BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3695/BC-BNN-VP
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2010
|
BÁO CÁO
VỀ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TỔNG
THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2010
(Tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010)
Triển khai
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (kể cả Bộ Thủy sản cũ) đã có nhiều hình thức tổ
chức, chỉ đạo công tác cải cách hành chính:
- Thành lập Ban
Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ do Bộ trưởng làm Trưởng Ban, một đồng chí Thứ
trưởng là Phó Ban thường trực, các thành viên khác là lãnh đạo các Vụ chức năng
và Văn phòng Bộ; giúp việc cho Ban Chỉ đạo là Tổ thư ký gồm các công chức kiêm
nhiệm của Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ và các Vụ chức năng khác, do một đồng
chí Phó Vụ trưởng vụ TCCB làm tổ trưởng, sau này là một đồng chí Phó Chánh Văn
phòng.
- Ban hành quy
chế làm việc của Ban Chỉ đạo, Tổ thư ký.
- Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (trước khi hợp nhất với Bộ Thủy sản) thành lập Văn phòng
Thường trực cải cách hành chính đặt tại Văn phòng Bộ (tháng 4/2006) gồm một số
công chức chuyên trách của Văn phòng Bộ và một số công chức kiêm nhiệm của Vụ
Pháp chế, TCCB, Tài chính. Văn phòng thường trực cải cách hành chính làm chức
năng của Tổ thư ký trước đây và trực tiếp tổ chức thực hiện một số nội dung của
Chương trình cải cách hành chính.
- Sau khi hợp nhất
2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản (năm 2007), cùng với việc
giải thể Ban chỉ đạo cải cách hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì, kiện toàn Văn phòng
thường trực cải cách hành chính cho đến nay đồng thời đổi mới công tác lãnh đạo,
chỉ đạo triển khai công tác cải cách hành chính của Bộ.
Nội dung kiện
toàn và đổi mới này được thể hiện tại Quyết định số “1640” ngày 2/6/2008, với nội
dung chủ yếu như sau:
I.
HỆ THỐNG QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ CCHC
1. Hệ thống quản
lý, chỉ đạo, tổ chức triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ
1.1. Lãnh đạo
Bộ: Bộ trưởng chịu trách nhiệm toàn diện về công tác cải cách hành chính của
Bộ và phân công một Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo.
1.2. Cơ quan
tham mưu: Các Vụ có trách nhiệm chủ trì tham mưu với Bộ trưởng và hướng dẫn
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về từng lĩnh vực, nội dung cải cách hành chính như
sau:
- Vụ Pháp chế chịu
trách nhiệm về nội dung cải cách thể chế của Bộ, ngành, trọng tâm là việc xây dựng,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật;
- Vụ Tổ chức cán
bộ chịu trách nhiệm về nội dung cải cách tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức của Bộ, ngành;
- Vụ Tài chính
chịu trách nhiệm về nội dung cải cách tài chính công của Bộ, ngành;
- Vụ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm về nội dung hành chính điện tử của Bộ,
ngành; các đề án, đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học về CCHC;
- Vụ Hợp tác quốc
tế chịu trách nhiệm tạo mối liên kết, chia sẻ kinh nghiệm và nội dung CCHC của
các dự án quốc tế của Bộ. Trên cơ sở kế hoạch CCHC dài hạn, hàng năm của Bộ
trách nhiệm tìm nguồn hỗ trợ quốc tế, chủ trì xây dựng và quản lý quy chế liên
quan đến việc tài trợ quốc tế cho những nội dung CCHC trọng tâm của Bộ.
- Văn phòng Bộ
chịu trách nhiệm về nội dung hiện đại hóa công sở, đơn giản hóa thủ tục hành
chính, các văn bản hành chính.
1.3. Cơ quan
thường trực và tổng hợp: Văn phòng Bộ, trực tiếp là Văn phòng Thường trực cải
cách hành chính.
1.4. Cơ quan
thực hiện: Các Vụ, Tổng Cục, Cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ, Trung tâm trực
thuộc Bộ, Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp,
Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp, Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi có
trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính do Bộ giao và
theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
1.5. Cơ quan
hỗ trợ: Các chương trình, dự án quốc tế của Bộ có nội dung cải cách hành
chính.
1.6. Các Tổ
công tác chuyên đề: được thành lập để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng,
cụ thể trong một thời gian xác định (triển khai ISO, một cửa, đơn giản hóa thủ
tục hành chính,…)
2. Tổ chức thực
hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của các đơn vị
- Thủ trưởng
đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về công tác cải cách hành chính của đơn
vị; trực tiếp chỉ đạo hoặc phân công một Lãnh đạo đơn vị giúp tổ chức triển
khai các nhiệm vụ cải cách hành chính của đơn vị.
- Thủ trưởng
đơn vị giao nhiệm vụ cho một bộ phận chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức triển
khai, tổng hợp công tác CCHC của đơn vị.
- Thủ trưởng
đơn vị phân công một cán bộ phụ trách công tác CCHC, (gọi chung là cán bộ đầu
mối CCHC) trực tiếp tham mưu, đôn đốc, tổng hợp công tác CCHC của đơn vị. Cán bộ
đầu mối CCHC phải là cấp Lãnh đạo tổ chức trực thuộc hoặc tương đương có hiểu
biết về quản lý hành chính nhà nước, có kinh nghiệm công tác, nhiệt tình với
công việc
3. Văn phòng thường
trực cải cách hành chính
Văn phòng Thường
trực cải cách hành chính thuộc Văn phòng Bộ thực hiện chức năng thường trực, đầu
mối tổng hợp chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ; hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện cải cách hành chính của các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ; tổ chức thực hiện các nội dung về cải cách hành chính được
Lãnh đạo Bộ giao.
4. Cán bộ đầu mối
cải cách hành chính
Cán bộ đầu mối cải
cách hành chính do Thủ trưởng các đơn vị phân công, vừa là người tiếp nhận triển
khai các nhiệm vụ cải cách hành chính theo hệ thống chung của Bộ, vừa là người
tham mưu, đề xuất Thủ trưởng đơn vị xây dựng, triển khai các hoạt động cải cách
hành chính của đơn vị, có nhiệm vụ:
4.1. Nắm bắt, nghiên
cứu chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ, nội dung cải cách hành chính của Chính phủ,
của Bộ để chủ động tham mưu, đề xuất với thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch cải
cách hành chính của đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện;
4.2. Tiếp nhận
các chủ trương, kế hoạch, ý kiến chỉ đạo của Bộ thông qua Văn phòng Thường trực
cải cách hành chính để báo cáo và đề xuất Thủ trưởng đơn vị triển khai thực hiện;
4.3. Giúp Thủ
trưởng hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân trong đơn vị thực hiện các nhiệm
vụ cải cách hành chính;
4.4. Dự trù kinh
phí phục vụ cải cách hành chính;
4.5. Chủ trì tổ
chức triển khai một số nhiệm vụ cải cách hành chính do Thủ trưởng đơn vị giao;
4.6. Tham gia
các hoạt động cải cách hành chính do Văn phòng Thường trực cải cách hành chính
yêu cầu;
4.7. Tổng hợp
báo cáo kết quả cải cách hành chính của đơn vị theo quy định của Bộ gửi Văn
phòng Thường trực cải cách hành chính để tổng hợp chung.
Cán bộ, công chức
cải cách hành chính phải được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về cải cách
hành chính.
5. Chương trình,
dự án quốc tế hỗ trợ cải cách hành chính
Ban Chỉ đạo, Ban
quản lý các chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ cải cách hành chính hoặc có nội
dung, hợp phần hỗ trợ cải cách hành chính của Bộ phải nắm vững chủ trương, kế hoạch
cải cách hành chính của Bộ để chủ động lồng ghép vào các hoạt động của dự án;
thực hiện chế độ thông tin, báo cáo để tổng hợp chung vào các báo cáo, chương
trình, kế hoạch cải cách hành chính chung của Bộ.
Việc điều phối,
phối hợp hoạt động, chế độ thông tin, báo cáo của các chương trình, dự án quốc
tế hỗ trợ cải cách hành chính hoặc có nội dung, hợp phần hỗ trợ cải cách hành
chính của Bộ được thực hiện theo quy định riêng của Bộ.
II.
XÂY DỰNG VẦ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH CCHC
1. Chương trình,
Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ
- Chương trình
dài hạn, Kế hoạch 5 năm: căn cứ chủ trương của Đảng, chương trình cải cách hành
chính của Chính phủ và yêu cầu quản lý hành chính nhà nước của Bộ, Bộ trưởng có
chủ trương xây dựng chương trình dài hạn, kế hoạch cải cách hành chính 5 năm và
giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan tham mưu, tổng hợp tổ chức xây dựng kế hoạch,
Văn phòng Thường trực cải cách hành chính tổng hợp thành kế hoạch chung của Bộ
để trình Bộ trưởng phê duyệt.
- Kế hoạch hàng
năm: căn cứ vào kế hoạch 5 năm, các cơ quan tham mưu chủ động cụ thể hóa thành
kế hoạch cải cách hành chính hàng năm thuộc lĩnh vực được phân công. Văn phòng
Thường trực cải cách hành chính tổng hợp thành kế hoạch chung của Bộ trình Bộ
trưởng phê duyệt.
- Nhiệm vụ cải
cách hành chính hàng tháng, quý: căn cứ kế hoạch cải cách hành chính hàng năm,
Văn phòng Thường trực cải cách hành chính cụ thể hóa thành nhiệm vụ hàng tháng,
quý trình Thứ trưởng phụ trách cải cách hành chính ban hành.
- Các chương
trình, Đề án thí điểm cải cách hành chính, các nhiệm vụ đột xuất do Lãnh đạo Bộ
giao: Văn phòng Thường trực cải cách hành chính chủ trì xây dựng Đề án, tiến
hành thực hiện hoặc đề xuất Bộ trưởng thành lập các Tổ công tác để triển khai
thực hiện.
2. Kế hoạch cải
cách hành chính của các đơn vị
Thủ trưởng các
đơn vị căn cứ kế hoạch cải cách hành chính 5 năm, hàng năm, nhiệm vụ cải cách
hành chính hàng tháng, quý của Bộ và yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
đơn vị tổ chức xây dựng kế hoạch cải cách hành chính hàng năm, nhiệm vụ cải
cách hành chính hàng quý, tháng của đơn vị.
3. Triển khai,
đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính
3.1. Bộ trưởng
chủ trì cuộc họp với Thủ trưởng các đơn vị 6 tháng và một năm để đánh giá kết
quả thực hiện và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ.
3.2. Thứ trưởng
phụ trách cải cách hành chính chủ trì giao ban hàng quý với các cơ quan tham
mưu, tổng hợp để đánh giá và triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính hàng quý của
Bộ. Tùy nội dung giao ban hàng quý có thể mời lãnh đạo, cán bộ đầu mối cải cách
hành chính của các đơn vị có liên quan.
3.3. Các cơ quan
tham mưu chủ động tổ chức triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ
thuộc lĩnh vực được phân công.
3.4. Thủ trưởng
các đơn vị gắn việc triển khai, đánh giá nhiệm vụ cải cách hành chính với việc
sơ kết, tổng kết công tác 6 tháng, hàng năm của đơn vị; tổ chức các cuộc họp
chuyên đề cải cách hành chính tùy theo yêu cầu triển khai của đơn vị.
3.5. Văn phòng
Thường trực cải cách hành chính đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ cải
cách hành chính của các đơn vị; là đầu mối giúp Bộ đánh giá, triển khai kế hoạch,
nhiệm vụ cải cách hành chính của các đơn vị; tổ chức giao ban hàng quý hoặc đột
xuất với cán bộ đầu mối cải cách hành chính để triển khai nhiệm vụ cải cách
hành chính của Bộ.
4. Chế độ báo
cáo
4.1. Báo cáo định
kỳ hàng tháng các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của đơn vị
tháng trước và nhiệm vụ CCHC tháng sau gửi về Văn phòng Thường trực CCHC trước
ngày 10 hàng tháng để tổng hợp trình Bộ báo cáo Bộ Nội vụ trước ngày 15 hàng
tháng.
4.2. Báo cáo định
kỳ hàng quý, 6 tháng, năm; Báo cáo CCHC của các đơn vị gửi về Văn phòng Thường
trực CCHC trước ngày 10 của tháng cuối quý (báo cáo quý); trước ngày 10/6 (báo
cáo 6 tháng); trước ngày 20/11 (báo cáo năm) để tổng hợp trình Bộ báo cáo Bộ Nội
vụ.
Báo cáo của đơn
vị phải nêu rõ kết quả thực hiện, những khó khăn, kiến nghị và kế hoạch cải
cách hành chính của quý sau, 6 tháng, năm sau.
4.3. Báo cáo đột
xuất, báo cáo chuyên đề: tùy theo yêu cầu, Văn phòng Thường trực cải cách hành
chính chủ trì tham mưu giúp Bộ triển khai cụ thể.
Các báo cáo cải
cách hành chính là một trong những báo cáo chính được trình bày trong các buổi
giao ban Bộ hàng tháng, quý, năm.
5. Chế độ kiểm
tra
Tùy theo yêu cầu
công tác cải cách hành chính, các cơ quan tham mưu, cơ quan thường trực và tổng
hợp chủ động đề xuất trình Bộ phê duyệt việc tổ chức kiểm tra, khảo sát việc thực
hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp
và PTNT các tỉnh, thành phố.
III.
KINH PHÍ PHỤC VỤ CCHC
1. Ngân sách nhà
nước
- Vụ Tài chính
chủ trì xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phục vụ công tác cải cách hành
chính của Bộ để tổng hợp chung vào kế hoạch tài chính hàng năm của Bộ; phối hợp
với Văn phòng Thường trực cải cách hành chính phân bổ kinh phí cải cách hành
chính của Bộ cho các đơn vị; hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí cải
cách hành chính đúng quy định.
- Văn phòng Thường
trực CCHC chủ trì xây dựng dự toán chi tiết phần kinh phí CCHC hàng năm được
giao cho Văn phòng Bộ quản lý phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai
nhiệm vụ CCHC của Bộ và khối Vụ. Theo dõi, tổng hợp việc sử dụng kinh phí CCHC
của các đơn vị, kiến nghị Lãnh đạo Bộ xử lý những đơn vị sử dụng kinh phí CCHC
sang nội dung khác.
- Các đơn vị có
tài khoản riêng chủ động xây dựng kế hoạch, dự toán, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí CCHC theo quy định hiện hành, không sử dụng kinh phí CCHC sang nội
dung khác. Kế hoạch và quyết toán kinh phí CCHC của đơn vị phải được gửi về Vụ
Tài chính, Văn phòng thường trực CCHC theo dõi, tổng hợp, làm cơ sở giao kế hoạch
năm tiếp theo
- Các chương
trình, dự án về cải cách hành chính có nhu cầu kinh phí lớn sẽ được Bộ xem xét,
phê duyệt riêng.
2. Kinh phí hỗ
trợ các chương trình, dự án quốc tế
Ban quản lý các
chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ cải cách hành chính chủ động hỗ trợ kinh phí
cho các hoạt động cải cách hành chính của Bộ và các đơn vị.
IV.
TRÁCH NHIỆM, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC CCHC
1. Trách nhiệm
1.1. Bộ trưởng
chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ đạo triển khai các nhiệm
vụ cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; quyết định kế hoạch
cải cách hành chính 5 năm, hàng năm của Bộ, kế hoạch triển khai các chương
trình, đề án cải cách hành chính của Chính phủ giao và các vấn đề quan trọng
khác.
1.2. Thứ trưởng
phụ trách cải cách hành chính giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ cải cách hành chính của Bộ theo chương trình, kế hoạch đã được Bộ trưởng phê
duyệt. Các đồng chí Thứ trưởng khác được báo cáo tình hình và tham gia chỉ đạo
theo lĩnh vực, đơn vị được phân công phụ trách (điển hình là Đề án 30);
1.3. Thủ trưởng
các cơ quan tham mưu, thường trực và tổng hợp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng,
Thứ trưởng phụ trách cải cách hành chính về lĩnh vực, nhiệm vụ được Bộ giao; chủ
động đề xuất, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai của các đơn vị theo lĩnh vực
quản lý của đơn vị.
1.4. Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thứ trưởng
phụ trách cải cách hành chính về kết quả thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành
chính được Bộ giao; chủ động tổ chức xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch
cải cách hành chính của đơn vị và báo cáo Bộ kết quả thực hiện.
1.5. Cán bộ đầu
mối cải cách hành chính chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị trong việc thực
hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính được giao.
1.6. Các chương
trình, dự án hỗ trợ của quốc tế về cải cách hành chính hoặc có nội dung, hợp phần
về cải cách hành chính bám sát các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của
Bộ chủ động lồng ghép các hoạt động hỗ trợ việc triển khai cải cách hành chính
của Bộ, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
2. Chế độ
2.1. Cán bộ,
công chức làm công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính
của Bộ (cơ quan tham mưu, thường trực và tổng hợp), cán bộ đầu mối cải cách
hành chính của các đơn vị hưởng quỹ lương do Văn phòng quản lý được hưởng phụ cấp
hàng tháng theo quyết định riêng của Bộ.
2.2. Cán bộ,
công chức làm công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác CCHC của các đơn vị
có tài khoản riêng do Thủ trưởng đơn vị quyết định đối tượng được hưởng và mức
phụ cấp hàng tháng.
2.3. Cán bộ đầu
mối cải cách hành chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương phó trưởng
phòng của Bộ đối với những trường hợp không phải là trưởng, phó phòng của đơn vị.
2.4. Ngoài chế độ
phụ cấp hàng tháng, cán bộ, công chức làm công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
công tác cải cách hành chính của Bộ, của các đơn vị được cử đi tham quan, học tập
nâng cao trình độ về cải cách hành chính, quản lý hành chính nhà nước trong,
ngoài nước, xem xét đưa vào diện quy hoạch, bổ nhiệm, nâng lương sớm, khen thưởng.
3. Khen thưởng kỷ
luật
3.1. Văn phòng
Thường trực cải cách hành chính xây dựng trình Bộ trưởng ban hành quy định về
tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm của
các đơn vị, là một tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
3.2. Các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ không hoàn thành nhiệm vụ cải cách hành chính được giao,
không chấp hành nghiêm Quy định này, tùy theo mức độ, Bộ trưởng sẽ phê bình hoặc
có hình thức kỷ luật thích đáng.
V.
MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT
1. Xây dựng
chương trình, kế hoạch triển khai
Căn cứ vào
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của
Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch hành động
cụ thể:
- Chương
trình hành động cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (Văn bản số 1861/BNN-VP ngày 10/7/2002 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Kế hoạch
triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Bộ Thủy sản
(cũ) giai đoạn 2001-2010 (Quyết định số 557/QĐ-BTS ngày 3/7/2002).
- Kế hoạch cải
cách hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2010 (Quyết
định số 3379/QĐ-BNN-VP ngày 08/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn).
- Kế hoạch cải
cách hành chính của Bộ Thủy sản (cũ) giai đoạn 2006-2010 (Văn bản số
1867/BC-BTS ngày 16/8/2005).
- Kế hoạch cải
cách hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2008-2010 (sau
khi hợp nhất 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản – Quyết định
số 53QĐ/BNN-VP, ngày 8/1/2008).
- Bộ đã ban hành
các văn bản chỉ đạo quan trọng như: Qui định về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
cải cách hành chính của Bộ; Ban hành quy định về chi tiêu ngân sách phục vụ các
hoạt động cải cách hành chính; Kế hoạch triển khai và các Quyết định phê duyệt
Đề án thí điểm triển khai thực hiện cơ chế 1 cửa của 5 Cục thuộc Bộ, Kế hoạch
triển khai Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước của Bộ; Kế hoạch triển khai xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 tại các Cục; 5 Chỉ thị về các nội dung của
công tác cải cách hành chính và rất nhiều văn bản chỉ đạo khác.
- Hàng năm, Bộ đều
tổ chức tổng kết và ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính cụ
thể của năm tiếp theo.
Các Kế hoạch cải
cách hành chính của Bộ đều được xây dựng theo phương pháp khung logic, với trọng
tâm là xác định rõ được các mục tiêu, các kết quả đầu ra, các hoạt động, đơn vị
chủ trì, đơn vị phối hợp, các nguồn lực; một số Kế hoạch đã xây dựng các chỉ số
giám sát, đánh giá.
2. Thông tin,
tuyên truyền
Bộ đã xây dựng
02 chuyên trang về cải cách hành chính (http:cchc.omard.gov.vn) và thủ tục hành
chính (http:tthc.omard.gov.vn); trên trang web của các đơn vị thuộc Bộ đều có
chuyên mục về cải cách hành chính; trong thời gian dài, Bộ có chuyên mục Cải
cách hành chính trên Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Bộ còn tổ chức tuyên
truyền cải cách hành chính bằng những hình thức khác như tổ chức tập huấn, phổ
biến, quán triệt các nội dung về cải cách hành chính cho các cán bộ, công chức
trong Bộ. Đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về cải cách hành chính năm 2003 và cuộc
thi ý tưởng cải cách hành chính năm 2009 do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Bộ phối hợp
Văn phòng CCHC thực hiện. Thông qua thông tin, tuyên truyền, nhận thức của cán
bộ, công chức về cải cách hành chính đã được nâng lên; người dân, doanh nghiệp
dễ tìm hiểu và tiếp cận với các cơ quan hành chính tốt hơn như cơ chế “một cửa”,
giải quyết công việc thông qua thư điện tử, cấp phép qua mạng …
3. Giao ban cải
cách hành chính và Kiểm tra việc thực hiện
Trong một thời
gian dài, Văn phòng thường trực cải cách hành chính đã duy trì được chế độ giao
ban quý, nội dung ngày càng phong phú, cơ bản như sau:
- Đánh giá việc
thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính trong quý của Bộ và các
đơn vị trực thuộc; triển khai kế hoạch tiếp theo (chú trọng những vấn đề mới do
Chính phủ, Bộ giao);
- Tập huấn cho
công chức cải cách hành chính về các kỹ năng hành chính;
- Khảo sát các
mô hình cải cách hành chính tiên tiến của các địa phương, chia sẻ kết quả và
kinh nghiệm triển khai chương trình cải cách hành chính với các Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Riêng đối với việc
thực hiện Giai đoạn II Đề án 30, Bộ thực hiện định kỳ giao ban 2 lần/tháng.
Về công tác kiểm
tra, đã triển khai nhiều cuộc kiểm tra với các hình thức như thành lập các đoàn
kiểm tra của Bộ theo các chuyên đề, thường trực cải cách hành chính kiểm tra
chung về nội dung cải cách hành chính; đặc biệt, Tổ công tác Đề án 30 đã tiến
hành các cuộc kiểm tra, khảo sát việc thực hiện thủ tục hành chính tại các đơn
vị trực thuộc Bộ đóng tại các địa phương, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tại các vùng Đông bắc, Tây bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ.
4. Kinh phí thực
hiện cải cách hành chính
Từ năm 2007 đến
nay Bộ đã giao kinh phí cải cách hành chính cho các Cục, Văn phòng Bộ; trong đó
mỗi Cục được giao từ 100 đến 150 triệu đồng/năm, thành một dòng riêng.
Các Dự án có nội
dung cải cách hành chính trong Bộ cũng đã dành kinh phí để hỗ trợ cho các nội
dung cải cách hành chính; tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ thông qua hoạt động của
thường trực cải cách hành chính chưa nhiều.
5. Khen thưởng,
kỷ luật thực hiện cải cách hành chính
Trong những năm
gần đây, hàng năm và kết thúc các Đề án thí điểm, Bộ đã thực hiện thường xuyên
công tác khen thưởng chuyên đề về cải cách hành chính; đã tặng Bằng khen Bộ trưởng
cho 34 tập thể và 115 cá nhân, đã đề nghị Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng
3 về nội dung thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước cho
Bộ, 2 đơn vị, 4 cá nhân được đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Về phê bình, kỷ
luật đã thường xuyên nhắc nhở Thủ trưởng các đơn vị thực hiện chưa tốt tại các
cuộc họp, giao ban của Bộ, phê bình bằng văn bản với nhiều Thủ trưởng đơn vị mà
kết quả thực hiện của đơn vị kém.
6. Về tăng cường
vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể:
công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Đảng ủy Bộ đã
ban hành Chỉ thị 179/CT-ĐU ngày 15/5/2008 và các văn bản chỉ đạo về nâng cao
vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; đã tổ
chức khóa tập huấn cho cán bộ chủ chốt các cấp ủy về các nội dung cơ bản của
chương trình cải cách hành chính nhà nước, các kế hoạch cải cách hành chính dài
hạn của Bộ. Nội dung tham gia lãnh đạo nhiệm vụ cải cách hành chính cũng là một
yêu cầu trong các đợt sơ kết, tổng kết công tác Đảng, trong nội dung các hoạt động
kiểm tra các cơ sở Đảng.
Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh đã phát động các phong trào thi đua động viên cán bộ, đoàn
viên phát huy vai trò xung kích tham gia các hoạt động cải cách hành chính của
Bộ, của các đơn vị; đã phối hợp với Văn phòng thường trực cải cách hành chính tổ
chức các cuộc thi có nội dung cải cách hành chính như trang phục công sở (văn
hóa công sở), ý tưởng cải cách hành chính, …
VI.
CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đảng, Chính
phủ sớm đề ra chủ trương và nội dung và nhiệm vụ trọng tâm CCHC giai đoạn
2011-2015 và 2020 làm cơ sở để các Bộ, ngành xây dựng chương trình, kế hoạch
CCCH của Bộ, ngành mình.
2. Trên cơ sở chủ
trương và nội dung CCHC trọng tâm giai đoạn tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo
xây dựng và phê duyệt các đề án cụ thể để triển khai; mỗi đề án cần có một cơ
chế về tài chính, tổ chức phù hợp để triển khai thực hiện tương tự như Đề án
“30” hay việc áp dụng cơ chế “một cửa”; xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn “ISO” trong các cơ quan hành chính nhà nước … của giai đoạn
2001-2010.
3. Cơ quan Thường
trực CCHC của Chính phủ cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giao ban,
sơ kết, tổng kết công tác CCHC đối với từng lĩnh vực để đánh giá, rút kinh nghiệm
và có những điều chỉnh kịp thời để đảm bảo công tác CCHC mang lại hiệu quả thiết
thực trong đời sống kinh tế-xã hội.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Lưu VT, VPCCHC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|