ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
43/2013/QĐ-UBND
|
Sóc Trăng,
ngày 22 tháng 11 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ HIỆU LỰC
PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11
tháng 11 năm 2011; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26
tháng 11 năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Chánh Thanh
tra tỉnh và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này “Quy định về việc thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại và Quyết định
giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày,
kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh
Thanh tra tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ngành
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; các
đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND;
- Các Đoàn thể cấp tỉnh;
- Lưu: NC, TCD, HC
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Hiếu
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
VÀ QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 43 /2013/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc thi hành quyết định
giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai (gọi tắt là quyết định giải quyết khiếu nại,
tranh chấp đất đai) có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; người khiếu nại;
người bị khiếu nại; các bên tranh chấp, người có quyền và nghĩa vụ liên quan;
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi
hành Quyết định giải quyết khiếu nại, Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực
pháp luật là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà trong thời hạn do pháp
luật quy định người khiếu nại không khiếu nại lần hai hoặc không khởi kiện vụ
án hành chính tại Tòa án; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực
pháp luật sau 30 ngày kể từ ngày ban hành.
2. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có
hiệu lực pháp luật sau 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định mà một hoặc các
bên tranh chấp không khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đến người có thẩm
quyền hoặc khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Điều 4. Nguyên tắc thi hành
quyết định có hiệu lực pháp luật
1. Các quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp
đất đai có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan nghiêm chỉnh chấp hành. Người có trách nhiệm thi hành quyết định mà không
thi hành thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi tổ chức thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật thì phải thực hiện
công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục tổ chức, cá nhân liên
quan tự nguyện, tự giác chấp hành quyết định.
3. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên liên quan
trong việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai có hiệu
lực pháp luật, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc
thỏa thuận thi hành quyết định có thể thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá
trình thi hành quyết định.
4. Việc tạm ngừng tổ chức thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật, chỉ được thực hiện
khi có văn bản tạm đình chỉ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chương II
CÔNG KHAI QUYẾT ĐỊNH VÀ
TRÁCH NHIỆM, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CÓ HIỆU
LỰC PHÁP LUẬT
Điều 5. Gửi, công khai quyết
định giải quyết khiếu nại
Việc gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu
nại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 và Điều 21 của Quyết định
số 17/2013/QĐ-UBND , ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
Quy định về Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Người ra quyết định giải quyết khiếu nại, người
khiếu nại; người bị khiếu nại; người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ
chức quản lý cán bộ, công chức; cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định
giải quyết khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được thực hiện theo quy định
tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Nghị định số
75/2012/NĐ-CP .
Điều 7. Giao nhiệm vụ tổ chức
thi hành quyết định
Ngoài các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều
31, khoản 2 Điều 40 Luật Khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải giao nhiệm
vụ tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại trong quyết định giải quyết
khiếu nại.
Điều 8. Trường hợp quyết định
giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái
pháp luật
Kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật, người bị khiếu nại phải sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định
hành chính, đồng thời khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định đó; chấm
dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của
người khiếu nại, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trường hợp quyết định
giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính là đúng pháp luật
Kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ phải tổ chức triển
khai quyết định đó theo quy định của pháp luật và yêu cầu người khiếu nại chấp
hành quyết định giải quyết.
Điều 10. Nội dung công việc
chuẩn bị trước khi triển khai quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật
1. Căn cứ vào nội dung khiếu nại, chức năng quản
lý nhà nước, người giải quyết khiếu nại giao cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan
hành chính nhà nước cấp dưới tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
có hiệu lực pháp luật. Việc giao nhiệm vụ được thực hiện bằng văn bản theo Điều
7 của Quy định này.
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn hoặc Thủ trưởng cơ
quan hành chính nhà nước cấp dưới tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại có hiệu lực pháp luật.
2. Người được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện quyết định, bao gồm: yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành,
thành phần tham dự và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia triển
khai quyết định.
3. Địa điểm triển khai quyết định giải quyết khiếu
nại có hiệu lực pháp luật:
Tùy theo tính chất của từng vụ việc, người được
giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định có thể lựa chọn một trong các địa điểm
triển khai sau: tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi phát sinh khiếu nại
hoặc tại cơ quan, đơn vị của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị khiếu nại.
4. Thành phần tham dự triển khai quyết định bao
gồm người được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định, đại diện cơ quan có
trách nhiệm thi hành quyết định; người khiếu nại, người bị khiếu nại; người có
quyền, nghĩa vụ liên quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
thi hành quyết định, các thành phần khác do người được giao nhiệm vụ tổ chức
thi hành quyết định.
Trước khi tiến hành cuộc họp triển khai quyết định,
cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định phải có văn bản thông báo (hoặc
giấy mời) gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhận được trước ít
nhất 03 ngày làm việc so với thời điểm họp.
Điều 11. Trường hợp người
khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan không đến dự
Trường hợp đã thông báo hoặc gửi giấy mời hợp lệ
đến lần thứ hai mà người khiếu nại, người bị khiếu nại hoặc người có quyền,
nghĩa vụ liên quan vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc cố tình trì hoãn,
trốn tránh thì người được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định vẫn triển
khai quyết định giải quyết khiếu nại, đồng thời mời đại diện chính quyền địa
phương, đại diện tổ chức đoàn thể và có ít nhất 02 người chứng kiến ký tên xác
nhận.
Điều 12. Nội dung triển
khai quyết định giải quyết khiếu nại
1. Người được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trực tiếp triển khai quyết định,
giải thích căn cứ pháp luật giải quyết khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên
có liên quan; yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có quyền,
nghĩa vụ liên quan chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Việc triển khai quyết định phải được lập
thành biên bản, người được phân công ghi biên bản phải ghi chép đầy đủ các nội
dung triển khai quyết định. Biên bản bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Thời gian, địa điểm triển khai quyết định;
b) Thành phần tham dự;
c) Diễn biến quá trình triển khai quyết định;
d) Ý kiến người khiếu nại, người bị khiếu nại,
người có quyền và nghĩa vụ liên quan;
đ) Biên bản triển khai quyết định phải được đánh
số trang, phải có chữ ký của tất cả thành viên tham dự; chữ ký hoặc điểm chỉ của
người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và người
chứng kiến vào từng trang của biên bản; trường hợp các bên đương sự không ký
tên hoặc điểm chỉ vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
Biên bản triển khai quyết định phải được lưu
trong hồ sơ giải quyết khiếu nại.
Điều 13. Xử lý trường hợp
không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Đối với người có quyết định hành chính, hành
vi hành chính bị khiếu nại (gọi là người bị khiếu nại):
a. Trường hợp hết 30 ngày, kể từ ngày triển khai
quyết định giải quyết khiếu nại mà người bị khiếu nại phải thi hành quyết định
nhưng không thi hành thì người được thi hành quyết định có quyền yêu cầu bằng
văn bản đến người được giao nhiệm vụ tổ chức triển khai quyết định để đôn đốc
việc thi hành quyết định của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8, Điều
9 Quy định này.
b. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được văn bản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người được giao tổ
chức thi hành quyết định phải có văn bản đề nghị người bị khiếu nại thực hiện
các nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại.
c. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được
văn bản đề nghị của người được giao tổ chức thi hành quyết định, người bị khiếu
nại phải chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại và có trách nhiệm thông báo
bằng văn bản kết quả thi hành quyết định cho người được giao tổ chức thi hành
quyết định.
d. Hết thời hạn quy định tại điểm c khoản 1 Điều
này nhưng người bị khiếu nại không thi hành quyết định, không thông báo kết quả
thi hành quyết định thì người được giao tổ chức thi hành quyết định phải có văn
bản gửi đến Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị khiếu nại và đề
nghị chỉ đạo việc thi hành quyết định và xử lý trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
đ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được
văn bản của người được giao tổ chức thi hành quyết định quy định tại điểm d khoản
1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị khiếu nại phải
xem xét, chỉ đạo người bị khiếu nại phải chấp hành quyết định, có biện pháp xử
lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật; đồng thời thông báo kết quả cho người
được giao tổ chức thi hành quyết định và cơ quan thanh tra cùng cấp với người
đã ban hành quyết định giải khiếu nại có hiệu lực pháp luật, để theo dõi.
2. Đối với người khiếu nại:
a. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại chấp
nhận yêu cầu của người khiếu nại, nếu người bị khiếu nại không thực hiện quyết
định thì việc thi hành quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều
này.
b. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại
không chấp nhận yêu cầu của người khiếu nại thì người khiếu nại có trách nhiệm
chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình đã khiếu nại; nếu
không chấp hành thì tùy theo ngành, lĩnh vực của quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại mà người được giao tổ chức thi hành quyết định có văn bản
đề nghị người đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại tự
mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính theo trình tự, thủ tục quy định của ngành, lĩnh
vực đó.
Chương III
CÔNG KHAI QUYẾT ĐỊNH VÀ
TRÁCH NHIỆM, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
Điều 14. Gửi, công khai,
trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp
luật
Việc gửi, công khai, trách nhiệm thi hành quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật, được thực hiện theo
Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Quy định này.
Điều 15. Thời hạn triển khai
quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định giải
quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân được
giao nhiệm vụ, phải tổ chức triển khai quyết định đó theo quy định của pháp luật
và yêu cầu các bên tranh chấp chấp hành quyết định giải quyết.
Điều 16. Nội dung công việc
chuẩn bị trước khi triển khai quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu
lực pháp luật
1. Ngoài các nội dung theo quy định tại khoản 2
điều 14 Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND , ngày 26 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh
Sóc Trăng về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất
đai thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng thì người có thẩm quyền phải giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định giải
quyết tranh chấp đất đai trong quyết định đó.
2. Người được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
quyết định. Kế hoạch phải được xây dựng chi tiết, tùy theo tính chất của từng vụ
việc mà thể hiện rõ yêu cầu, nội dung, thời gian, biện pháp thực hiện và thành
phần tham dự.
Điều 17. Địa điểm và thành
phần triển khai quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật
1. Tùy theo tính chất của từng vụ việc, người được
giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định có thể lựa chọn một trong các địa điểm
triển khai sau: tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, UBND cấp xã, tại địa điểm
sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp hoặc tại trụ sở cơ quan được
giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định.
2. Thành phần tham dự triển khai quyết định bao
gồm: Cán bộ, công chức của cơ quan có trách nhiệm thi hành quyết định; các bên
tranh chấp (hoặc người đại diện); người có quyền, nghĩa vụ liên quan và cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành quyết định.
Trước khi tiến hành cuộc họp triển khai quyết định,
người được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định phải có văn bản thông báo
(hoặc giấy mời) gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhận được
trước ít nhất 03 ngày làm việc so với thời điểm họp.
Điều 18. Trường hợp các bên
tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đến dự
Trường hợp đã thông báo hoặc gửi giấy mời hợp lệ
đến lần thứ hai mà một trong các bên tranh chấp hoặc người có quyền, nghĩa vụ
liên quan vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc cố tình trì hoãn, trốn
tránh thì người được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định vẫn triển khai
quyết định giải quyết tranh chấp, đồng thời mời đại diện chính quyền địa
phương, đại diện tổ chức đoàn thể và có ít nhất 02 người chứng kiến ký tên xác
nhận.
Điều 19. Nội dung triển
khai quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật
1. Người được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trực tiếp triển khai
quyết định, giải thích căn cứ pháp luật giải quyết tranh chấp, quyền và nghĩa vụ
của các bên có liên quan; yêu cầu các bên đương sự chấp hành quyết định. Việc
triển khai, tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu
lực pháp luật phải được lập thành biên bản, ghi chép, phản ánh đầy đủ nội dung
kết luận giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất; ý kiến thống nhất hoặc
không thống nhất với nội dung giải quyết của các bên tranh chấp và người có quyền,
nghĩa vụ liên quan (nếu có), kèm theo sơ đồ vị trí thửa đất, có định vị phần đất
tranh chấp được bàn giao.
2. Sau khi triển khai quyết định, người được
giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai phải tổ
chức đo đạc, cắm mốc, lập biên bản bàn giao cụ thể trên thực địa diện tích đất
đang tranh chấp cho người được công nhận quyền sử dụng đất. Biên bản bàn giao đất
trên thực địa phải được gửi UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp và được lưu giữ
trong hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai theo Điều 25 Quyết định số
32/2013/QĐ-UBND .
Điều 20. Xử lý trường hợp
không chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật
Sau khi có biên bản bàn giao đất trên thực địa,
nếu một trong các bên tranh chấp không tự giác chấp hành quyết định mà có hành
vi vi phạm pháp luật đất đai, thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp có
trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 143 Luật Đất đai năm 2003.
Chương IV
XEM XÉT LẠI VIỆC GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 21. Xem xét lại việc
giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai
1. Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại,
tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc thì Chánh Thanh tra tỉnh,
thủ trưởng sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét lại vụ việc.
2. Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại,
tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện và việc giải quyết khiếu nại của
Thủ trưởng Sở, ngành tỉnh có vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc có tình
tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc, thì Chánh Thanh tra cùng cấp báo cáo Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giải quyết lại vụ việc; trường hợp Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp không xem xét, giải quyết thì Chánh
Thanh tra cùng cấp báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ
đạo, giải quyết.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Trách nhiệm thi
hành
1. Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Thủ
trưởng các Sở, ngành có liên quan tổ chức tập huấn, triển khai Quy định này;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực
hiện Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc
hoặc vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về
Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, kiến nghị Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.