.2. Nhập toàn bộ diện
tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bến Gót (có diện tích tự nhiên
3,17 km2, đạt 57,64% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 6.191
người, đạt 88,44% so với tiêu chuẩn) vào phường Thọ Sơn (có diện tích tự nhiên
là 0,99 km2, đạt 17,93% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.212
người, đạt 103,03% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Phường Thọ Sơn thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, phường Bến Gót thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030.
Hai phường Thọ Sơn và Bến Gót có vị trí địa lý liền kề, chạy dọc theo bờ tả ngạn
sông Hồng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được đầu tư hoàn thiện, kết nối
liên thông thuận tiện. Phong tục, tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa truyền thống
và tập quán của người dân có nhiều tương đồng; Nhân dân hai phường có mối quan
hệ đoàn kết trong các hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Làng Thọ Sơn (nay là phường Thọ
Sơn) đã được đặt tên từ năm 1900, là một trong 30 làng thuộc huyện Hạc Trì. Phường
Bến Gót hiện nay được thành lập sau khi tách ra từ phường Thanh Miếu năm 2002.
Vì vậy, phương án sắp xếp, nhập phường Bến Gót vào phường Thọ Sơn nhằm lưu giữ
tên gọi lịch sử có từ lâu đời; đồng thời hạn chế việc thay đổi giấy tờ của tổ
chức và công dân sau sắp xếp. Cử tri các phường đồng thuận cao phương án sắp xếp
phường Bến Gót vào phường Thọ Sơn.
b) Phường Thọ Sơn sau sắp xếp
(đạt tiêu chuẩn quy định trong trường hợp không thể sắp xếp thêm với ĐVHC liền
kề khác)
- Thuộc khu vực: Đồng bằng;
- Diện tích tự nhiên: 4,16 km2
(đạt 75,56% quy định);
- Quy mô dân số: 13.403 người
(đạt 191,47% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 96 người (chiếm 0,71%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề các phường:
Tiên Cát, Thanh Miếu, Bạch Hạc và các xã: Trưng Vương, Sông Lô và thành phố Hà
Nội.
- Dự kiến nơi đặt trụ sở làm việc
của phường Thọ Sơn: Trụ sở hiện tại phường Thọ Sơn.
c) Lý do không sắp xếp thêm
với ĐVHC cùng cấp liền kề khác
Phương án sắp xếp phường Thọ
Sơn và phường Bến Gót sau khi dự kiến đưa ra tham khảo ý kiến Nhân dân, nhận được
sự đồng thuận, thống nhất cao của cử tri. Ngoài phương án trên, các phương án dự
kiến sắp xếp phường Thọ Sơn, phường Bến Gót với các địa phương liền kề khác,
khi tham khảo ý kiến, không nhận được sự đồng thuận đạt tỷ lệ theo quy định. Lý
do cử tri không đồng thuận do phường Thọ Sơn và phường Bến Gót có lịch sử dân số
hình thành chủ yếu là cán bộ, công nhân của cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đóng
trên địa bàn hai phường qua các các thời kỳ; văn hóa, phong tục của dân cư phường
Thọ Sơn và phường Bến Gót có nhiều khác biệt với dân cư các ĐVHC liền kề khác.
* Số ĐVHC cấp xã trực thuộc
thành phố Việt Trì sau sắp xếp: 20 ĐVHC (giảm 02 ĐVHC).
2. Huyện
Đoan Hùng
2.1. Sắp xếp ĐVHC nông thôn cấp
xã thuộc huyện Đoan Hùng
2.1.1. Nhập toàn bộ diện
tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Minh Phú (có diện tích tự nhiên 14,07 km2,
đạt 28,14% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 5.522 người, đạt 110,44% so với
tiêu chuẩn) và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số xã Vụ Quang (có diện
tích tự nhiên 11,86 km2, đạt 23,72% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số
4.889 người, đạt 97,78% so với tiêu chuẩn) vào xã Chân Mộng (có diện tích tự
nhiên là 9,82 km2, đạt 19,64% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 4.119
người, đạt 82,38% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Xã Chân Mộng thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, xã Minh Phú và Vụ Quang thuộc diện sắp xếp giai đoạn
2026 - 2030. Ba xã Chân Mộng, Minh Phú, Vụ Quang có vị trí địa lý liền kề, nằm
tập trung phía cực Nam của huyện Đoan Hùng, địa hình trung du đồng nhất; hệ thống
đường tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã kết nối giao thông, thuận lợi. Phong tục,
tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa truyền thống và tập quán sản xuất nông, lâm
nghiệp của người dân có nhiều tương đồng; Nhân dân các xã có mối quan hệ đoàn kết,
hợp tác trong hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. ĐVHC sau sắp xếp thuận lợi
trong quản lý nhà nước và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Phương án sắp xếp, nhập xã Minh
Phú, Vụ Quang vào xã Chân Mộng nhằm bảo tồn chiến thắng lịch sử Chân Mộng - Trạm
Thản trong kháng chiến chống Pháp; phương án sắp xếp và tên gọi xã Chân Mộng
sau sắp xếp, sau khi lấy ý kiến được đại đa số cử tri các xã liên quan đồng thuận.
b) Xã Chân Mộng sau sắp xếp
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 35,75 km2
(đạt 71,5% quy định);
- Quy mô dân số: 14.530 người
(đạt 290,6% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 938 người (chiếm 6,45%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề: xã
Hùng Long, xã Yên Kiện, huyện Phù Ninh, huyện Thanh Ba và tỉnh Tuyên Quang.
+ Nơi đặt trụ sở làm việc của
xã Chân Mộng: Trụ sở hiện tại xã Minh Phú.
2.1.2. Nhập toàn bộ diện
tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Minh Tiến (có diện tích tự nhiên là 6,66 km2,
đạt 13,32% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.419 người, đạt 68,38% so với
tiêu chuẩn) và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số xã Tiêu Sơn (có diện
tích tự nhiên 12,13 km2, đạt 24,26% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số
6.292 người, đạt 125,84% so với tiêu chuẩn) vào xã Yên Kiện (có diện tích tự
nhiên 10,79 km2, đạt 21,59% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 4.613
người, đạt 92,26% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Xã Minh Tiến thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, xã Tiêu Sơn và Yên Kiện thuộc diện sắp xếp giai đoạn
2026 - 2030. Ba xã Minh Tiến, Tiêu Sơn và Yên Kiện có vị trí địa lý liền kề dọc
theo Quốc lộ 2; địa hình trung du đồng nhất; hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ,
đường liên huyện, liên xã kết nối giao thông thuận lợi. Phong tục, tín ngưỡng,
các hoạt động văn hóa truyền thống và tập quán sản xuất nông, lâm nghiệp của
người dân có nhiều nét tương đồng; Nhân dân các xã có mối quan hệ gắn kết trong
các hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phương án sắp xếp, nhập xã Minh
Tiến, Tiêu Sơn vào xã Yên Kiện nhằm bảo tồn tên gọi Khu di tích lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh, xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng (Di tích lịch sử cấp tỉnh); đồng thời
giảm việc thay đổi giấy tờ của công dân sau sắp xếp. Cử tri các xã liên quan
bày tỏ sự đồng thuận cao về phương án sắp xếp và tên gọi xã Yên Kiện sau sắp xếp.
b) Xã Yên Kiện sau sắp xếp
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 29,58 km2
(đạt 59,15% quy định);
- Quy mô dân số: 14.324 người
(đạt 286,48% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 1.160 người (chiếm 14,32%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Ca
Đình, xã Ngọc Quan, xã Hùng Long, xã Chân Mộng, thị trấn Đoan Hùng, huyện Thanh
Ba và huyện Hạ Hòa.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của
xã Yên Kiện sau sắp xếp: Trụ sở hiện tại xã Tiêu Sơn.
2.1.3. Nhập diện tích tự
nhiên, quy mô dân số của xã Vân Đồn (có diện tích tự nhiên 16,55 km2,
đạt 33,10% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 6.082 người, đạt 121,6% so với tiêu
chuẩn) vào xã Hùng Long (có diện tích tự nhiên là 7,98 km2, đạt
15,96% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.258 người, đạt 65,16% so với tiêu
chuẩn).
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Xã Hùng Long thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, hai xã Hùng Long và Vân Đồn có vị trí địa lý liền kề, địa
hình đồng nhất đồi núi thấp; hệ thống giao thông đường tỉnh lộ, đường liên huyện,
liên xã kết nối giao thông thuận lợi. Phong tục, tín ngưỡng, các hoạt động văn
hóa truyền thống và tập quán sản xuất nông, lâm nghiệp của người dân có nhiều
nét tương đồng; Nhân dân hai xã có mối quan hệ đoàn kết, gắn kết về hoạt động
kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phương án sắp xếp, nhập xã Vân
Đồn vào xã Hùng Long nhằm gắn tên ĐVHC với tên một số sản phẩm nông nghiệp nổi
tiếng đã được đăng ký bản quyền thương hiệu sản phẩm (Vải Hùng Long); đồng thời
giảm việc thay đổi giấy tờ của công dân sau sắp xếp. Cử tri các xã liên quan
bày tỏ sự đồng thuận cao về phương án sắp xếp và tên gọi xã Hùng Long sau sắp xếp.
b) Xã Hùng Long sau sắp xếp
(chưa đạt tiêu chuẩn xã hình thành sau sắp xếp):
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 24,53 km2
(đạt 49,05% quy định);
- Quy mô dân số: 9.340 người (đạt
186,8% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 1.276 người (chiếm 13,66%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Hợp
Nhất, xã Yên Kiện, xã Chân Mộng, thị trấn Đoan Hùng và tỉnh Tuyên Quang;
- Nơi đặt trụ sở làm việc của
xã Hùng Long: Trụ sở hiện tại xã Vân Đồn.
c) Lý do không thể sắp xếp
thêm với ĐVHC cùng cấp liền kề khác
Xã Hợp Nhất có vị trí liền kề
xã Hùng Long và Vân Đồn đã sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021; các xã còn lại có vị
trí liền kề xã Hùng Long, Vân Đồn gồm xã Vụ Quang, Minh Phú, Chân Mộng đã có
phương án sắp xếp ba xã; xã Minh Tiến, Tiêu Sơn, Yên Kiện đã có phương án sắp xếp
ba xã; xã Sóc Đăng đã có phương án sắp xếp phù hợp nhất với thị trấn Đoan Hùng,
vì vậy không có phương án sắp xếp thêm ĐVHC cùng cấp liền kề khác.
2.1.4. Nhập diện tích tự
nhiên, quy mô dân số của xã Vân Du (có diện tích tự nhiên là 8,78 km2,
đạt 17,56% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 5.688 người, đạt 113,76% so với
tiêu chuẩn) vào xã Chí Đám (có diện tích tự nhiên 12,72 km2,
đạt 25,44% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 9.935 người, đạt 198,7% so với
tiêu chuẩn).
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Xã Vân Du thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, xã Chí Đám thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030. Hai
xã Vân Du và Chí Đám có vị trí địa lý liền kề cùng nằm trên vùng hạ nguồn sông
Chảy của huyện Đoan Hùng, địa hình đồng nhất đồi núi thấp; hệ thống đường quốc
lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã kết nối giao thông thuận lợi. Phong tục,
tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa truyền thống và tập quán sản xuất nông, lâm
nghiệp của người dân có nhiều nét tương đồng; Nhân dân hai xã có mối quan hệ
đoàn kết, gắn bó, hợp tác trong hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phương án sắp xếp, nhập xã Vân
Du vào xã Chí Đám gắn tên ĐVHC với thương hiệu bưởi Chí Đám; đồng thời giảm việc
thay đổi giấy tờ của công dân sau sắp xếp. Cử tri các xã liên quan bày tỏ sự đồng
thuận cao về phương án sắp xếp và tên gọi xã Chí Đám sau sắp xếp.
b) Xã Chí Đám sau sắp xếp (đạt
tiêu chuẩn quy định cho trường hợp không thể sắp xếp thêm với ĐVHC liền kề
khác)
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 21,5 km2
(đạt 42,99% quy định);
- Quy mô dân số: 15.623 người
(đạt 312,46% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 257 người (chiếm 1,64%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề: xã
Hùng Xuyên, xã Phú Lâm, xã Hợp Nhất, thị trấn Đoan Hùng và tỉnh Tuyên Quang;
- Nơi đặt trụ sở làm việc của
xã Chí Đám: Trụ sở hiện tại xã Chí Đám.
c) Lý do không thể sắp xếp
thêm với ĐVHC cùng cấp liền kề khác
Hai xã Vân Du và Chí Đám liền kề
với các xã: Hợp Nhất, Hùng Xuyên, Phú Lâm và thị trấn Đoan Hùng, trong đó ba
xã: Hợp Nhất, Hùng Xuyên, Phú Lâm được hình thành do thực hiện sắp xếp giai đoạn
2019 - 2021; thị trấn Đoan Hùng đã có phương án sắp xếp với ĐVHC cùng cấp liền
kề khác phù hợp với quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đô thị, vì vậy không còn
phương án sắp xếp thêm với ĐVHC cùng cấp liền kề khác.
2.1.5. Nhập diện tích tự
nhiên, quy mô dân số của xã Minh Lương (có diện tích tự nhiên là 12,97 km2,
đạt 25,94% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.226 người, đạt 64,52% so với
tiêu chuẩn) vào xã Bằng Doãn (có diện tích tự nhiên 14,30 km2,đạt
28,59% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 3.755 người, đạt 75,1% so với
tiêu chuẩn).
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Xã Minh Lương thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, xã Bằng Doãn thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026 - 2030,
hai xã có vị trí địa lý liền kề khu vực Tây Bắc huyện Đoan Hùng, địa hình trung
du đồng nhất; hệ thống đường tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã kết nối giao
thông thuận lợi. Phong tục, tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa truyền thống và tập
quán sản xuất nông, lâm nghiệp của người dân có nhiều nét tương đồng; Nhân dân
hai xã có mối quan hệ đoàn kết, hợp tác trong các hoạt động về kinh tế, văn
hóa, xã hội.
Phương án sắp xếp, nhập xã Minh
Lương vào xã Bằng Doãn nhằm giữ lại tên gọi một ĐVHC trước khi sắp xếp, tạo điều
kiện giảm việc thay đổi giấy tờ của công dân sau sắp xếp. Cử tri các xã liên
quan bày tỏ sự đồng thuận cao về phương án sắp xếp và tên gọi xã Bằng Doãn sau
sắp xếp.
b) Xã Bằng Doãn sau sắp xếp
(chưa đạt tiêu chuẩn của xã hình thành sau sắp xếp)
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 27,27 km2
(đạt 54,53% quy định);
- Quy mô dân số: 6.981 người (đạt
139,62% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 238 người (chiếm 3,41%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Phú
Lâm, xã Phúc Lai, xã Bằng Luân và huyện Hạ Hòa;
- Nơi đặt trụ sở làm việc của
xã Bằng Doãn: Trụ sở hiện tại xã Bằng Doãn.
c) Lý do không thể sắp xếp
thêm với ĐVHC cùng cấp liền kề khác
Có vị trí liền kề với xã Minh
Lương, Bằng Doãn gồm xã Phúc Lai và xã Bằng Luân; trong đó xã Phúc Lai được dự
kiến phương án sắp xếp phù hợp với xã Ca Đình giai đoạn 2026 - 2030; xã Bằng
Luân (không thuộc diện sắp xếp các giai đoạn), có vị trí quan trọng về quốc
phòng an ninh (theo Quyết định số 3687/QĐ-BQP ngày 08/9/2016 của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh
trên địa bàn Quân khu 2). Phương án sắp xếp xã Minh Lương, Bằng Doãn với xã Bằng
Luân và phương án sắp xếp xã Minh Lương, Bằng Doãn với xã Phúc Lai đã được địa
phương dự kiến, sau khi tham khảo không được sự đồng thuận, thống nhất của Nhân
dân các địa phương liên quan, do xã hình thành sau sắp xếp có địa bàn rộng, dân
cư phân bố phân tán, dễ dẫn đến mất ổn định về an ninh, trật tự, an toàn toàn
xã hội trong và sau sắp xếp ĐVHC.
2.2. Sắp xếp ĐVHC nông thôn với
ĐVHC đô thị cấp xã thành ĐVHC đô thị cùng cấp
2.2.1. Nhập diện tích tự
nhiên, quy mô dân số của xã Sóc Đăng (có diện tích tự nhiên là 6,56 km2,
đạt 13,12% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 4.529 người, đạt 90,58% so với
tiêu chuẩn) vào thị trấn Đoan Hùng (có diện tích tự nhiên 5,12 km2,
đạt 36,57% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 8.244 người, đạt 206,1% so với
tiêu chuẩn).
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Xã Sóc Đăng thuộc diện sắp xếp
giai đoạn 2023 - 2025, có vị trí địa lý liền kề, giáp ranh phía Nam thị trấn
Đoan Hùng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại V để sắp xếp
hợp lý vào thị trấn Đoan Hùng; xã Sóc Đăng và xã Đồng Tâm (thị trấn Đoan Hùng
ngày nay) trước đây cùng thuộc xã Hưng Đạo, các hoạt động văn hóa truyền thống
và tập quán của người dân hai địa phương đoàn kết và có nhiều tương đồng.
Phương án sắp xếp xã Sóc Đăng và thị trấn Đoan Hùng nhằm xây dựng lộ trình
thích hợp mở rộng không gian, nâng hạng thị trấn Đoan Hùng lên đô thị loại IV[14], đáp ứng xu thế đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa,
phát triển điểm đô thị ở vùng nông thôn, xây dựng thị trấn Đoan Hùng xứng tầm
là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Đoan Hùng.
Phương án sắp xếp, nhập xã Sóc
Đăng vào thị trấn Đoan Hùng được cử tri các ĐVHC liên quan có ý kiến đồng thuận
với tỷ lệ cao.
b) Thị trấn Đoan Hùng sau sắp
xếp (đạt tiêu chuẩn quy định trong trường hợp không thể sắp xếp thêm với ĐVHC
cùng cấp liền kề khác):
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 11,68 km2
(đạt 83,46% quy định);
- Quy mô dân số: 12.773 người
(đạt 319,33% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 425 người (chiếm 3,32%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Phú
Lâm, xã Ngọc Quan, xã Yên Kiện, xã Hùng Long, xã Hợp Nhất, xã Chí Đám.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của thị
trấn Đoan Hùng sau sắp xếp: Trụ sở hiện tại của thị trấn Đoan Hùng.
c) Lý do không thể sắp xếp
thêm với ĐVHC cùng cấp liền kề khác:
Ngoài phương án trên, phương án
sắp xếp thêm xã liền kề khác vào thị trấn Đoan Hùng không đảm bảo sự phù hợp về
văn hóa, phong tục cộng đồng dân cư và hạ tầng kỹ thuật đô thị khi sắp xếp xã
vào thị trấn; Phương án sắp xếp xã Sóc Đăng vào thị trấn Đoan Hùng sau khi tham
khảo, thăm dò là phương án duy nhất được Nhân dân các địa phương liên quan đồng
thuận, thống nhất.
* Sau sắp xếp, huyện Đoan Hùng
có 14 ĐVHC cấp xã (giảm 08 ĐVHC).
3. Huyện
Cẩm Khê
3.1. Sắp xếp ĐVHC nông thôn cấp
xã thuộc huyện Cẩm Khê
3.1.1. Thành lập xã Minh Thắng
trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tuy Lộc (có diện
tích tự nhiên là 8,91 km2, đạt 17,81% so với tiêu chuẩn; quy mô dân
số là 9.268 người, đạt 185,36% so với tiêu chuẩn) với xã Ngô Xá (có diện tích tự
nhiên 4,92 km2, đạt 9,84% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 7.944 người,
đạt 158,88% so với tiêu chuẩn) và xã Thụy Liễu (có diện tích tự nhiên 5,07 km2,
đạt 10,14% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 3.958 người, đạt 79,16% so với tiêu
chuẩn)
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Ba xã Tuy Lộc, Ngô Xá và Thụy
Liễu đều thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025; có vị trí địa lý liền kề nằm
tập trung phía Bắc huyện Cẩm Khê, cùng địa hình trung du đồng nhất, hệ thống đường
liên huyện, liên xã kết nối thuận lợi để thực hiện sắp xếp. Phong tục, tín ngưỡng,
các hoạt động văn hóa truyền thống và tập quán sản xuất nông, lâm nghiệp của
người dân có nhiều nét tương đồng; Nhân dân các xã có mối quan hệ đoàn kết
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, văn hóa, xã hội.
Theo lịch sử xây dựng và phát
triển của Đảng bộ huyện Cẩm Khê, ngày 15/6/1948 đã thành lập chi bộ ghép của 02
xã Minh Xương (xã Tuy Lộc hiện nay) và xã Toàn Thắng (xã Ngô Xá hiện nay) lấy
tên là Chi bộ Minh Thắng. Phương án sắp xếp, nhập xã Tuy Lộc, Ngô Xá và Thụy Liễu
để thành lập xã Minh Thắng nhằm gắn tên ĐVHC với lịch sử hình thành chi, đảng bộ.
Cử tri các xã sắp xếp đồng thuận cao về phương án sắp xếp và tên gọi xã Minh Thắng
sau sắp xếp.
b) Xã Minh Thắng sau sắp xếp
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 18,9 km2
(đạt 37,8% quy định);
- Quy mô dân số: 21.170 người
(đạt 423,4% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 124 người (chiếm 0,58%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề: xã
Minh Tân, xã Văn Bán, xã Tam Sơn, xã Phượng Vĩ, xã Tiên Lương, huyện Thanh Ba
và huyện Hạ Hòa.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của
Minh Thắng: Trụ sở hiện tại của xã Ngô Xá.
3.1.2. Thành lập xã Phong Thịnh
trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Cấp Dẫn
(có diện tích tự nhiên là 8,21 km2, đạt 16,42% so với tiêu
chuẩn; quy mô dân số là 5.006 người, đạt 100,12% so với tiêu chuẩn) với xã
Xương Thịnh (có diện tích tự nhiên 5,75 km2, đạt 11,5% so với tiêu
chuẩn; quy mô dân số 3.727 người, đạt 74,54% so với tiêu chuẩn) và xã Sơn Tình
(có diện tích tự nhiên 8,39 km2, đạt 16,78% so với tiêu chuẩn; quy
mô dân số 5.877 người, đạt 117,54% so với tiêu chuẩn)
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Ba xã Cấp Dẫn, Xương Thịnh và
Sơn Tình đều thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025; có vị trí địa lý liền kề,
địa hình trung du đồng nhất, hệ thống đường liên huyện, liên xã kết nối giao
thông thuận lợi cho việc sắp xếp. Phong tục, tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa
truyền thống và tập quán sản xuất nông, lâm nghiệp của người dân có nhiều nét
tương đồng; Nhân dân các xã có mối quan hệ đoàn kết trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, văn hóa, xã hội.
Theo lịch sử, thời điểm năm
1946, xã Xương Thịnh, xã Cấp Dẫn thuộc liên xã Phong Thịnh. Vì vậy, phương án sắp
xếp, nhập xã Xương Thịnh, Cấp Dẫn, Sơn Tình để thành lập xã Phong Thịnh nhằm giữ
tên ĐVHC từ lịch sử. Cử tri các xã sắp xếp đồng thuận cao về phương án sắp xếp
và tên gọi xã Phong Thịnh sau sắp xếp.
b) Xã Phong Thịnh sau sắp xếp
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 22,35 km2
(đạt 44,7% quy định);
- Quy mô dân số: 14.610 người
(đạt 292,2% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 195 người (chiếm 1,33%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Phú
Khê, xã Hương Lung, xã Văn Bán, xã Tùng Khê và thị trấn Cẩm Khê.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của
xã Phong Thịnh: Trụ sở hiện tại của xã Xương Thịnh.
3.1.3. Nhập diện tích tự
nhiên, quy mô dân số của xã Tạ Xá (có diện tích tự nhiên 8,31 km2,
đạt 16,62% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 9.088 người, đạt 181,76% so
với tiêu chuẩn) và xã Yên Tập (có diện tích tự nhiên 3,84 km2, đạt
7,68% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 5.073 người, đạt 101,46% so với tiêu
chuẩn) vào xã Phú Khê (có diện tích tự nhiên là 8,51 km2, đạt 17,02%
so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 3.725 người, đạt 74,50% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Ba xã Tạ Xá, Yên Tập và Phú Khê
đều thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025, có vị trí địa lý liền kề cùng nằm tập
trung phía Nam thị trấn Cẩm Khê, địa hình đồng nhất đồi núi thấp, không bị chia
cắt; hệ thống đường liên huyện, liên xã kết nối giao thông thuận lợi để sắp xếp.
Phong tục, tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa truyền thống và tập quán sản xuất
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của người dân có nhiều nét tương đồng; Nhân
dân các xã có mối quan hệ đoàn kết trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh
doanh, văn hóa, xã hội.
Theo lịch sử, thời điểm năm
1903, làng Phú Khê, Tạ Xá, Yên Tập thuộc Tổng Phú Khê. Phương án sắp xếp, nhập
xã Tạ Xá, Yên Tập vào xã Phú Khê nhằm giữ từ lịch sử tên ĐVHC, đồng thời hạn chế
việc thay đổi giấy tờ của tổ chức, công dân sau sắp xếp. Cử tri các xã sắp xếp
đồng thuận cao về phương án sắp xếp và tên gọi xã Phú Khê sau sắp xếp.
b) Xã Phú Khê sau sắp xếp
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 20,66 km2
(đạt 41,32% quy định);
- Quy mô dân số: 17.886 người
(đạt 357,72% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 130 người (chiếm 0,72%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề: xã Nhật
Tiến, xã Hương Lung, xã Phong Thịnh, thị trấn Cẩm Khê và huyện Thanh Ba.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của
xã Phú Khê: Trụ sở hiện tại của xã Yên Tập.
3.1.4. Thành lập xã Nhật Tiến
trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Lạc (có diện
tích tự nhiên là 4,19 km2, đạt 8,38% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số
là 4.466 người, đạt 89,32% so với tiêu chuẩn) với xã Chương Xá (có diện tích tự
nhiên 7,71 km2, đạt 15,42% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 3.594
người, đạt 71,88% so với tiêu chuẩn) và xã Văn Khúc (có diện tích tự nhiên
9,55km2, đạt 19,1% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số 5.637 người, đạt
112,74% so với tiêu chuẩn)
a) Cơ sở của việc sắp xếp
Ba xã Phú Lạc, Chương Xá và Văn
Khúc đều thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025, có vị trí địa lý liền kề, nằm
tập trung phía Nam huyện Cẩm Khê, địa hình đồng nhất đồi núi thấp, không bị
chia cắt; hệ thống đường liên huyện, liên xã kết nối giao thông thuận lợi cho
việc sắp xếp. Phong tục, tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa truyền thống và tập
quán sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của người dân có nhiều nét
tương đồng; Nhân dân các xã có mối quan hệ đoàn kết trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, văn hóa, xã hội.
Theo lịch sử ĐVHC, thời điểm
năm 1946, xã Chương Xá, Phú Lạc thuộc xã Nhật Tiến. Vì vậy, phương án sắp xếp,
nhập xã Chương Xá, Phú Lạc và Văn Khúc để thành lập xã Nhật Tiến nhằm gắn với lịch
sử. Cử tri các xã sắp xếp đồng thuận cao về phương án sắp xếp và tên gọi xã Nhật
Tiến sau sắp xếp.
b) Xã Nhật Tiến sau sắp xếp
- Thuộc khu vực: Miền núi;
- Diện tích tự nhiên: 21,45 km2
(đạt 42,9% quy định);
- Quy mô dân số: 13.697 người
(đạt 273,94% quy định);
- Số dân là người dân tộc thiểu
số: 360 người (chiếm 2,62%);
- ĐVHC cùng cấp liền kề: xã
Hùng Việt; xã Yên Dưỡng, xã Hương Lung, xã Phú Khê, huyện Thanh Ba và huyện Yên
Lập.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của
xã Nhật Tiến: Trụ sở hiện tại của xã Chương Xá.
3.2. Sắp xếp ĐVHC cấp xã thành
ĐVHC đô thị cùng cấp: Không;
* Sau sắp xếp, huyện Cẩm Khê có
16 ĐVHC cấp xã (giảm 08 ĐVHC).
II. SỐ LƯỢNG
ĐVHC CẤP XÃ TỈNH PHÚ THỌ SAU SẮP XẾP
1. Số lượng ĐVHC cấp xã trước
khi sắp xếp
Số lượng ĐVHC cấp xã tỉnh Phú
Thọ trước khi sắp xếp: 225 ĐVHC cấp xã, trong đó: 17 phường, 11 thị trấn, 197
xã.
2. Số lượng ĐVHC cấp xã sau
khi sắp xếp
Số lượng ĐVHC cấp xã tỉnh Phú Thọ
sau khi sắp xếp giai đoạn 2023-2025: 207 ĐVHC, trong đó: 15 phường, 11 thị trấn,
181 xã.
3. Số lượng ĐVHC cấp xã giảm
do sắp xếp
Số lượng ĐVHC cấp xã giảm sau sắp
xếp: 18 ĐVHC (02 phường và 16 xã). Cụ thể:
- Thành phố Việt Trì giảm 02
phường, còn 20 đơn vị.
- Huyện Đoan Hùng giảm 08 xã,
còn 14 đơn vị.
- Huyện Cẩm Khê giảm 08 xã, còn
16 đơn vị.
Phần IV
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC
1. Tác động
về hoạt động quản lý nhà nước
* Tác động tích cực
- Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã có
quy mô nhỏ tác động trực tiếp về giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy; khắc phục cơ bản
tình trạng quản lý manh mún, dàn trải phổ biến ở ĐVHC cấp xã hiện nay.
- Do yêu cầu quản lý ĐVHC cấp
xã sau khi sắp xếp tăng về dân số, diện tích; đa dạng về ngành nghề sản xuất
đòi hỏi cán bộ, công chức cấp xã nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng
yêu cầu, là động lực để nâng cao chất lượng và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
hệ thống chính trị ở cơ sở.
- Sắp xếp, giảm đầu mối chính
quyền cơ sở tạo điều kiện về nguồn lực thúc đẩy ứng dụng khoa học, ứng dụng
công nghệ thông tin thực hiện mô hình chính quyền điện tử, thực hiện hiệu quả
cung cấp dịch vụ hành chính công của chính quyền cấp xã.
* Tác động tiêu cực
- Trải qua nhiều thời gian chính
quyền cấp xã thực hiện quản lý nhà nước ở ĐVHC có quy mô nhỏ, sau khi thành lập
ĐVHC mới có quy mô lớn hơn nhiều, công tác quản lý bước đầu sẽ có nhiều khó
khăn.
- Một số địa phương ở vùng miền
núi, trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế về ứng
dụng công nghệ thông tin trong thi hành công vụ, việc đáp ứng yêu cầu quản lý ở
ĐVHC cấp xã sau sắp xếp khó đạt hiệu quả yêu cầu.
- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã sẽ ảnh
hưởng đến việc điều chỉnh lại địa giới, bản đồ hành chính; cán bộ, công chức ở
các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp dôi dư nhiều; việc kiện toàn tổ chức bộ máy,
bố trí cán bộ, công chức ở ĐVHC mới, việc tinh giản đội ngũ cán bộ, công chức
xã và giải quyết chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi
dư do sắp xếp... đặt ra yêu cầu không nhỏ đối với cơ quan, tổ chức trong hoạt động
quản lý nhà nước.
- Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã sẽ
làm thay đổi nội dung các giấy tờ của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn. Do vậy,
các cơ quan, đơn vị, địa phương phải có lộ trình, kế hoạch để thực hiện việc
thay thế các giấy tờ cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn.
- Riêng đối với việc nhập xã với
thị trấn để thành lập ĐVHC mới, công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, trật tự
đô thị bước đầu sẽ gặp một số khó khăn khi chuyển mô hình quản lý nhà nước từ
nông thôn sang đô thị, phải thực hiện điều chỉnh lại quy hoạch đô thị.
2. Tác động
về kinh tế - xã hội
* Tác động tích cực
- Không gian ĐVHC cấp xã được mở
rộng, tạo điều kiện thuận lợi tập trung nguồn lực đất đai, đồng thời phát huy tốt
nhất những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để đẩy mạnh phát triển các
ngành sản xuất chuyên môn hóa tập trung, mở rộng ngành nghề, quy mô sản xuất là
động lực để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Tạo điều kiện để đầu tư hạ tầng
cơ sở, công trình phúc lợi tập trung, hiệu quả, chất lượng sử dụng được nâng
cao, góp phần phát triển văn hóa, xã hội của nhân dân.
- Thông qua việc sắp xếp ĐVHC cấp
xã, giảm kinh phí từ ngân sách nhà nước để chi trả cho đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách của một đơn vị hành chính cấp
xã.
- Tập trung được nguồn lực đầu
tư, phát triển cơ sở hạ tầng cho đơn vị hành chính mới thành lập. Tránh được
tình trạng đầu tư dàn trải, kém chất lượng, thất thoát nguồn kinh phí của nhà
nước.
- Nếp sống văn hóa, tập quán
sinh sống của nhân dân không bị bó hẹp, tạo điều kiện để phát huy bản sắc văn
hóa, phong tục tập quán tiến bộ ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền. Tạo sự giao thoa
giữa các nền văn hóa, các dân tộc trên địa bàn của các ĐVHC mới thành lập cũng
như tạo sự đoàn kết và phát huy bản sắc dân tộc.
* Tác động tiêu cực
- Với việc thuận lợi trong đầu
tư sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn trong cơ chế thị trường, nguồn lực
đất đai, lao động... sẽ dần tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn, sự
phân hóa giữa người giàu và người nghèo có xu hướng gia tăng.
- Làm thay đổi quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của các xã, phường, thị trấn sau sắp xếp cần có thời
gian lập quy hoạch lại theo ĐVHC mới.
- Mỗi địa phương có bản sắc văn
hóa, tập quán sản xuất khá riêng biệt, việc hợp nhất nhiều ĐVHC sẽ gây xáo trộn
trong hoạt động sản xuất, hoạt động văn hóa của nhân dân.
3. Tác động
về quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự xã hội
* Tác động tích cực
- Nguồn nhân lực huy động huấn
luyện thế trận quốc phòng toàn dân, huấn luyện dân quân tự vệ địa phương được mở
rộng, tạo điều kiện để xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ vững
mạnh, từng bước hiện đại; tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân của địa phương.
- Quản lý an ninh trật tự không
bị ràng buộc bởi không gian nhỏ lẻ, tạo điều kiện thực hiện công tác quản lý an
ninh trật tự theo hướng chính quy, chuyên nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả công tác giữ
vững an ninh - quốc phòng của địa phương, tiềm lực quốc phòng, an ninh được
tăng cường, đặc biệt là tạo ra nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng nền quốc
phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế
và giữ vững an ninh - quốc phòng trong thời đại mới.
* Tác động tiêu cực
- Địa bàn quản lý rộng, khó
khăn trong việc nắm bắt sâu sát tình hình an ninh tới từng khu dân cư nhất là ở
khu vực miền núi, vùng cao. Tiềm ẩn những nguy cơ phức tạp, khó lường đối với
tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Các ĐVHC mới hình thành sẽ phải
thực hiện chuyển đổi các giấy tờ nhân thân, phát sinh khối lượng công việc giải
quyết lớn, gây khó khăn trong công tác quản lý, nhất là về quản lý nhân khẩu, hộ
khẩu.
4. Tác động
về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công
* Tác động tích cực
Sắp xếp ĐVHC cấp xã tinh gọn, hợp
lý, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo điều kiện cho việc đầu
tư hiện đại hóa trụ sở cơ quan hành chính, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ hành chính công tại ĐVHC
mới hình thành sau sắp xếp, đáp ứng yêu cầu quản trị hiện đại phù hợp với cải
cách hành chính, tăng tính minh bạch trong hoạt động của UBND cấp xã.
* Tác động tiêu cực
- Việc nhập đơn vị hành chính cấp
xã sẽ làm tăng dân số, tăng địa bàn quản lý nên khối lượng giải quyết các thủ tục
hành chính tại ĐVHC mới hình thành sẽ tăng mạnh do tăng số lượt giao dịch thủ tục
hành chính đối với các tổ chức, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính tại các
ĐVCH mới thành lập.
- Nhiều thủ tục giấy tờ của cá
nhân và các tổ chức cần phải chuyển đổi giữa ĐVHC cũ và ĐVHC mới sau khi sắp xếp,
mất nhiều thời gian điều tra, xác minh lại.
5. Tác động
khi nhập các đơn vị hành chính cấp xã đang hưởng các chính sách đặc thù khác
nhau liên quan đến đơn vị hành chính
* Tác động tích cực
Theo quy định, ĐVHC mới hình
thành sau sắp xếp được áp dụng chính sách đặc thù ở các ĐVHC cấp xã trước khi sắp
xếp trong 03 năm là định hướng, giải pháp cho sự ổn định, phát triển đối với
ĐVHC mới hình thành, đặc biệt là chính sách theo chương trình mục tiêu quốc gia
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm, ổn định sản xuất, kinh doanh.
* Tác động tiêu cực
ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp
giữ nguyên chính sách đặc thù theo từng khu vực như trước khi sắp xếp, gây nên
sự thiếu công bằng trong việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với tổ
chức, cá nhân trong cùng một ĐVHC.
II. NHỮNG
THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Những
thuận lợi
- Chủ trương sắp xếp ĐVHC được
Trung ương chỉ đạo thống nhất thông qua các văn bản của Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ chính trị, Quốc hội, Chính phủ, là hành lang pháp lý để địa phương triển
khai thực hiện.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp
đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, đầy đủ các Nghị quyết của
Trung ương, của Tỉnh về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Dân chủ ở cơ sở được
đề cao, ý kiến của đa số cử tri được cấp ủy, chính quyền các cấp xem xét, cân
nhắc kỹ lưỡng trong việc sắp xếp ĐVHC. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã đạt sự đồng
thuận, thống nhất cao trong hệ thống chính trị và phù hợp với nguyện vọng đại
đa số cử tri.
- Sắp xếp những ĐVHC cấp xã có quy
mô nhỏ thành những ĐVHC cấp xã có quy mô lớn hơn sẽ tạo điều kiện tập trung được
các nguồn lực về đất đai, dân số, mở rộng không gian để quy hoạch, tập trung đầu
tư mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế
mạnh về dịch vụ, du lịch để phát triển; đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi
được tập trung hơn, tránh việc đầu tư xây dựng dàn trải; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của bộ máy hành chính nhà nước; tinh giảm bộ máy, tiết kiệm chi ngân sách,
nâng cao đời sống cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng, trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ, công chức; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị
và trật tự, an toàn xã hội.
2. Những
khó khăn vướng mắc
- Việc sắp xếp ĐVHC là nhiệm vụ
chính trị lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, vì vậy trong quá trình thực hiện
các bước công việc nghiên cứu thận trọng phù hợp tình hình thực tiễn ở địa
phương. Cán bộ, công chức, nhân dân ở một số địa phương, nhất là ở các ĐVHC liền
kề liên quan đến sắp xếp còn thiếu sự đồng thuận cao trong việc sắp xếp ĐVHC cấp
huyện, cấp xã.
- Sắp xếp ĐVHC cấp xã sẽ ít nhiều
gây ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, sinh hoạt, sản xuất của một bộ phận dân
cư; thiết chế văn hóa; phải tiến hành chuyển đổi nhiều giấy tờ có liên quan từ
ĐVHC cũ sang ĐVHC mới.
- Nhiều ĐVHC cấp xã phải sắp xếp
từ 03 đơn vị nên tác động lớn đến tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở,
khó khăn trong quá trình bố trí chức danh lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, công chức
và những người hoạt động không chuyên trách. Một số cán bộ cấp xã tiếp nhận vào
công chức ở ĐVHC sau sắp xếp có bằng cấp chuyên môn chưa đảm bảo phù hợp với
các chức danh công chức.
- Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã có
tác động phần nào đến tâm lý, tư tưởng và quyền lợi của một số cán bộ, công chức
và những người hoạt động không chuyên trách dôi dư phải nghỉ việc, điều chuyển
công tác.
- Việc giải quyết chế độ, chính
sách cho đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư ở ĐVHC cấp xã sau sắp xếp cũng là một
vấn đề rất khó khăn đối với tỉnh Phú Thọ (do số cán bộ, công chức sau sắp xếp
dôi dư nhiều, sau sắp xếp tỉnh Phú Thọ dôi dư hơn 301 cán bộ, công chức. Mặt
khác, số công chức dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 hiện nay
vẫn chưa giải quyết hết, còn 209 công chức dôi dư). Cán bộ, công chức dôi dư đều
có tuổi đời còn trẻ, trình độ chuyên môn đã tốt nghiệp đại học nên khó vận động
để cán bộ, công chức xin thôi việc.
- Việc giải quyết trụ sở dôi dư
ở các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp cũng là một trong những khó khăn địa
phương. Sau sắp xếp số lượng trụ sở dôi dư dự kiến 18 trụ sở, trong khi đó trụ
sở dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2019 -2021 còn 14 trụ sở chưa giải
quyết.
3. Nguyên
nhân của những khó khăn, vướng mắc
- Phương án bố trí, sắp xếp cán
bộ, công chức xã phải tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi người,
phụ thuộc vào vị trí việc làm của đơn vị hành chính cấp xã sau khi thực hiện sắp
xếp và quỹ biên chế công chức cấp xã của ĐVHC huyện.
- Việc sáp nhập đơn vị hành
chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen sinh hoạt, giấy tờ tùy thân, địa chỉ
nơi ở, nơi làm việc, kinh doanh, địa chỉ trụ sở của đơn vị hành chính mới…
- Chính phủ chưa sửa đổi, bổ
sung Nghị định 167/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định
67/2021/NĐ-CP về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công cũng như bổ sung kịp thời
các quy định, hướng dẫn, mở rộng hành lang tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các
địa phương trong việc xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư khi thực hiện sắp xếp
ĐVHC.
4. Giải
pháp khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức đúng chủ trương sắp xếp
ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
- Quán triệt và thực hiện
nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật về sắp xếp tổ
chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả. Kiện toàn, chuyển đổi bộ máy phù hợp với quy mô, tính chất ở
ĐVHC sau sắp xếp và các ĐVHC cấp xã không sắp xếp trong cùng địa bàn của ĐVHC cấp
huyện.
- Gắn kết chặt chẽ việc sắp xếp
ĐVHC với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các
tiến bộ khoa học, công nghệ; thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển chính
quyền điện tử hướng tới chính quyền số, góp phần đổi mới phương thức làm việc,
nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tại các
ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội
số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập
quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.
- Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ đầu
tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội tại các ĐVHC thực hiện sắp xếp
đảm bảo hoạt động của chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức sau khi sắp
xếp; chủ động triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức,
doanh nghiệp chuyển đổi giấy tờ liên quan đến thay đổi tên ĐVHC theo quy định.
- Xây dựng lực lượng vũ trang địa
phương vững mạnh, có sức chiến đấu cao, quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động
viên, dân quân tự vệ. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
III. KẾ HOẠCH,
LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kế hoạch và lộ trình thực
hiện
a) Năm 2024
- Hoàn thành quy trình sắp xếp
ĐVHC cấp xã trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết.
- Trình HĐND tỉnh ban hành
chính sách hỗ trợ khuyến khích cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã dôi dư nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc.
b) Năm 2025
Lãnh đạo, chỉ đạo các ĐVHC cấp
xã hình thành sau sắp xếp đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả. Triển khai giải
quyết các nhiệm vụ và thực hiện chế độ, chính sách của tổ chức, công dân do tác
động của việc sắp xếp ĐVHC.
Sơ kết rút kinh nghiệm công tác
sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2025; chủ động triển khai lộ trình, phương án sắp
xếp ĐVHC giai đoạn 2026 - 2030.
2. Dự kiến kinh phí thực hiện
- Tổng dự toán kinh phí thực hiện:
17.400.000.000đ.
Bao gồm các nội dung:
+ Kinh phí tổ chức tuyên truyền:
8.800.000.000đ
+ Kinh phí xây dựng phương án, đề
án; xây dựng bản đồ phương án sắp xếp, in ấn bản đồ sắp xếp: 5.000.000.000đ;
+ Kinh phí tổ chức lấy ý kiến,
tổng hợp ý kiến cử tri: 3.600.000.000đ.
IV. SẮP XẾP
TỔ CHỨC BỘ MÁY, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở ĐVHC CẤP
XÃ SAU SẮP XẾP
1. Phương
án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tại các đơn vị hành chính mới hình thành
sau khi sắp xếp
a) Về nguyên tắc sắp xếp, kiện
toàn tổ chức bộ máy
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy đơn
vị hành chính cấp xã đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều lệ Đảng
Cộng sản Việt Nam, Điều lệ hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội.
- Trên cơ sở quy định của Điều
lệ Đảng, Tỉnh uỷ sẽ chỉ đạo các Huyện, Thành ủy quyết định thành lập Đảng bộ mới;
kiện toàn các chức danh chủ chốt theo quy định của Điều lệ Đảng và văn bản hướng
dẫn hiện hành.
- Trên cơ sở quy định của Điều
lệ hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên quyết định
thành lập Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở các đơn vị
hành chính cấp xã mới.
- Về tổ chức bộ máy chính quyền
cơ sở, cấp có thẩm quyền quyết định hợp nhất Hội đồng nhân dân của các đơn vị
hành chính cũ, tổ chức kỳ họp thứ nhất để bầu cử các chức danh Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các Phó Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật
Tổ chức chính quyền địa phương.
- Đối với việc bố trí sắp xếp
và kiện toàn đội ngũ công chức chuyên môn, những người hoạt động không chuyên
trách cấp xã thực hiện đúng quy định theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương
và các Nghị định liên quan.
b) Phương án sắp xếp, kiện
toàn
- Bộ máy Đảng: Hợp nhất các đảng
bộ cơ sở; việc bố trí, sắp xếp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, cán bộ chủ chốt thực
hiện theo quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn thi hành điều lệ Đảng hiện hành
và Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 30/11/2023 của Ban Tổ chức Trung ương.
- Bộ máy các tổ chức đoàn thể:
Tổ chức kiện toàn các chức danh chủ chốt, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo quy
định Điều lệ của các đoàn thể và Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 30/11/2023 của
Ban Tổ chức Trung ương.
- Bộ máy Hội đồng nhân dân: Hợp
nhất Hội đồng nhân dân các đơn vị hành chính cũ vào đơn vị hành chính mới; giữ
nguyên số lượng đại biểu Hội đồng của các đơn vị hành chính hoạt động đến hết
nhiệm kỳ; tiến hành bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân theo quy định.
- Bộ máy Ủy ban nhân dân: Kiện
toàn bộ máy Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới theo Luật Tổ chức chính
quyền địa phương; tiến hành bầu thành viên UBND theo quy định, gồm: Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân; các Phó Chủ tịch UBND; Ủy viên Ủy ban nhân dân phụ trách Công an,
Quân sự.
- Các chức danh cán bộ cấp xã
và công chức Chỉ huy Trưởng quân sự cấp xã dôi dư do sắp xếp ĐVHC, căn cứ bằng
cấp chuyên môn nghiệp vụ, tiếp nhận, bố trí vào các chức danh công chức phù hợp
với bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ ở ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp.
- Số lượng các chức danh công
chức cấp xã ở ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp bao gồm số lượng của chức
danh công chức tương ứng ở ĐVHC cấp xã trước khi sắp xếp và các trường hợp tiếp
nhận từ các chức danh cán bộ cấp xã, Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã.
- Khi đơn vị hành chính cấp xã
mới đi vào hoạt động, người hoạt động không chuyên trách của các đơn vị hành
chính mới sẽ lựa chọn, bố trí trong số người hoạt động không chuyên trách ở
ĐVHC trước khi sắp xếp. Chức danh và số lượng người hoạt động không chuyên
trách bố trí theo quy định nghị quyết của HĐND tỉnh đối với ĐVHC loại I đến khi
ĐVHC mới được phân loại.
2. Phương
án bố trí sắp xếp cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã
a) Số lượng cán bộ, công chức
cấp xã chịu ảnh hưởng do sắp xếp ĐVHC cấp xã
- Tổng số cán bộ, công chức cấp
xã ở các ĐVHC cấp xã khi sắp xếp: 559 người.
Cụ thể:
* Thành phố Việt Trì: Số lượng
cán bộ, công chức các đơn vị cấp xã sắp xếp: 76 người (cán bộ: 40, công chức:
36).
* Huyện Đoan Hùng: Số lượng cán
bộ, công chức các đơn vị cấp xã sắp xếp: 252 người (cán bộ: 120, công chức:
132).
* Huyện Cẩm Khê: Số lượng cán bộ,
công chức các đơn vị cấp xã sắp xếp: 231 người (cán bộ: 123, công chức: 108).
b) Dự kiến số lượng cán bộ,
công chức các ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp
b.1) Thành phố Việt Trì:
Tên đơn vị sắp xếp
|
ĐVHC thành lập mới
|
SL cán bộ dự kiến bố trí
|
SL công chức dự kiến bố trí
|
Tổng số lượng
|
P. Vân Cơ, P. Nông Trang
|
P. Nông Trang
|
11
|
26
|
37
|
P. Thọ Sơn, P. Bến Gót
|
P. Thọ Sơn
|
11
|
28
|
39
|
Cộng
|
|
22
|
54
|
76
|
b.2) Huyện Đoan Hùng:
Tên đơn vị sắp xếp
|
ĐVHC thành lập mới
|
SL cán bộ dự kiến bố trí
|
SL công chức dự kiến bố trí
|
Tổng số lượng
|
Xã Chân Mộng, Minh Phú, Vụ
Quang
|
Xã Chân Mộng
|
11
|
40
|
51
|
Xã Vân Du, Chí Đám.
|
Xã Chí Đám
|
11
|
27
|
38
|
Xã Hùng Long, Vân Đồn
|
Xã Hùng Long
|
11
|
25
|
36
|
Xã Minh Tiến, Tiêu Sơn, Yên
Kiện
|
Xã Yên Kiện
|
11
|
41
|
52
|
Xã Xã Minh Lương, Bằng Doãn
|
Xã Bằng Doãn
|
11
|
24
|
35
|
Xã Sóc Đăng, TT Đoan Hùng
|
TT. Đoan Hùng
|
11
|
29
|
40
|
Cộng
|
|
66
|
186
|
252
|
b.3) Huyện Cẩm Khê:
Tên đơn vị sắp xếp
|
ĐVHC thành lập mới
|
SL cán bộ dự kiến bố trí
|
SL công chức dự kiến bố trí
|
Tổng số lượng
|
Xã Tuy Lộc, Ngô Xá, Thụy Liễu
|
Xã Minh Thắng
|
11
|
47
|
58
|
Xã Cấp Dẫn, Xương Thịnh, Sơn
Tình
|
Xã Phong Thịnh
|
11
|
45
|
56
|
Xã Phú Khê, Tạ Xá, Yên Tập
|
Xã Phú Khê
|
11
|
48
|
59
|
Xã Phú Lạc, Chương Xá, Văn Khúc
|
Xã Nhật Tiến
|
11
|
47
|
58
|
Cộng
|
|
44
|
187
|
231
|
c) Số lượng cán bộ, công chức
cấp xã dôi dư
- Tổng số cán bộ, công chức các
ĐVHC sau khi sắp xếp: 559 người;
- Số cán bộ, công chức bố trí theo
quy định ở 12 ĐVHC mới (dự kiến phân loại: 08 ĐVHC cấp xã loại 1; 04 ĐVHC cấp
xã loại 2): 258 người;
- Số dôi dư so với biên chế quy
định: 301 người.
d) Phương án giải quyết cán
bộ, công chức cấp xã dôi dư
Tổng số cán bộ, công chức cấp
xã dôi dư sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã cả 02 giai đoạn: 510 người, trong đó:
giai đoạn 2023 - 2025: 301 người, giai đoạn 2019 -2021 còn: 209 người.
Căn cứ thẩm quyền phân cấp quản
lý, các đơn vị xây dựng phương án cơ cấu, kiện toàn lại tổ chức bộ máy, biên chế
gắn với sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và tinh giản biên
chế, giải quyết chế độ, chính sách đối với các trường hợp tinh giản biên chế
(tinh giản theo lộ trình 05 năm), cụ thể:
- Thực hiện tinh giản biên chế
theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ ở các ĐVHC thuộc diện sắp xếp: 184
người; trên cơ sở rà soát cán bộ, công chức dự kiến giải quyết tinh giản theo từng
năm, cụ thể:
Năm 2025: 98 người; năm 2026:
14 người; năm 2027: 24 người; năm 2028: 18 người; năm 2029: 30 người.
- Điều động công chức đến ĐVHC
cấp xã không sắp xếp trên cùng địa bàn cấp huyện, thay thế số lượng công chức đủ
tuổi nghỉ hưu: 90 người; qua rà soát dự kiến điều động cụ thể:
Năm 2025: 30 người; năm 2026:
23 người; năm 2027: 15 người; năm 2028: 12 người; năm 2029: 10 người.
- Thực hiện giải quyết thôi việc
hưởng chế độ thôi việc theo quy định của Chính phủ: 27 người.
Như vậy, sau 05 năm thì số lượng
cán bộ, công chức cấp xã đến hết năm 2029 ở các ĐVHC sau sắp xếp cả 02 giai đoạn
dự kiến còn dôi dư 209 người.
3. Số lượng
người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư và phương án giải quyết
a) Số lượng người hoạt động
không chuyên trách dôi dư
- Tổng số người hoạt động không
chuyên trách cấp xã chịu ảnh hưởng do sắp xếp ĐVHC cấp xã: 257 người.
+ Số lượng người hoạt động
không chuyên trách cấp xã được bố trí theo quy định phân loại xã (08 ĐVHC cấp
xã loại 1; 04 ĐVHC cấp xã loại 2) sau khi sắp xếp: 128 người.
+ Số lượng người hoạt động
không chuyên trách cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã: 129 người.
b) Phương án giải quyết
Người hoạt động không chuyên
trách không tiếp tục bố trí vào ĐVHC cấp xã mới, giải quyết nghỉ việc kể từ
ngày ĐVHC mới đi vào hoạt động; chế độ chính sách nghỉ việc được hưởng theo quy
định của Chính phủ.
V. PHƯƠNG
ÁN, LỘ TRÌNH SẮP XẾP XỬ LÝ TÀI SẢN, TRỤ SỞ LÀM VIỆC
1. Số trụ sở làm việc dôi dư
do sắp xếp ĐVHC cấp xã
- Tổng số trụ sở làm việc ĐVHC
cấp xã trước sắp xếp: 30 trụ sở;
- Số trụ sở bố trí làm việc của
ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp: 12 trụ sở;
- Số lượng trụ sở dôi dư do sắp
xếp: 18 trụ sở.
2. Phương án, lộ trình xử lý
trụ sở, tài sản công sau sắp xếp
a) Về các loại tài sản công
phục vụ thi hành công vụ
- Năm 2024:
Các huyện, thành thực hiện sắp
xếp ĐVHC có trách nhiệm thực hiện kiểm kê, phân loại đối với tài sản thuộc quyền
quản lý, sử dụng của đơn vị; chịu trách nhiệm xử lý tài sản phát hiện thừa/thiếu
qua kiểm kê theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản không phải của đơn vị
(tài sản nhận giữ hộ, tài sản mượn, tài sản thuê của tổ chức, cá nhân khác...),
thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Năm 2025:
Sau khi ĐVHC cấp xã mới chính
thức đi vào hoạt động, tiến hành bàn giao cho ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp
các loại tài sản công phục vụ cho thi hành công vụ của cán bộ, công chức để tiếp
tục sử dụng, phục vụ thi hành công vụ của cán bộ, công chức. Đơn vị hành chính
cấp xã mới có trách nhiệm bố trí sử dụng tài sản theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng
tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; đối với tài sản dôi
dư, đơn vị hành chính mới có trách nhiệm lập hồ sơ, báo cáo cơ quan, người có
thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định.
b) Về lộ trình xử lý trụ sở
cấp xã dôi dư
- Năm 2024:
+ Rà soát, đánh giá trụ sở cấp
xã dôi dư; kiểm kê diện tích đất đất đai, diện tích sàn nhà sử dụng trụ sở dôi
dư, bàn giao địa phương tạm thời quản lý;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện lập
danh sách và dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tại các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện
sắp xếp. Việc lập danh sách và dự kiến phương án xử lý tài sản công phải được
thực hiện theo đúng quy định UBND tỉnh và các quy định hiện hành để báo cáo cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Năm 2025: Căn cứ phương án sắp
xếp, xử lý trụ sở dôi dư được phê duyệt:
+ Điều chuyển, bàn giao trụ sở,
diện tích đất được phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng vào lợi ích công cộng
khác cho các cơ quan, đơn vị theo chức năng quản lý;
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất đối với các trụ sở dôi dư
không sử dụng vào mục đích công cộng.
- Năm 2026:
Hoàn thành việc chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, bán tài sản trên đất đối với các trụ sở cấp xã dôi dư không
sử dụng vào mục đích công cộng.
VI. PHƯƠNG
ÁN LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP XÃ HÌNH
THÀNH SAU SẮP XẾP
Theo đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã,
sau khi rà soát các ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp của tỉnh Phú Thọ liên quan
chính sách đặc thù (xã đạt chuẩn nông thôn mới). Sau khi rà soát các ĐVHC cấp
xã hình thành sau sắp xếp, tỉnh Phú Thọ có 03 xã đủ điều kiện công nhận xã nông
thôn mới theo quy định tại Điều 17 nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn
2023 - 2030, cụ thể:
+ Xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng:
Hình thành sau khi sắp xếp, nhập 02 xã nông thôn mới là Vân Du, Chí Đám.
+ Xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng:
Hình thành sau khi sắp xếp, nhập 03 xã nông thôn mới là Minh Tiến, Tiêu Sơn,
Yên Kiện.
+ Xã Nhật Tiến, huyện Cẩm Khê:
Hình thành sau khi sắp xếp, nhập 03 xã nông thôn mới là Phú Lạc, Chương Xá, Văn
Khúc.
* Dự kiến lộ trình thực hiện
công nhận xã nông thôn mới:
- Chậm nhất đến 30/01/2025: Các
ngành chức năng của tỉnh phối hợp với UBND cấp huyện, rà soát lại các tiêu chí
xã nông thôn mới tại ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp, trình UBND tỉnh công
nhận xã nông thôn mới đối với các ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp.
- Chậm nhất đến 28/02/2025: UBND
tỉnh Phú Thọ ban hành quyết định công nhận xã nông thôn mới đối với các ĐVHC cấp
xã hình thành sau sắp xếp đạt tiêu chuẩn của xã nông thôn mới.
VII. THỰC
HIỆN CHUYỂN ĐỔI CÁC LOẠI GIẤY TỜ
- Ngay sau khi có Nghị quyết của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội các loại giấy tờ của tổ chức, công dân liên quan đến
việc thay đổi ĐVHC cấp xã như: Chứng minh thư nhân dân (hoặc căn cước công
dân); hộ chiếu; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất..., phải được thực hiện chuyển đổi theo nguyện vọng của tổ
chức, công dân.
- Các ngành chức năng, UBND cấp
huyện, UBND cấp xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm hướng dẫn, triển
khai các thủ tục chuyển đổi giấy tờ thuộc lĩnh vực quản lý, đảm bảo thuận tiện,
đúng thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
- Văn bản hướng dẫn chuyển đổi
giấy tờ cho tổ chức, công dân được công khai trên Cổng thông tin điện tử (hoặc
Trang thông tin điện tử) của cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục chuyển đổi,
trang thông tin điện tử của UBND các cấp và được niêm yết, thông báo đến từng
khu dân cư để thông tin kịp thời đến tổ chức cá nhân có nhu cầu chuyển đổi.
VIII.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Sở Nội vụ
- Là cơ quan đầu mối, chịu
trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai
thực hiện việc sắp xếp ĐVHC, trong việc tổ chức triển khai việc sắp xếp ĐVHC cấp
huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. Hướng dẫn, xây dựng các Phương án, Đề án sắp
xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; hướng dẫn thực hiện các bước công việc sắp xếp ĐVHC
đảm bảo đúng quy trình và thời gian quy định.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực
hiện, tổng hợp các kiến nghị của địa phương, báo cáo UBND tỉnh những khó khăn,
vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để kịp thời chỉ đạo khắc phục.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn việc rà soát, chỉnh
lý hồ sơ địa chính sau khi sắp xếp ĐVHC do thay đổi đường địa giới hành chính cấp
huyện, cấp xã hình thành sắp xếp.
- Tham mưu UBND tỉnh về các
lĩnh vực khác liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
3. Công an tỉnh
- Hướng dẫn, thực hiện việc thu
hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, đơn vị; hướng dẫn việc
chuyển đổi địa chỉ cư trú của công dân do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC
cấp huyện, cấp xã.
- Tham mưu UBND tỉnh về các
lĩnh vực khác liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội
vụ và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh rà soát
phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, phương án quy hoạch phát triển hệ
thống đô thị, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện đảm bảo đồng bộ,
thống nhất theo quy định của pháp luật về quy hoạch; xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm phù hợp với phương
án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được cấp có thẩm quyền thông
qua.
- Tham mưu UBND tỉnh về các
lĩnh vực khác liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
5. Sở Xây dựng
- Rà soát, tham mưu điều chỉnh
quy hoạch hệ thống đô thị của tỉnh; tham mưu lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị
thống nhất với phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
- Hướng dẫn việc thực hiện đánh
giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khi thực hiện sắp xếp ĐVHC nông thôn với
ĐVHC đô thị; hướng dẫn thực hiện phân loại đô thị đối với ĐVHC đô thị hình
thành mới sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
- Tham mưu UBND tỉnh về các
lĩnh vực khác liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
6. Sở Tài chính
- Hướng dẫn việc xử lý tài sản,
trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện
sắp xếp.
- Căn cứ quy định về việc miễn,
giảm phí, lệ phí tại Điều 10 Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015 và
văn bản hướng dẫn của Trung ương, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh việc miễn,
giảm phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của đơn vị hành
chính.
- Tham mưu UBND tỉnh về các
lĩnh vực khác liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
7. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Rà soát, tham mưu điều chỉnh
quy hoạch vùng nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa và vùng trọng điểm phát
triển nông nghiệp. Hướng dẫn việc rà soát, bổ sung thực hiện các chính sách
theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -
2025 tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp.
- Hướng dẫn, tham mưu việc công
nhận ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp đạt chuẩn nông thôn mới,
nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
- Tham mưu UBND tỉnh về các
lĩnh vực khác liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
8. Ban Dân tộc
- Hướng dẫn việc rà soát, điều
chỉnh thực hiện các chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2030 tại các ĐVHC cấp xã sau sắp xếp.
- Hướng dẫn, tham mưu trình cấp
có thẩm quyền việc công nhận ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp thuộc
khu vực đồng bằng, miền núi; ĐVHC cấp xã thuộc khu vực III, khu vực II, khu vực
I; khu dân cư đặc biệt khó khăn.
- Tham mưu UBND tỉnh về các
lĩnh vực khác liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
9. Sở Thông tin và Truyền
thông
- Phối hợp với Báo Phú Thọ, Đài
Phát thanh - Truyền hình tỉnh, UBND các huyện, thành, thị tiếp tục tổ chức
tuyên truyền kịp thời, hiệu quả nội dung các bước công việc trong và sau quá
trình sắp xếp các ĐVHC giai đoạn 2023 - 2025.
- Phối hợp với các sở, ngành
liên quan kịp thời chuyển tải các thông tin đến các tổ chức, công dân về quyền
lợi và thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ theo ĐVHC sau sắp xếp.
10. Các sở, ban, ngành của tỉnh
Các sở, ban, ngành khác, căn cứ
chức năng, nhiệm vụ; căn cứ Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ
ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2025 và các văn bản
hướng dẫn của cơ quan ngành dọc Trung ương chủ động tổ chức thực hiện đồng bộ,
thống nhất và hiệu quả việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2023 - 2025.
10. UBND các huyện, thành,
thị
- Phối hợp với cơ quan liên
quan rà soát, chủ động trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy, lựa chọn cán bộ chủ
chốt, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để
lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị ở cơ sở ở ĐVHC cấp xã mới thành lập đi vào
hoạt động ổn định, hiệu lực, hiệu quả ngay từ những ngày đầu hoạt động theo quy
định.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ
chức liên quan, rà soát, lựa chọn bố trí, sắp xếp công chức cấp xã và người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
năng lực công tác ở ĐVHC cấp xã sau sắp xếp; rà soát xây dựng kế hoạch tinh giản
biên chế đối với cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp ĐVHC.
- Quản lý chặt chẽ trụ sở làm
việc và các tài sản dôi dư do sắp xếp ĐVHC; chủ động tham mưu ngành chức năng xử
lý, chuyển đổi trụ sở, tài sản dôi dư trên địa bàn. Hướng dẫn, kiểm tra việc
bàn giao, tiếp nhận tài sản, hồ sơ, tài liệu... đảm bảo không bị thất thoát, sử
dụng khai thác hiệu quả khi ĐVHC cấp xã mới đi vào hoạt động.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh
Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền,
vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận
thức và hành động khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 -
2025. Phối hợp chỉ đạo sắp xếp, kiện toàn tổ chức đoàn thể tại các ĐVHC cấp xã
sau khi sắp xếp theo hướng dẫn của cơ quan ngành dọc Trung ương.
IX. KẾT LUẬN
VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Do đặc thù của tỉnh trung du, tỉnh
Phú Thọ có nhiều ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa đảm bảo về diện tích tự nhiên, quy
mô dân số, thuộc diện sắp xếp theo quy định.
Để đảm bảo triển khai hiệu quả
việc sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ
đạo cơ quan chuyên môn phối hợp cấp ủy, chính quyền cấp huyện rà soát lựa chọn,
thống nhất phương án sắp xếp 30 ĐVHC cấp xã đảm bảo phù hợp về địa hình, đồng
nhất về tập quán sản xuất, kinh doanh và văn hóa của cộng đồng dân cư giữa các
địa phương sắp xếp; đồng thời đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với quy hoạch tỉnh
Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
Với mục tiêu tập trung chỉ đạo
việc sắp xếp ĐVHC cấp xã đạt hiệu quả, phù hợp với quy hoạch; hạn chế tối đa những
tác động tiêu cực của việc sắp xếp ĐVHC, giữ vững ổn định an ninh, trật tự, an
toàn xã hội trong và sau quá trình sắp xếp ĐVHC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2023 - 2025. UBND tỉnh Phú Thọ trân trọng đề nghị Chính phủ và các bộ,
ngành Trung ương xem xét, thống nhất giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Phú Thọ thực
hiện sắp xếp 30 ĐVHC cấp xã. Giai đoạn 2026 - 2030, căn cứ tình hình thực tiễn
phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định về an ninh, trật tự và an toàn xã hội,
căn cứ quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch vùng giai đoạn 2021 -
2030 tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng phương
án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã phù hợp tình hình thực tiễn của tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
trân trọng báo cáo./.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Công an tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Các Huyện, Thành ủy;
- UBND các huyện, thành, thị;
- CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, VX3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Quang
|
[1] Hiện tại xã
Chân Mộng và xã Vụ Quang đã được công nhận là xã nông thôn mới của huyện Đoan
Hùng
[2] Hiện nay ba xã
Minh Tiến, Tiêu Sơn và Yên Kiện đã được công nhận xã nông thôn mới của huyện
Đoan Hùng
[3] Hiện nay xã
Hùng Long đã được công nhận xã nông thôn mới
[4] Hai xã Vân Du
và Chí Đám hiện nay đã được công nhận xã nông thôn mới của huyện Đoan Hùng
[5] Hiện nay hai
xã Tuy Lộc, Thụy Liễu đã được công nhân là xã nông thôn mới của huyện Cẩm Khê
[6] Hiện nay hai
xã Phú Khê, Yên Tập đã được công nhân là xã nông thôn mới của huyện Cẩm Khê
[7] Hiện nay ba xã
Phú Lạc, Chương Xá, Văn Khúc đã đượcc công nhân là xã nông thôn mới của huyện Cẩm
Khê
[8] Bốn nhiệm vụ đột
phá chiến lược, bao gồm: Một Trung Tâm - Hai hành lang kinh tế - Ba đột phá
phát triển - Bốn nhiệm vụ trọng tâm.
[9] Quyết định
1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ
2021- 2030, tầm nhìn đến 2050, đề ra phương án phát triển khu vực có vai trò động
lực tỉnh Phú Thọ gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Lâm Thao,
Tam Nông, Cẩm Khê, Thanh Ba, Phù Ninh.
[10]
Quyết định 1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án quy hoạch
vùng liên huyện:
Vùng 1 gồm: Thành phố Việt Trì,
thị xã Phú Thọ, các huyện: Lâm Thao, Tam Nông, Phù Ninh nằm phía Đông của tỉnh.
Là vùng động lực phát triển công nghiệp, dịch vụ nhất là khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, đô thị, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế và logistics
của tỉnh.
Vùng 2 gồm các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba,
Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Thủy. Là vùng ưu tiên phát triển
nông, lâm nghiệp, chế biến nông - lâm sản giá trị gia tăng cao, phát triển mạnh
về dịch vụ du lịch, phát triển công nghiệp tại các địa bàn đủ điều kiện.
[11] Nghị quyết số
102-NQ/TU ngày 22/11/2023, về phương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp
xã tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025; Nghị quyết số 109-NQ/TU ngày 26/4/2024, về
phương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2023-2025; Nghị quyết số 114-NQ/TU ngày 15/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2023 - 2025.
[12] Mỗi khu dân
cư thành lập Tổ lấy ý kiến cử tri trực tiếp đến từng hộ gia đình trực tiếp vận
động, tuyên truyền, phát phiếu lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp.
[13] Thành phố Việt
Trì: 04 ĐVHC; huyện Đoan Hùng: 14 ĐVHC; huyện Cẩm Khê: 12 ĐVHC.
[14] Quyết định số
1579/QĐ-TTg ngày 05/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, đề ra phương án quy hoạch
hệ thống đô thị tỉnh Phú Thọ, đến năm 2030 thị trấn Đoan Hùng đạt đô thị loại
IV.