Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 313/BC-UBND 2016 tự đánh giá kết quả đạt tiếp cận pháp luật huyện Củ Chi Hồ Chí Minh

Số hiệu: 313/BC-UBND Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Huyện Củ Chi Người ký: Phạm Thị Thanh Hiền
Ngày ban hành: 03/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CỦ CHI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 313/BC-UBND

Củ Chi, ngày 03 tháng 11 năm 2016

 

BÁO CÁO

TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI NĂM 2016

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

Huyện Củ Chi có vị trí địa lý nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, diện tích tự nhiên 43.496 ha, là một huyện ngoại thành cách Trung tâm thành phố 35 km theo Quốc lộ 22. Huyện có 20 xã và 01 thị trấn, trong đó gồm có 178 ấp và khu phố, dân số hiện nay trên địa bàn huyện 411.252 người.

Huyện đang từng bước đô thị hóa nhanh, đời sống người dân ngày một nâng lên, tình hình biến động dân số cơ học tăng cao, số lao động đến sinh sống lao động và học tập trên địa bàn ngày càng nhiều góp phần xây dựng huyện ngày càng nhộn nhịp và sung túc, từ đó góp phần tạo được thuận lợi trong việc thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, Kế hoạch số 5967/KH-UBND ngày 08/11/2013 của UBND thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người dân nông thôn vùng xa của huyện đời sống còn nhiều khó khăn, đối tượng lao động trong các khu vực nhà trọ, cho thuê không ổn định, không có thời gian tiếp cận một số tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 là một thách thức khó khăn chung của huyện.

Qua phân loại xã, thị trấn theo Điểm a, Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, năm 2016, kết quả thẩm tra và tự đánh giá của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện có 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận theo quy định.

II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

1. Kết quả đạt được

a) Công tác lãnh, chỉ đạo

Nhằm thực hiện hiệu quả Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại văn bản số 4481/VP-PCNC ngày 21/5/2016 về việc triển khai xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2016. Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi đã ban hành Kế hoạch số 1130/KH-UBND ngày 16/2/2016 về việc triển khai thực hiện đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Củ Chi và Quyết định số 9036/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 về việc kiện toàn Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện Củ Chi. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn căn cứ vào những công việc cụ thể để tổ chức triển khai, quán triệt việc thực hiện 08 tiêu chí tiếp cận pháp luật của người dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện (gồm 41 chỉ tiêu); giải quyết các vụ việc hành chính, tư pháp; ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn; thiết chế tiếp cận pháp luật của xã hội; bộ máy bảo đảm thực hiện thiết chế pháp luật; kinh phí và cơ sở vật chất đến cán bộ và nhân dân trong việc áp dụng chuẩn tiếp cận pháp luật.

b) Kết quả đánh giá của các xã, thị trấn năm 2016.

Quá trình thực hiện các chỉ tiêu theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, đồng thời công khai đầy đủ các thủ tục hành chính tại địa phương theo quy định. Kết quả đánh giá của các xã, thị trấn được Hội đồng các xã, thị trấn tổng hợp và đánh giá theo đúng hướng dẫn và báo cáo đầy đủ các biểu mẫu về huyện theo quy định. Từ kết quả tự đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Phòng Tư pháp huyện là cơ quan Thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện, đồng thời cũng là Thường trực Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ tham mưu UBND huyện thẩm định việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật tại các xã, thị trấn năm 2016 như sau:

Tiêu chí 1: Giải quyết các vụ việc hành chính tư pháp.

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ vụ việc tư pháp (chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, các thủ tục liên quan đến thi hành án) được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn.

- Nhìn chung các xã, thị trấn trong huyện thực hiện đạt chỉ tiêu này (đạt từ 80% đến 90%). Tuy nhiên qua đánh giá cũng còn những mặt hạn chế chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, công tác thi hành án còn gặp nhiều bất cập.

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các vụ việc thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn.

- Qua kiểm tra đa số các xã, thị trấn đều đạt.

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực địa chính, đô thị, tài nguyên, môi trường được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều đạt (tất cả đều đạt 90% trở lên). Giải quyết đúng trình tự, thủ tục thuộc lĩnh vực địa chính, đôi khi có những trường hợp hồ sơ đăng ký cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất còn vướng về diện tích tối thiểu tách thửa, quy hoạch...cần phải xác minh, làm rõ để xem xét điều kiện tách thửa theo quy định nên kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân.

Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều đạt. Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực lao động, thương binh xã hội được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn trên 90%.

Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực kinh tế được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

- Qua kiểm tra đa số các xã, thị trấn đều đạt đúng quy trình, thủ tục. Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực kinh tế được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn trên 90%.

Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ vụ việc xử lý vi phạm hành chính được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn.

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều đạt đúng quy trình, thủ tục và thời hạn.

Chỉ tiêu 7: Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực y tế được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều đạt đúng quy trình, thủ tục và thời hạn.

Chỉ tiêu 8: Tỷ lệ các vụ việc thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều đạt đúng quy trình, thủ tục và thời hạn.

Chỉ tiêu 9: Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực văn hóa, thông tin được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều đạt đúng quy trình, thủ tục và thời hạn.

Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực an ninh được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều đạt đúng quy trình, thủ tục.

Chỉ tiêu 11: Tỷ lệ thủ tục nội vụ, đăng ký tôn giáo được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều đạt đúng quy trình, thủ tục và thời hạn.

Chỉ tiêu 12: Tỷ lệ các thủ tục thuộc lĩnh vực quốc phòng được giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời hạn

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều đạt đúng quy trình, thủ tục.

- Nhìn chung: các chỉ tiêu trong tiêu chí này qua đánh giá của các xã, thị trấn đều đạt, tuy nhiên chỉ tiêu 10 đến chỉ tiêu 12 còn mang tính chung chung chưa có nội dung cụ thể nên khó đánh giá một cách chính xác.

Tiêu chí 2: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã.

Chỉ tiêu 13: Tỷ lệ dự thảo văn bản được tổ chức lấy ý kiến của người dân tại các thôn, làng, bản, phum, sóc, cụm dân cư, tổ dân phố... theo quy định pháp luật

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn thì về công tác dự thảo văn bản được tổ chức lấy ý kiến của người dân tại các cụm dân cư, tổ dân phố... theo quy định pháp luật, tất cả đạt trên 90%.

Chỉ tiêu 14: Tỷ lệ văn bản ban hành đúng thời hạn và phù hợp với quy định của pháp luật (không bị cơ quan có thẩm quyền xử lý về việc trái quy định của pháp luật)

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn về công tác ban hành văn bản đều đúng thời hạn và phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn xã An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An đạt ở mức chưa cao.

Tiêu chí 3: Phổ biến, giáo dục pháp luật

Chỉ tiêu 15: Đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật của xã, phường được bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ trong năm

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn thì đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật của xã, thị đều được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và cung cấp tài liệu về nghiệp vụ tuyên truyền trong năm.

Chỉ tiêu 16: Có mạng lưới truyền thanh cơ sở tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều có mạng lưới truyền thanh ở cơ sở, tham gia phổ biến các quy định của pháp luật vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành.

Chỉ tiêu 17: Tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được phổ biến cho người dân

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều có phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân đạt yêu cầu theo quy định.

Chỉ tiêu 18: Tủ sách pháp luật có đủ các loại sách, báo theo quy định và được cập nhật, bổ sung 02 đợt trở lên/năm

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều có tủ sách pháp luật, có đủ các loại sách, báo theo quy định và được cập nhật bổ sung 02 đợt trở lên trong năm.

Chỉ tiêu 19: Có Thư viện xã, phường (hoặc Bưu điện văn hóa xã, phường) hoặc địa điểm thuận lợi do Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý để phục vụ người dân khai thác miễn phí cơ sở dữ liệu pháp luật qua máy vi tính

- Qua kiểm tra đa số xã có bưu điện văn hóa xã hoạt động đáp ứng nguyện vọng của người dân, riêng xã Tân An Hội có địa điểm để phục vụ người dân khai thác miễn phí cơ sở dữ liệu qua máy tính.

Chỉ tiêu 20: Người dân tra cứu trực tiếp văn bản, tài liệu, sách, báo pháp luật hoặc máy vi tính nối mạng tại các địa điểm Ủy ban nhân dân xã, quản lý bình quân từ 10 lượt người/ngày làm việc trở lên

- Qua kiểm tra, các xã, thị trấn đạt được số lượt người dân tra cứu trực tiếp văn bản, tài liệu, sách, báo pháp luật hoặc máy vi tính nối mạng tại các địa điểm Ủy ban nhân dân xã, quản lý bình quân từ 5 lượt người/ngày đến 10 lượt người/ngày làm việc trở lên .

Tiêu chí 4: Trợ giúp pháp lý

Chỉ tiêu 21: Có người tham gia trợ giúp pháp lý (Cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoặc tư vấn viên pháp luật hay luật sư tham gia trợ giúp pháp lý) hoạt động tại địa bàn, tiếp nhận và thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều có Cộng tác viên trợ giúp pháp lý tiếp nhận và thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý tại cơ sở.

Chỉ tiêu 22: Xã, thị trấn thực hiện 02 nội dung sau: (1) Tập hợp nhu cầu trợ giúp pháp lý và đề xuất Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động tại địa bàn; (2) Ủy ban nhân dân xã, phường phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý, Chi nhánh và tạo điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động.

- Qua kiểm tra phần lớn các xã, thị trấn đều thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động.

Chỉ tiêu 23: Có một trong các loại hình: Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tổ trợ giúp pháp lý, điểm trợ giúp pháp lý hoạt động hoặc có hoạt động sinh hoạt chuyên đề trợ giúp pháp lý hoặc có một trong các hình thức truyền thông về trợ giúp pháp lý (phát tờ gấp, cẩm nang, tài liệu trợ giúp pháp lý khác, đặt Bảng thông tin; hệ thống đài truyền thanh cơ sở)

- Qua kiểm tra tất cả các xã, thị trấn đều thực hiện tốt chỉ tiêu này.

Chỉ tiêu 24: Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý được Ủy ban nhân dân xã, phường và các tổ chức, đoàn thể xã hội ở xã, phường xác nhận diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật được đáp ứng

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều thực hiện tốt chỉ tiêu này. Chỉ có xã Phước Vĩnh An là đạt chưa cao theo yêu cầu.

Chỉ tiêu 25: Tỷ lệ đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định được thụ lý và thực hiện

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều thực hiện tốt chỉ tiêu này.

Tiêu chí 5: Thực hiện dân chủ ở xã, phường:

Chỉ tiêu 26: Thực hiện việc công khai bảo đảm thuận lợi cho người dân tiếp cận, nhận biết 11 nội dung sau: (1) Công khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã; (2) Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; (3) Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; (4) Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp; (5) Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế; (6) Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã; (7) Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; (8) Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã phường thị trấn; (9) Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã

- Qua kiểm tra các chỉ có 07 xã thực hiện công khai 10/11 tiêu chí là Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Đông, Trung Lập Thượng, Phạm Văn Cội, Nhuận Đức, Tân Thạnh Tây. Có 01 xã chỉ thực hiện công khai 9/11 nội dung là Thái Mỹ, còn lại tất cả các xã chỉ thực hiện 11/11 nội dung.

Chỉ tiêu 27: Tỷ lệ cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật (nếu trong năm không phát sinh nhiệm vụ thuộc các nội dung cần công khai nêu trên thì vẫn được tính điểm)

- Những chủ trương chính sách, cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi của các địa phương đều được đa số các xã, thị trấn đưa ra ý kiến của người dân tham gia đóng góp, bàn bạc và đi đến quyết định chung cho chính quyền cấp xã để thực hiện.

Chỉ tiêu 28: Nhân dân bàn, biểu quyết, bầu, bãi, miễn nhiệm 03 nội dung sau: (1) Bàn, biểu quyết hương ước, quy ước của thôn, ấp, tổ dân phố; (2) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng tổ dân phố; (3) Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều được nhân dân bàn, biểu quyết, bầu, bãi, miễn nhiệm 03 nội dung theo chỉ tiêu này.

Chỉ tiêu 29: Thực hiện việc lấy ý kiến của nhân dân về 05 nội dung sau: (1) Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã; (2) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã; (3) Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã, chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư, phương án quy hoạch khu dân cư; (4) Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã; (5) Nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều thực hiện đầy đủ các nội dung trong chỉ tiêu này.

Chỉ tiêu 30: Nhân dân thực hiện giám sát 04 nội dung sau: (1) Các nội dung công khai để dân biết; (2) Các nội dung nhân dân bàn, quyết định trực tiếp; (3) Các nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; (4) Các nội dung nhân dân tham gia ý kiến

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều được nhân dân thực hiện giám sát đầy đủ các nội dung.

Tiêu chí 6: Thiết chế tiếp cận pháp luật của xã hội

Chỉ tiêu 31: Tỷ lệ ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, cụm dân cư có Tổ hòa giải

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều xây dựng đầy đủ các tổ hòa giải đạt từ 90% trở lên.

Chỉ tiêu 32: Tỷ lệ tổ viên Tổ hòa giải được bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ và được sự kiểm tra, hướng dẫn hoạt động hòa giải của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều xây dựng đầy đủ các tổ hòa giải, tổ viên Tổ hòa giải được bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ và được sự kiểm tra, hướng dẫn hoạt động hòa giải của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.

Chỉ tiêu 33: Tỷ lệ các yêu cầu hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật được thụ lý và thực hiện

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều thực hiện tốt công tác thụ lý và thực hiện các yêu cầu hòa giải.

Chỉ tiêu 34: Có một trong các loại hình Câu lạc bộ sau sinh hoạt: Câu lạc bộ pháp luật; Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm; Câu lạc bộ pháp lý với phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh hoặc với đối tượng khác sinh hoạt:

- Qua kiểm tra các xã và thị trấn đều có các câu lạc bộ sinh hoạt từ 3 lần/năm trở lên.

Chỉ tiêu 35: Từ 90% trở lên làng, bản, ấp, thôn, cụm dân cư: có hương ước, quy ước

- Qua kiểm tra hầu hết các xã, thị trấn đều đã thực hiện tốt việc xây dựng hương ước, quy ước.

Chỉ tiêu 36: Cán bộ Tư pháp Hộ tịch phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xã, phường kiểm tra, tạo điều kiện cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước

- Qua kiểm tra Cán bộ Tư pháp, Hộ tịch các xã, thị trấn đều đã thực hiện tốt việc phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xã, thị trấn kiểm tra, tạo điều kiện cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước.

Tiêu chí 7: Bộ máy bảo đảm thực hiện thiết chế pháp luật

Chỉ tiêu 37: Tỷ lệ số lượng công chức xã, phường (Tư pháp-Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng - Đô thị (hoặc Nông nghiệp) và Môi trường, Văn hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng quân sự) bảo đảm theo quy định:

- Qua kiểm tra hầu hết các xã, thị trấn đều đã thực hiện tốt chỉ tiêu này.

Chỉ tiêu 38: Tỷ lệ công chức xã, phường (Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng - Đô thị (hoặc Nông nghiệp) và Môi trường, Văn hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng quân sự) đạt chuẩn theo quy định

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều đạt 100%.

Tiêu chí 8: Kinh phí và cơ sở vật chất

Chỉ tiêu 39: Ngân sách xã, phường hàng năm đầu tư, hỗ trợ cho 3 hoạt động: (1) Phổ biến, giáo dục pháp luật (2) Hòa giải cơ sở, (3) Sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

- Qua kiểm tra chỉ tiêu này các xã, thị trấn đều đạt số điểm tối đa.

Chỉ tiêu 40: Quản lý tốt các nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho các công việc thuộc 07 tiêu chí trên (bảo đảm đúng đối tượng, mục đích, kế hoạch, tránh lãng phí thất thoát...).

- Qua kiểm tra các xã, thị trấn đều thực hiện tốt chỉ tiêu này.

Chỉ tiêu 41: Tỷ lệ cán bộ chuyên môn của Ủy ban nhân dân xã, phường thường xuyên sử dụng máy vi tính nối mạng và cập nhật cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ công việc

- Qua kiểm tra chỉ tiêu này các xã, thị trấn đều đạt số điểm tối đa.

Nhìn chung kết quả thẩm tra, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Củ Chi theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ được Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật các xã, thị trấn tổ chức thực hiện đúng quy định. Kết quả đánh giá là cơ sở cho các xã, thị trấn tự kiểm tra những hạn chế tồn tại để có sự quan tâm tổ chức thực hiện các chỉ tiêu tốt hơn trong thời gian tới.

Như vậy, với kết quả thẩm tra, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Củ Chi năm 2016 có 21/21 đơn vị cơ sở đạt 100% (các xã, thị trấn của huyện đạt thấp nhất là xã Phạm Văn Cội 970 điểm, cao nhất là xã Tân An Hội và Hòa Phú đạt 985 điểm,...)

3. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

- Công tác tuyên truyền và công khai đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, về thủ tục hành chính tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhưng do địa bàn huyện rộng, việc đi lại khó khăn, một bộ phận người dân do điều kiện công việc của mình nên thời gian được nghe phổ biến pháp luật cũng có những khó khăn nhất định (nhiều công dân do công việc nên chỉ tiếp xúc được với cán bộ, chính quyền trong những ngày nghỉ trong tuần thứ bảy, chủ nhật). Một số chỉ tiêu khó đánh giá chính xác theo yêu cầu, cần có thời gian hợp lý để thực hiện tốt hơn.

- Việc đánh giá của các xã, thị trấn chưa chặt chẽ, kịp thời nên việc đánh giá còn nặng về hình thức mà chưa đi sâu vào cụ thể nội dung. Do vậy cần tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra để có nhận xét đánh giá đúng quy định và biểu dương, khen thưởng các địa phương đạt thành tích cao.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

- Chỉ tiêu 10 đến chỉ tiêu 12 còn mang tính chung chung chưa có nội dung cụ thể nên khó đánh giá một cách chính xác. Đề nghị Sở Tư pháp có hướng dẫn cụ thể.

- Hiện tại huyện Củ Chi có địa bàn khá rộng việc thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân còn nhiều hạn chế như công tác tiếp cận thông tin của người dân, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.

- Thành phố xem xét có chủ trương bố trí cho mỗi ấp, khu phố trên địa bàn huyện một máy vi tính và có đường truyền Internet để đáp ứng người dân có nhu cầu nắm bắt thông tin các văn bản pháp luật, tìm hiểu thủ tục hành chính và các lĩnh vực khác được thuận tiện.

- Cần điều chỉnh thời hạn đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật theo hướng gắn với năm công tác để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê và đánh giá mức độ đạt được của các tiêu chí.

Trên đây là báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi về việc đánh giá khả năng đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2016 trên địa bàn huyện Củ Chi./.

 


Nơi nhận:
- Sở Tư pháp thành phố;
- TT. Huyện ủy;
- TT.UBND huyện;
- Thành viên Hội đồng ĐGCTCPL huyện;
- Văn phòng UBND huyện (Trang thông tin điện tử huyện);
- Phòng Tư pháp huyện;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu: VT, P.TP02, PHL Sơn.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Thị Thanh Hiền

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 313/BC-UBND ngày 03/11/2016 về tự đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.186

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.244.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!