Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 46/2024/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu Người ký: Phạm Văn Thiều
Ngày ban hành: 15/10/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2024/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 15 tháng 10 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 442/TTr-SNN ngày 12 tháng 10 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về định mức cây trồng, vật nuôi và đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nội dung Quyết định này.

2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2024.

2. Quyết định này thay thế Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về định mức cây trồng, vật nuôi và đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Quyết định số 14/2020/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về định mức cây trồng, vật nuôi và đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ TN&MT (báo cáo);
- Bộ NN&PTNT (báo cáo);
- Vụ Pháp chế - Bộ NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra);
- Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh;
- Trung tâm CB-TH (đăng Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh);
- Lưu: VT, Đạt (QĐ 31).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thiều

QUY ĐỊNH

VỀ ĐỊNH MỨC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI VÀ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2024/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về định mức cây trồng, vật nuôi và đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi áp dụng trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai năm 2024.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; các đơn vị và địa phương làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

2. Người sử dụng đất quy định tại Điều 4 Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.

3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất.

Điều 3. Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 103 Luật Đất đai. Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi còn được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

1. Trường hợp vườn cây lâu năm có trồng xen cây trồng hàng năm thì ngoài việc bồi thường thiệt hại đối với vườn cây lâu năm, người sử dụng đất còn được bồi thường thiệt hại đối với cây hàng năm theo diện tích cây trồng thực tế bị thiệt hại.

2. Không bồi thường đối với cây hàng năm mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời điểm thu hoạch.

3. Đối với phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt trước ngày Quy định này có hiệu lực thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.

4. Đối với các trường hợp phát sinh không nằm trong Quy định này thì các đơn vị, địa phương (sau khi có ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt.

Chương II

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Điều 4. Đối với cây hàng năm

1. Giá bồi thường cây hằng năm là giá bồi thường trên một đơn vị diện tích được tính bằng đồng/m2.

2. Giá bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đối với cây trồng đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng đó tại địa phương và giá bồi thường. Cụ thể:

Giá bồi thường (đồng/m2)

=

Năng suất (kg/m2)

(Năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm liền kề)

x

Giá (đồng/kg)

(Giá bán trung bình của năm trước liền kề)

3. Giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng hàng năm trên địa bàn tỉnh theo Bảng 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này.

Điều 5. Đối với cây lâu năm

1. Giá bồi thường cây lâu năm là giá bồi thường cho một cây được tính bằng đồng/cây với mật độ theo quy định.

2. Giá bồi thường cây lâu năm (cây ăn trái), cụ thể cho từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển như sau:

a) Giá bồi thường theo thời kỳ kiến thiết (chưa cho thu hoạch) được tính:

Giá bồi thường (đồng/cây)

=

Chi phí đầu tư và chăm sóc theo tuổi cây tích lũy tương ứng đến thu hồi đất (đồng/cây)

b) Giá bồi thường thời kỳ cho trái chưa ổn định được tính:

Giá bồi thường (đồng/cây)

=

Sản lượng (kg/cây) thời kỳ cho trái chưa ổn định

x

Lợi nhuận sản phẩm (đồng/kg)

+

Giá bồi thường (đồng/cây) thời kỳ kiến thiết

Ghi chú: Sản lượng/cây thời kỳ cho trái chưa ổn định (kg/cây) = [sản lượng/cây cho trái chưa ổn định/năm] x [số năm tương ứng thời kỳ cây cho trái chưa ổn định]

c) Giá bồi thường thời kỳ cho trái ổn định được tính:

Giá bồi thường (đồng/cây)

=

Sản lượng (kg/cây) thời kỳ cho trái ổn định

x

Lợi nhuận sản phẩm (đồng/kg)

Ghi chú: Sản lượng/cây thời kỳ cho trái ổn định (kg/cây) = [sản lượng/cây cho trái ổn định/năm] x [số năm tương ứng của thời kỳ cây cho trái ổn định]

d) Giá bồi thường đối với cây già cỗi (cây cho trái ít, năng suất thấp, phát triển kém), được tính:

Giá bồi thường (đồng/cây)

=

Giá bồi thường cây ở giai đoạn kiến thiết

Ghi chú: Cây già cỗi được tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định theo điều kiện thực tế.

3. Giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng lâu năm (cây ăn trái) trên địa bàn tỉnh theo Bảng 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này. Trường hợp giá cây lâu năm biến động tăng, giảm hoặc có phát sinh các loại cây trồng khác không có trong Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tổ chức khảo sát thực tế để đề xuất giá bồi thường, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho từng phương án bồi thường cụ thể.

4. Phân loại cây lâu năm theo thời gian trồng (cây ăn trái):

a) Loại cây ăn trái (thân cứng) được phân thành 03 nhóm theo thời gian trồng, cụ thể như sau:

Cây ăn trái

Các giai đoạn sinh trưởng

Thời gian trồng

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Loại A

Cây thời kỳ cho trái ổn định (cây phát triển tốt, tán lớn, đang trong thời kỳ nhiều trái, cho trái ổn định)

Từ 04 năm trở lên

Từ 05 năm trở lên

Từ 07 năm trở lên

Loại B

Cây thời kỳ cho trái chưa ổn định (giai đoạn cây phát triển chưa ổn định, cây xanh tốt, đang trong thời kỳ đã cho trái nhưng tán nhỏ)

Từ 02 năm đến dưới 04 năm

Từ 03 năm đến dưới 05 năm

Từ 05 năm đến dưới 07 năm

Loại C

Cây thời kỳ kiến thiết cơ bản (Cây chưa cho thu hoạch)

Từ 01 năm đến dưới 02 năm

Từ 01 năm đến dưới 03 năm

Từ 01 năm đến dưới 05 năm

Loại D

Cây mới trồng

Dưới 01 năm tuổi

Dưới 01 năm tuổi

Dưới 01 năm tuổi

Loại E

Cây già cỗi (cây cho trái ít, năng suất thấp, phát triển kém)

Cây sau giai đoạn cho trái ổn định

b) Cây ăn trái (thân mềm) được phân loại và giá bồi thường thiệt hại theo Bảng 2.4 Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này.

c) Mật độ tối đa và các thời kỳ sinh trưởng của một số loại cây ăn trái theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quy định này.

5. Phương pháp tính đối với cây lâu năm là loại cây thu hoạch một lần (cây lấy gỗ, cây bóng mát) được tính như sau:

Giá bồi thường (đồng/cây)

=

Số lượng từng loại cây trồng

x

Giá 1 (một) loại cây trồng tương ứng (đồng/cây)

a) Đối với cây lấy gỗ (sao, dầu, xà cừ, bằng lăng, ...)

- Loại A: Có đường kính gốc từ 30cm trở lên.

- Loại B: Có đường kính gốc từ 15cm đến dưới 30cm.

- Loại C: Có đường kính gốc từ 8cm đến dưới 15cm.

- Loại D: Có đường kính gốc từ 3cm đến dưới 8cm.

- Loại E: Cây mới trồng, cây có đường kính dưới 3cm.

b) Đối với cây bóng mát (còng, phượng vĩ, bàng, ...)

- Loại A: Có đường kính gốc từ 50cm trở lên.

- Loại B: Có đường kính gốc từ 30cm đến dưới 50cm.

- Loại C: Có đường kính gốc từ 15cm đến dưới 30cm.

- Loại D: Có đường kính gốc từ 5cm đến dưới 15cm.

- Loại E: Cây mới trồng, cây có đường kính dưới 5cm.

c) Đối với cây gòn, bạch đàn, tràm, phi lao (dương), đước, cóc, vẹt, tra, mắm, bần, so đũa, trứng cá

- Loại A: Có đường kính gốc từ 20cm trở lên.

- Loại B: Có đường kính gốc từ 10cm đến dưới 20cm.

- Loại C: Có đường kính gốc từ 3cm đến dưới 10cm.

- Loại D: Cây mới trồng, cây có đường kính dưới 3cm.

d) Đối với nhóm tre, trúc, tầm vông, lục bình được phân loại theo số cây/bụi

- Tre, tầm vông:

+ Loại A: Trên 30 cây/bụi.

+ Loại B: Từ 20 cây/bụi đến 30 cây/bụi.

+ Loại C: Từ 10 cây/bụi đến dưới 20 cây/bụi.

+ Loại D: Dưới 10 cây/bụi.

- Trúc, lục bình:

+ Loại A: Trên 100 cây/bụi.

+ Loại B: Từ 50 cây/bụi đến 100 cây/bụi.

+ Loại C: Từ 20 cây/bụi đến dưới 50 cây/bụi.

+ Loại D: Dưới 20 cây/bụi.

đ) Đơn giá bồi thường cây dừa nước: 17.000 đồng/m2.

Phân loại theo đường kính gốc cây để tính bồi thường. Điểm đo đường kính gốc xác định tại vị trí cách mặt đất là 1m áp dụng cho các loại cây trồng có hình dáng thon và thẳng đứng, trường hợp các loại cây trồng có hình dáng phân nhánh gần sát mặt đất, không thể xác định đường kính gốc theo quy định 1m thì căn cứ vào vị trí phân nhánh đầu tiên để xác định đường kính gốc cho loại cây đó (nhưng không đo ngay chạc hai, chạc ba).

Giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng lâu năm thu hoạch một lần (cây lấy gỗ, cây bóng mát) trên địa bàn tỉnh theo Bảng 3 Phụ lục III ban hành kèm theo Quy định này.

6. Một số trường hợp khác:

a) Cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng có chứng nhận của cơ quan thẩm quyền, còn trong thời gian được phép khai thác thì được bồi thường 1,5 lần so với giá theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này.

b) Đối với cây trồng mà chủ sở hữu được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giá bồi thường có thể tăng thêm nhưng mức tăng tối đa không quá 1,2 lần so với giá bồi thường cây cùng loại theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này.

c) Cây trồng có thể di chuyển đi nơi khác nhưng không thể di chuyển (bị giải tỏa trắng, không còn đất để di dời hoặc do điều kiện khách quan mà chủ hộ không thể thu hồi được giá trị cây cảnh khi Nhà nước thu hồi đất) thì xem xét bồi thường. Giá bồi thường cây cảnh do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, đề xuất từng trường hợp cụ thể, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

d) Trong cùng một dự án, nếu giá trị thực tế của từng loại giống cây trong cùng một vườn cây có giá trị thực tế khác nhau, thì giá bồi thường phải khác nhau.

đ) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến điểm khác, thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, trồng lại bằng cách lập dự toán theo định mức, giá hiện hành, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.

e) Vườn chuyên canh trồng 01 loại cây ăn trái có tác động khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất: Trường hợp cây trồng vượt mật độ đến dưới 30% thì số cây vượt mật độ được tính bằng 50% giá bồi thường cây trồng theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này; trường hợp cây trồng vượt mật độ từ 30% trở lên thì số cây vượt mật độ từ 30% trở lên đó chỉ được hỗ trợ giá cây giống tại thời điểm thu hồi đất.

g) Vườn cây ăn trái trồng xen canh có 02 loại cây trở lên có tác động khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất: Giá bồi thường cho 01 cây trồng chính và 01 cây trồng phụ giống như vườn chuyên canh, giá bồi thường loại cây thứ 03 được tính bằng 50% giá cây trồng cùng loại theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này, cây trồng xen thứ 04 và phần cây vượt mật độ (cây trồng chính, cây trồng phụ và cây thứ 03) không được tính bồi thường.

Điều 6. Đối với cây cảnh, cây kiểng

1. Đối với cây hoa kiểng trồng dưới đất, giá trị bồi thường là chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển và trồng lại. Đơn giá bồi thường cây hoa kiểng trồng dưới đất căn cứ vào đường kính tại vị trí cách mặt đất 10cm hoặc chiều cao của cây (tùy theo loại cây trồng).

2. Đối với cây hoa kiểng trồng trong chậu thì bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, cụ thể:

a) Chậu có đường kính từ 1m trở lên đối với chậu tròn, chiều rộng từ 1m trở lên đối với chậu hình dạng khác, bồi thường di dời là 100.000 đồng/chậu;

b) Chậu có đường kính từ 0,5m đến nhỏ hơn 1m đối với chậu tròn, chiều rộng từ 0,5m đến nhỏ hơn 1m đối với chậu hình dạng khác, bồi thường di dời là 50.000 đồng/chậu;

c) Chậu có đường kính hoặc chiều rộng nhỏ hơn 0,5m, bồi thường di dời là 20.000 đồng/chậu.

3. Đối với hàng rào trồng bằng các loại cây như: Bông trang, dâm bụt, xương rồng, mai chiếu thủy, quỳnh anh, đinh lăng, cây chè được chăm sóc, cây phát triển tốt, đã giáp tán thì bồi thường 100.000 đồng/m2; cây chưa giáp tán hoặc không chăm sóc tốt thì bồi thường 50.000 đồng/m2.

4. Đối với hàng rào bằng cây trồng khác các loại: Có chăm sóc tạo cảnh thì bồi thường 50.000 đồng/m2; trồng tự nhiên không chăm sóc thì bồi thường 20.000 đồng/m2.

5. Đơn giá bồi thường đối với cây kiểng, cây cảnh theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Quy định này.

Chương III

BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI VẬT NUÔI

Điều 7. Bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản

1. Bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản đã đến thời gian thu hoạch.

a) Vật nuôi là thủy sản đã đến thời gian thu hoạch tại thời điểm thu hồi đất thì hộ dân tự thu hoạch không phải bồi thường; chỉ bồi thường chi phí liên quan đến công trình phục vụ cho nuôi thủy sản; chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt máy móc, thiết bị và bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt máy móc, thiết bị. Các đơn vị, địa phương làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ các quy định có liên quan để làm căn cứ tính, lập phương án bồi thường.

b) Để xác định vật nuôi là thủy sản đã đến thời gian thu hoạch: Dựa vào thời gian nuôi và trọng lượng trung bình của vật nuôi là thủy sản tại thời điểm thu hồi đất. Nếu một trong hai tiêu chuẩn này được đáp ứng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Quy định này, thì xem như vật nuôi thủy sản đã đến thời gian thu hoạch.

2. Bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản chưa đến thời gian thu hoạch.

Nếu vật nuôi là thủy sản chưa đến thời gian thu hoạch và không thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí như sau:

Chi Phí Bồi thường (đồng)

=

Mức chi phí sản xuất theo thời gian nuôi (đồng)

- [

Mật độ nuôi hiện tại (con/m2)

x

Trọng lượng trung bình (Kg)

x

Diện tích ao nuôi (m2)

x

Giá bán thủy sản hiện tại (đồng)

]

a) Mức chi phí sản xuất theo thời gian nuôi quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Quy định này (được tính từ công trình nuôi, khấu hao trang thiết bị và chi phí sản xuất).

b) Mật độ thủy sản nuôi trong ao hiện tại, được tính theo công thức sau:

Mật độ thủy sản nuôi trong ao hiện tại (con/m2)

=

Số lượng thủy sản đếm được (con)

Diện tích khu vực lấy mẫu (m2)

c) Trọng lượng trung bình của thủy sản nuôi tại thời điểm thu hồi được xác định bằng cách đánh bắt ngẫu nhiên thủy sản tại 4 góc của ao nuôi (nếu ao nuôi có diện tích lớn thì xác định 5 điểm lấy mẫu là 4 góc của ao và 01 điểm giữa ao) sau đó cân xác định trọng lượng trung bình (kg/con), được tính theo công thức sau:

Trọng lượng trung bình (kg/con)

=

Tổng trọng lượng của mẫu thủy sản đánh bắt (kg)

Số lượng thủy sản đánh bắt (con)

d) Diện tích được tính bằng m2 cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi và được xác định tại thời điểm kiểm kê đang thực hiện việc nuôi thủy sản.

đ) Giá bán hiện tại được xác định dựa trên báo giá của Sở Tài chính hoặc giá mua thực tế của các thương lái tại thời điểm lập phương án bồi thường.

3. Bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản có thể di chuyển đến địa điểm khác. Nếu vật nuôi là thủy sản chưa đến thời gian thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm nuôi mới thì được bồi thường chi phí như sau:

a) Chi phí liên quan đến công trình phục vụ cho nuôi thủy sản trên đất thu hồi. Các đơn vị, địa phương làm nhiệm vụ bồi thường khảo sát chi phí lập phương án bồi thường.

b) Chi phí bơm tát, thu hoạch, tháo dỡ thiết bị, máy móc, di chuyển thủy sản nuôi, di chuyển thiết bị, máy móc, lắp đặt thiết bị, máy móc cho chỗ nuôi mới; thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt thiết bị, máy móc. Các đơn vị, địa phương làm nhiệm vụ bồi thường khảo sát chi phí lập phương án bồi thường.

c) Chi phí hao hụt vật nuôi là thủy sản do di dời: 10% đối với tôm và 5% đối với các loại thủy sản khác. Số chi phí hao hụt được tính như sau:

Số tiền bồi thường (đồng)

=

Tỷ lệ hao hụt (%)

x

Tổng trọng lượng thủy sản tại thời điểm thu hồi đất (kg)

x

Đơn giá thủy sản tại thời điểm định giá bồi thường (đồng)

Điều 8. Bồi thường đối với vật nuôi khác

1. Đối với vật nuôi khác mà không thể di chuyển đến địa điểm khác khi thu hồi đất thì được bồi thường thiệt hại thực tế đối với vật nuôi đó. Các đơn vị, địa phương làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, xác định thiệt hại thực tế đối với vật nuôi đó, lập phương án bồi thường (sau khi có ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt.

2. Đối với vật nuôi khác mà có thể di chuyển đến địa điểm nuôi khác thì chỉ bồi thường chi phí tháo dỡ thiết bị, máy móc; chi phí di chuyển vật nuôi, thiết bị, máy móc; chi phí lắp đặt thiết bị, máy móc cho chỗ nuôi mới; thiệt hại thực tế do tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt thiết bị, máy móc. Các đơn vị, địa phương làm nhiệm vụ bồi thường khảo sát các chi phí tại thời điểm thu hồi đất, lập phương án bồi thường (sau khi có ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Triển khai thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị và địa phương hướng dẫn thực hiện Quy định này.

2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện đúng Quy định này.

3. Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc giá các loại cây trồng, vật nuôi có biến động tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi cùng loại tại Quy định này thì các đơn vị, địa phương làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

PHỤ LỤC I

GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
(Ban hành theo Quyết định số 46/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Bảng 1. Cây hàng năm

STT

Cây, nhóm cây, loại cây

Giá bồi thường (đồng/m2)

1

Lúa, năn bộp, bồn bồn

6.500

2

Bắp

6.300

3

Khoai các loại

18.600

4

Mía

14.000

5

Đậu các loại

4.200

6

Rau ăn lá các loại

18.200

7

Dưa hấu

26.700

8

Dưa lê, dưa lưới

84.600

9

Rau họ đậu

19.000

10

Rau lấy quả

23.500

11

Rau lấy củ hoặc lấy thân

29.500

12

Ớt

35.500

13

Gừng

29.500

14

Cây thơm, khóm

17.500

15

Cỏ trồng

7.800

16

Rau các loại khác chưa phân loại

15.500

17

Các loại hoa trồng tập trung trên nền đất (huệ, vạn thọ, cúc, sống đời, sao nhái)

17.1

Có chăm sóc

100.000

17.2

Không chăm sóc

50.000

Bảng 2. Cây lâu năm

Bảng 2.1. Cây ăn trái (thân cứng) Nhóm 1

STT

Nhóm cây trồng

ĐVT

Loại cây trồng

A

B

C

D

1

Cam

đồng/cây

3.744.000

2.184.000

856.000

429.000

2

Quýt

đồng/cây

1.799.000

1.321.000

634.000

399.000

3

Chanh, hạnh

đồng/cây

830.000

792.000

424.000

264.000

4

Mít

đồng/cây

2.889.000

2.632.000

1.622.000

606.000

5

Mận

đồng/cây

905.000

873.000

476.000

284.000

6

Cóc

đồng/cây

813.000

766.000

355.000

248.000

7

Sơri

đồng/cây

1.232.000

971.000

448.000

347.000

8

Ổi

đồng/trụ

735.000

630.000

289.000

236.000

9

Táo

đồng/cây

1.250.000

929.000

373.000

306.000

10

Thanh long

đồng/cây

664.000

577.000

248.000

196.000

Bảng 2.2. Cây ăn trái (thân cứng) Nhóm 2

STT

Nhóm cây trồng

ĐVT

Loại cây trồng

A

B

C

D

1

Nhãn

đồng/cây

2.568.000

2.290.000

1.320.000

610.000

2

Vú sữa

đồng/cây

6.252.000

4.852.000

2.943.000

1.492.000

3

Dừa

đồng/cây

3.726.000

3.040.000

1.541.000

1.151.000

4

Sapo, hồng xiêm

đồng/cây

2.655.000

2.154.000

1.348.000

558.000

5

Bưởi

đồng/cây

2.840.000

2.295.000

1.303.000

594.000

6

Mãng cầu xiêm

đồng/cây

1.720.000

1.359.000

680.000

438.000

7

Na

đồng/cây

836.000

676.000

353.000

206.000

8

đồng/cây

3.500.000

3.093.000

1.666.000

937.000

9

Lê, lý, lựu, thị

đồng/cây

1.625.000

1.494.000

796.000

470.000

10

Cau

đồng/cây

750.000

544.000

300.000

139.000

11

Xoài tượng da xanh, xoài keo, xoài thái keo, xoài thái, …(trừ xoài cát hòa lộc, cát chu)

đồng/cây

3.572.000

2.222.000

1.307.000

582.000

12

Sake, ô môi, quách, lekima, vú sữa hoàng kim, khế, chùm ruột

đồng/cây

1.778.000

1.365.000

649.000

467.000

Bảng 2.3. Cây ăn trái (thân cứng) Nhóm 3

STT

Nhóm cây trồng

ĐVT

Loại cây trồng

A

B

C

D

1

Xoài cát Hòa Lộc

đồng/cây

7.761.000

5.129.000

2.894.000

993.000

2

Xoài cát Chu

đồng/cây

6.209.000

4.195.000

2.473.000

853.000

3

Chôm chôm

đồng/cây

3.333.000

3.035.000

1.975.000

727.000

4

Măng cụt

đồng/cây

3.750.000

3.354.000

2.192.000

862.000

5

Sầu riêng

đồng/cây

15.000.000

9.713.000

6.023.000

1.290.000

6

Me

đồng/cây

1.440.000

1.233.000

696.000

417.000

7

Trâm, dâu, bòn bon

đồng/cây

1.875.000

1.640.000

1.046.000

419.000

8

Chà là

đồng/cây

14.250.000

8.276.000

4.135.000

1.861.000

Bảng 2.4. Cây ăn trái (thâm mềm) Nhóm 4

a) Phân loại cây trồng

- Loại 1: Cây đang thu hoạch.

- Loại 2: Cây trổ bông đến trước thu hoạch.

- Loại 3: Cây mới trồng đến trước trổ bông. b) Giá bồi thường

STT

Nhóm cây

trồng

ĐVT

Loại cây trồng

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1

Đu đủ

đồng/cây

190.000

140.000

50.000

2

Chuối

đồng/cây

135.000

90.000

50.000

PHỤ LỤC II

MẬT ĐỘ TỐI ĐA VÀ CÁC THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI CÂY ĂN TRÁI
(Ban hành theo Quyết định số 46/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

STT

Loại cây trồng

Mật độ tối đa (cây/ha)

Thời kỳ kiến thiết (năm)

Thời kỳ cho trái chưa ổn định (năm)

Thời kỳ cho trái ổn định (năm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Cam

625

2

3

10

2

Quýt

625

2

3

15

3

Chanh, Hạnh

1000

2

2

8

4

Mít

400

2

2

10

5

Mận

650

2

2

8

6

Thanh Long

1200

2

2

5

7

Sơri

500

2

2

7

8

Ổi

1000

2

2

7

9

Táo

600

2

2

5

10

Cóc

1000

2

2

5

11

Tiêu

1600

2

2

5

12

Nhãn

400

3

2

10

13

Vú sữa

100

3

2

15

14

Dừa

156

3

2

15

15

Sapo, hồng xiêm

450

3

2

15

16

Bưởi

400

3

2

10

17

Mãng cầu xiêm

500

3

2

10

18

Na

1100

3

2

10

19

200

3

2

10

20

Lê, lý, lựu, thị

400

3

2

10

21

Cau

2000

3

2

10

22

Xoài Tượng da xanh, xoài keo, xoài thái keo, xoài thái, …(trừ xoài cát hòa lộc, xoài cát chu)

400

3

2

15

23

Sake, ô môi, quách, lekima, vú sữa hoàng kim, khế, chùm ruột, …

450

3

2

10

24

Xoài cát Hòa Lộc

230

4

3

15

25

Xoài cát chu

270

4

3

15

26

Chôm chôm

210

4

2

14

27

Măng cụt, thanh trà

200

4

2

15

28

Sầu riêng

200

5

3

15

29

Me

250

4

2

12

30

Trâm, dâu, bòn bon

400

5

2

15

31

Chà là

500

6

2

15

Ghi chú:

* (3) và (4): Căn cứ theo quy định theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-KH ngày 24/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông Trung ương; Quyết định số 5183/QĐ-BNN-KN ngày 06/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông Trung ương; Quyết định số 2521/QĐ-BNN-KHCN ngày 07/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực trồng trọt và theo tình hình thực tế tại địa phương.

* (5) và (6): Tham khảo tài liệu nội bộ của Viện Cây ăn quả miền Nam và theo tình hình thực tế.

PHỤ LỤC III

GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY LÂU NĂM THU HOẠCH MỘT LẦN
(Ban hành theo Quyết định số 46/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Bảng 3. Đơn giá bồi thường cây lấy gỗ, cây bóng mát

STT

Loài cây

ĐVT

Đơn giá bồi thường (đồng)

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Loại E

1

Sao, dầu, xà cừ

Cây

3.200.000

1.600.000

800.000

400.000

100.000

2

Bằng lăng

Cây

1.600.000

800.000

400.000

200.000

100.000

3

Phượng vĩ, còng, bàng

Cây

850.000

500.000

250.000

150.000

80.000

4

Bạch đàn, tràm, đước, cóc, vẹt

Cây

400.000

250.000

100.000

50.000

-

5

Tra, mắm, phi lao (dương)

Cây

300.000

200.000

80.000

40.000

-

6

So đũa, cây gòn

Cây

200.000

100.000

50.000

20.000

-

7

Trứng cá, keo các loại

Cây

250.000

150.000

80.000

40.000

-

Bảng 4. Đơn giá bồi thường tre, trúc, lục bình

STT

Tên các loại cây

ĐVT

Đơn giá bồi thường (đồng)

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

1

Tre, tầm vông

Bụi

520.000

370.000

250.000

100.000

2

Trúc, lục bình

Bụi

260.000

180.000

125.000

50.000

PHỤ LỤC IV

GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY KIỂNG, CÂY CẢNH
(Ban hành theo Quyết định số 46/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

STT/Loại

Loại cây trồng

ĐVT

Đơn giá bồi thường

(đơn vị tính: Đồng)

1

Mai vàng, Mai Tứ quý, Mai Chiếu thủy, Đinh lăng

A

Cây trồng có đường kính > 15cm

Cây

900.000

B

Cây trồng có đường kính > 10cm - 15cm

Cây

600.000

C

Cây có đường kính > 5cm - 10cm

Cây

120.000

D

Cây có đường kính > 2cm - 5cm

Cây

60.000

E

Cây có đường kính < 2cm

Cây

30.000

2

Cây Vạn tuế, Thiên tuế

A

Cây có đường kính > 20cm

Cây

400.000

B

Cây có đường kính > 10cm - 20cm

Cây

200.000

C

Cây có đường kính > 5cm - 10cm

Cây

100.000

D

Cây có đường kính < 5cm

Cây

30.000

3

Cây Vừng, Sanh, Si, Sung cảnh, Đa, Hồng nhung

A

Cây có đường kính > 40cm

Cây

2.000.000

B

Cây có đường kính > 30cm - 40cm

Cây

1.200.000

C

Cây có đường kính > 20cm - 30cm

Cây

800.000

D

Cây có đường kính > 10cm - 20cm

Cây

400.000

E

Cây có đường kính > 5 - 10cm

Cây

200.000

F

Cây có đường kính < 5cm

Cây

50.000

4

Hoa giấy, Bông trang, Hoàng yến, Nguyệt quế, Ngâu, Thần kỳ

A

Cây có đường kính > 15cm

Cây

400.000

B

Cây có đường kính > 10cm - 15cm

Cây

200.000

C

Cây có đường kính > 5cm - 10cm

Cây

100.000

D

Cây có đường kính > 3cm – 5cm

Cây

50.000

E

Cây có đường kính < 3cm

Cây

30.000

5

Cây Dừa cảnh, Cau bụi, Cau trắng, Cau vua

A

Cây có đường kính > 30cm

Cây

300.000

B

Cây có đường kính > 20cm - 30cm

Cây

200.000

C

Cây có đường kính > 10cm - 20cm

Cây

150.000

D

Cây có đường kính > 5cm - 10cm

Cây

100.000

E

Cây có đường kính < 5cm

Cây

40.000

6

Cây phát tài

A

Cây có đường kính thân > 10cm

Cây

250.000

B

Cây có đường kính thân > 5cm - 10cm

Cây

150.000

C

Cây có đường kính thân > 3cm - 5cm

Cây

50.000

D

Cây có đường kính thân < 3cm

Cây

20.000

PHỤ LỤC V

THỜI KỲ THU HOẠCH CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI
(Ban hành theo Quyết định số 46/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

TT

Đối tượng

Hình thức nuôi

Mật độ (con/m2)

Thời gian nuôi (tháng)

Kích cỡ thu hoạch (gam/con)

A.

ĐỐI TƯỢNG NUÔI CHỦ LỰC

1

Tôm Sú (Penaeus monodon)

Thâm canh

25-40

>5

≥ 30

Bán thâm canh

11-24

>5

≥ 30

Quảng canh cải tiến kết hợp và luân canh Tôm - Lúa

≤4

>3

≥ 20

2

Tôm Thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei)

Siêu thâm canh

≥ 200

>3,5

≥ 17

Thâm canh

80 - 120

>3

≥ 17

Bán thâm canh

60 - 79

>3

≥ 20

3

Tôm Càng Xanh (Macrobrachium rosenbergii)

Thâm canh

11-20

>6

≥ 30

Bán thâm canh

5-10

>6

≥ 30

Xen canh Lúa - Tôm càng xanh

≤4

>6

≥ 40

4

Artemia Salina

Thâm canh

100 con/L

>6

B.

CÁC LOẠI THỦY SẢN NUÔI PHỔ BIẾN

1

Cá Bống kèo (Pseudapocrypter lanceolatus)

Thâm canh

≤100

>5

≥ 20

2

Cua Biển (Scylla paramamosain)

Nuôi ao

≤1

>5

≥ 300

3

Cá Rô phi (Oreochromis niloticus)

Thâm canh, Bán Thâm canh

≤10

>6

≥ 500

Xen canh Lúa - Cá

≤4

>5

≥ 300

4

Cá Thát lát (Notopterus notopterus)

Thâm canh

≤9

>12

≥ 200

5

Cá Lóc Bông (Channa micropeltes)

Nuôi ao

≤10

>6

≥ 500

6

Cá Rô đồng (Anabas testudineus)

Thâm canh

≤50

>6

≥ 80

Bán thâm canh

≤15

>6

≥ 80

7

Cá Trê vàng (Clarias macrocephalus)

Bán thâm canh

≤10

>8

≥ 100

Xen canh Lúa - Cá

≤1

>8

≥ 200

8

Cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis)

Bán thâm canh

≤20

>8

≥ 100

Xen canh Lúa - Cá

≤0,5

>8

≥ 100

PHỤ LỤC VI

MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO TỪNG THÁNG NUÔI CỦA CÁC LOẠI HÌNH NUÔI THỦY SẢN
(Ban hành theo Quyết định số 46/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Bảng 5. Tôm Sú (Penaeus monodon)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Quảng canh cải tiến kết hợp hoặc tôm - lúa (tôm 1-4 con/m2, cua 0,5 con/m2, cá 0,5 con/m2 mặt nước)

Bán thâm canh (11-24 con/m2 mặt nước)

Thâm canh (25-40 con/m2 mặt nước)

(1)

(2)

(4)

(5)

≤ 30 ngày tuổi

10.100

13.200

17.500

31-60 ngày tuổi

10.800

19.600

27.100

61-90 ngày tuổi

11.400

32.600

45.800

91-120 ngày tuổi

Không hỗ trợ, bồi thường

46.200

61.800

121-150 ngày tuổi

Không hỗ trợ, bồi thường

58.700

78.600

Bảng 6. Tôm Thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Bán thâm canh (60-79 con/m2 mặt nước)

Thâm canh (80 - 120 con/m2 mặt nước)

Siêu thâm canh (≥ 200 con/m2 mặt nước)

(1)

(2)

(3)

(4)

≤ 30 ngày tuổi

28.00

36.400

225.500

31-60 ngày tuổi

50.100

66.500

291.400

61 -90 ngày tuổi

89.100

109.300

392.700

91- 105 ngày tuổi

Không hỗ trợ, bồi thường

Không hỗ trợ, bồi thường

444.800

Bảng 7. Tôm Càng Xanh (Macrobrachium rosenbergii)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Tôm lúa (≤ 4 con/m2 mặt nước)

Bán thâm canh (5-10 con/m2 mặt nước)

Thâm canh (11-20 con/m2 mặt nước)

(1)

(2)

(3)

(4)

≤ 30 ngày tuổi

4.200

10.100

12.000

31-60 ngày tuổi

4.800

12.100

15.400

61 -90 ngày tuổi

5.500

16.400

24.000

91-120 ngày tuổi

6.600

22.300

34.900

121-150 ngày tuổi

7.800

27.000

43.800

151-180 ngày tuổi

9.400

34.100

59.400

Bảng 8. Artemia Salina

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Thâm canh (100 con/lít)

(1)

(2)

≤ 30 ngày tuổi

7.800

31-60 ngày tuổi

8.800

61-90 ngày tuổi

9.800

91-120 ngày tuổi

10.800

121-150 ngày tuổi

11.900

151-180 ngày tuổi

12.900

Bảng 9. Cá Bống Kèo (Pseudapocrypter lanceolatus)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Thâm canh (100 con/m2 mặt nước)

(1)

(2)

≤ 30 ngày tuổi

89.300

31-60 ngày tuổi

92.500

61-90 ngày tuổi

96.700

91-120 ngày tuổi

101.000

121-150 ngày tuổi

109.400

Bảng 10. Cua biển (Scylla paramamosain)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Thâm canh (1 con/m2 mặt nước)

(1)

(2)

≤ 30 ngày tuổi

8.400

31-60 ngày tuổi

9.600

61-90 ngày tuổi

10.800

91-120 ngày tuổi

11.800

121-150 ngày tuổi

12.700

Bảng 11. Cá Rô phi, Điêu hồng (Oreochromis aureus, Oreochromis niloticus)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Loại hình nuôi

Thâm canh (4 con/m2 mặt nước)

Thâm canh (5-10 con/m2 mặt nước)

(1)

(2)

(2)

≤ 30 ngày tuổi

9.500

12.200

31-60 ngày tuổi

11.100

15.900

61-90 ngày tuổi

13.700

22.400

91-120 ngày tuổi

18.700

34.800

121-150 ngày tuổi

25.600

51.900

151-180 ngày tuổi

39.600

86.700

Bảng 12. Cá thát lát (Notopterus notopterus)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

nuôi ao, mương vườn (9 con/m2 mặt nước)

≤ 30 ngày tuổi

14.100

31-60 ngày tuổi

15.700

61-90 ngày tuổi

18.100

91-120 ngày tuổi

19.900

121-150 ngày tuổi

22.600

151-180 ngày tuổi

26.300

181-210 ngày tuổi

30.100

211-240 ngày tuổi

34.500

241-270 ngày tuổi

38.400

271-300 ngày tuổi

44.000

301-330 ngày tuổi

57.300

331-360 ngày tuổi

67.900

Bảng 13. Cá Lóc Bông (Channa micropeltes)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi Bán thâm canh

Bán Thâm canh (10 con/m2 mặt nước)

(1)

(2)

≤ 30 ngày tuổi

33.500

31-60 ngày tuổi

59.000

61-90 ngày tuổi

84.500

91-120 ngày tuổi

104.500

121-150 ngày tuổi

120.000

151-180 ngày tuổi

139.800

Bảng 14. Cá Rô đồng (Anabas testudineus)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Loại hình nuôi

Bán Thâm canh (15 con/m2 mặt nước)

Thâm canh (16-50 con/m2 mặt nước)

(1)

(2)

(2)

≤ 30 ngày tuổi

20.300

33.200

31-60 ngày tuổi

23.700

38.600

61-90 ngày tuổi

29.000

47.700

91-120 ngày tuổi

40.300

68.500

121-150 ngày tuổi

47.800

81.80

151-180 ngày tuổi

57.400

98.400

Bảng 15. Cá Trê vàng (Clarias macrocephalus)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Bán Thâm canh (10 con/m2 mặt nước)

(1)

(2)

≤ 30 ngày tuổi

19.000

31-60 ngày tuổi

20.200

61-90 ngày tuổi

21.700

91-120 ngày tuổi

23.400

121-150 ngày tuổi

25.700

151-180 ngày tuổi

30.000

181-210 ngày tuổi

37.700

211-240 ngày tuổi

53.100

Bảng 16. Cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Bán Thâm canh (20 con/m2 mặt nước)

(1)

(2)

≤ 30 ngày tuổi

27.400

31-60 ngày tuổi

31.800

61-90 ngày tuổi

36.700

91-120 ngày tuổi

43.500

121-150 ngày tuổi

50.700

151-180 ngày tuổi

57.900

181-210 ngày tuổi

67.600

211-240 ngày tuổi

78.300

Bảng 17. Cá xen canh lúa (Cá lóc, cá rô, cá trê, cá sặc rằn,...)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Xen canh lúa (≤ 4 con/m2 mặt nước)

≤ 30 ngày tuổi

4.400

31-60 ngày tuổi

4.900

61-90 ngày tuổi

5.500

91-120 ngày tuổi

6.00

121-150 ngày tuổi

6.500

151-180 ngày tuổi

7.000

181-210 ngày tuổi

7.500

121-250 ngày tuổi

8.000

Bảng 18. Cá Bông lau (Pangasius krempfi)

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

(≤5 con/m2 mặt nước)

≤ 30 ngày tuổi

35.700

31-60 ngày tuổi

39.300

61-90 ngày tuổi

44.300

91-120 ngày tuổi

49.900

121-150 ngày tuổi

61.700

151-180 ngày tuổi

76.500

181-210 ngày tuổi

93.700

210-240 ngày tuổi

114.800

241-270 ngày tuổi

135.700

271-300 ngày tuổi

169.000

301-330 ngày tuổi

204.200

331-360 ngày tuổi

237.900

Ghi chú:

- Bảng đơn giá tại Phụ lục VI bao gồm công trình nuôi, khấu hao trang thiết bị và chi phí sản xuất phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.

- Đơn giá bồi thường thiệt hại được xác định dựa trên mật độ thả nuôi thủy sản thực tế, nhưng không được vượt quá mật độ nuôi tối đa trong quy định này cho từng loại thủy sản. Trong trường hợp không xác định được mật độ thả nuôi thủy sản thì lấy mật độ nuôi hiện tại nhân với tỷ lệ sống của thủy sản (tỉ lệ sống của thủy sản theo quy định trong Quyết định số 07/2022/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hoặc Quyết định được ban hành mới nhất).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 46/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 về Quy định định mức cây trồng, vật nuôi và đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


674

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.37.219
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!