ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
3799/2009/QĐ-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 15 tháng 12 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ BỒI THƯỜNG HỖ
TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN BỆNH VIỆN ĐA
KHOA 500 GIƯỜNG TỈNH BẮC KẠN (BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư;
Căn cứ Văn bản số 181/ĐC-CP ngày 23/10/2009 của Chính phủ đính chính Nghị định
số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009;
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định chi tiết về bồi thường hỗ trợ và tái định cư và trình tự, thủ tục
thu hồi đất, giao đất tái định cư, cho thuê đất;
Căn cứ Quyết định số 750/2009/QĐ-UBND ngày 14/4/2009 của UBND tỉnh Quy định một
số nội dung cụ thể trong công tác quản lý nhà nước về đất đai áp dụng trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn;
Căn cứ Thông báo số 1001-TB/TƯ ngày 21/9/2009 của Thường trực Tỉnh ủy về xây dựng
cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để
thực hiện dự án Bệnh viện đa khoa 500 giường và quy hoạch chi tiết khu vực cổng
Bệnh viện;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 780/SXD-TTr ngày 08/12/2009 và kết
quả thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 207/BC-STP ngày 03/12/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định một số
chính sách về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực
hiện dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở:
Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch
UBND thị xã Bắc Kạn, Trưởng Ban Quản lý dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn,
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thị Minh Khai,
Chủ tịch UBND xã Huyền Tụng-Thị xã Bắc Kạn và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Chí Trung
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 3799/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của
UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh.
Quy định này cụ thể hoá một số
chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho việc GPMB để thực hiện Dự
án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn;
Điều 2. Đối
tượng áp dụng.
Người sử dụng đất và tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất thuộc phạm vi thu hồi đất để
xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn;
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. BỒI
THƯỜNG
Điều 3. Bồi
thường về đất.
1. Điều kiện được bồi thường.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
ổn định, không tranh chấp, có đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định
số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP , khi nhà nước
thu hồi đất thì được bồi thường.
2. Bồi thường đất ở.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
ở khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất ở
tính theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
3. Bồi thường đất nông nghiệp.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất
cùng mục đích sử dụng được quy định trong bảng giá đất tại thời điểm có quyết định
thu hồi đất.
4. Bồi thường chi phí đầu tư vào
đất còn lại.
Người được giao đất có thu tiền
sử dụng đất được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư vào đất đến thời điểm nhà nước
thu hồi đất mà chưa thu hồi hết thì được bồi thường các khoản chi phí còn lại
(các chi phí này là tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước). Cách xác định
bằng tổng chi phí thực tế hợp lý tính bằng tiền đã đầu tư vào đất trừ đi số tiền
đầu tư phân bổ cho thời gian đã sử dụng đất được thể hiện trên sổ sách kế toán
của đơn vị và phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh.
Điều 4. Bồi
thường nhà, công trình phục vụ sinh hoạt, sản xuất, thủy sản nuôi trồng và cây
trồng trên đất.
1. Nhà, công trình được phép xây
dựng theo quy định của Pháp luật về xây dựng thì được bồi thường, cụ thể:
a. Nhà ở, công trình phục vụ
sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân (kể cả lán trại) trên đất bị thu hồi được bồi
thường bằng 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn, kỹ thuật
tương đương theo đơn giá hiện hành của Nhà nước.
b. Nhà, công trình của tổ chức
trên đất bị thu hồi mà tại thời điểm thu hồi không hoạt động sản xuất, thì được
bồi thường bằng giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của nhà, công trình.
2. Nhà, công trình không được
phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, nhưng xây dựng trước
ngày 01/7/2004 thì được bồi thường theo khoản 1 điều này.
Trường hợp nhà, công trình xây dựng
từ ngày 01/7/2004 đến ngày 09/12/2008 (ngày UBND thị xã Bắc Kạn thông báo về
Quy hoạch xây dựng dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn), xây dựng không đúng với
mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì không được bồi thường
nhưng được hỗ trợ theo Điều 12 quy định này.
Trường hợp nhà, công trình xây dựng
từ sau ngày 09/12/2008 thì không được bồi thường và không được hỗ trợ.
3. Thủy sản nuôi trồng và cây trồng
của tổ chức, cá nhân trên đất bị thu hồi được bồi thường theo đơn giá hiện hành
của Nhà nước.
Điều 5. Đơn
giá bồi thường
1. Đơn giá bồi thường về đất: Áp
dụng theo bảng giá đất ban hành hàng năm của UBND tỉnh tại khu vực có đất bị
thu hồi. Trường hợp có các vị trí tiếp giáp ranh giới giữa xã Huyền Tụng và phường
Nguyễn Thị Minh Khai thì áp dụng đơn giá cao hơn tại vị trí đó.
2. Đơn giá bồi thường về nhà ở
và công trình phục vụ sinh hoạt, sản xuất, cây trồng và thủy sản nuôi trồng áp
dụng theo bảng giá hiện hành của UBND tỉnh.
Mục 2. HỖ TRỢ
Điều 6. Hỗ
trợ di chuyển.
Hỗ trợ di chuyển là khoản kinh
phí nhà nước giúp đỡ cho Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất phải di chuyển tài
sản đến nơi ở mới. Mức hỗ trợ là 03 triệu đồng/1 hộ.
Đối với các hộ gia đình, cá nhân
không còn chỗ ở nào khác, trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới được hỗ trợ tiền
thuê nhà ở, mức hỗ trợ là 05 triệu đồng/1 hộ.
Điều 7. Hỗ
trợ tái định cư
1. Hộ gia đình, cá nhân nhận đất
ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định
cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở
thì được nhận tiền bằng khoản chênh lệch đó. Giá trị một suất tái định cư tối
thiểu được quy định tại tiết c khoản 2 Điều 16 Quy định này.
2. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối
tượng tái định cư nhưng không có nhu cầu nhận đất ở khu tái định cư, tự lo chỗ ở
nơi khác thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ một khoản tiền
bằng một suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình trong khu tái định cư tại
lô 1 là: 100 triệu đồng, tại lô 2 là: 50 triệu đồng.
Điều 8. Hỗ
trợ đối với đất vườn, ao không được công nhận là đất ở và đất nông nghiệp trong
khu dân cư của phạm vi công trình.
1. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi
đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở;
đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ thì ngoài việc được bồi thường
theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ trợ bằng 50% giá đất ở của
thửa đất. Diện tích được tính để hỗ trợ bằng tiền là diện tích bị thu hồi nhưng
tối đa bằng 05 lần (năm lần) hạn mức giao đất ở tại địa phương.
2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi
đất nông nghiệp mà thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới đất ở (khu dân
cư) thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng
35% giá đất ở trung bình của các thửa đất ở liền kề với thửa đất nông nghiệp được
thu hồi theo quy định trong bảng giá đất của địa phương. Diện tích được tính để
hỗ trợ bằng tiền là diện tích bị thu hồi nhưng tối đa bằng 05 lần (năm lần) hạn
mức giao đất ở tại địa phương;
3. Đất nông nghiệp được tính hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất trong quy định này bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp,
đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác của hộ gia đình cá nhân đang sử dụng
ổn định.
Điều 9. Hỗ
trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất:
1. Hỗ trợ ổn định đời sống:
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao và đất
nông nghiệp quy định tại Điều 8 của Quy định này) thì được hỗ trợ ổn định đời sống
theo quy định sau:
a) Thu hồi từ 30% đến 70% diện
tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời
gian là:
06 tháng nếu không phải di chuyển
chỗ ở;
12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở;
24 tháng nếu phải di chuyển đến
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (địa bàn có mức phụ cấp
khu vực từ 0,5 trở lên);
b) Thu hồi trên 70% diện tích đất
nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian là:
12 tháng nếu không phải di chuyển
chỗ ở;
24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở;
36 tháng nếu phải di chuyển đến
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (địa bàn có mức phụ cấp
khu vực từ 0,5 trở lên);
c) Mức hỗ trợ:
Mức hỗ trợ được tính bằng: Số
nhân khẩu x 30 kg gạo/tháng x Đơn giá gạo x Thời gian hỗ trợ.
Trong đó: Đơn giá gạo được áp dụng
theo giá gạo tẻ thường tại báo cáo giá thị trường tại thời điểm phê duyệt
phương án đền bù (đơn giá chuẩn lấy theo tổng hợp của Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn);
2. Đối với tổ chức kinh tế, hộ sản
xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh.
Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ
chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh đang hoạt động mà bị
ngừng sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ bằng 30% một năm thu nhập sau thuế,
theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác
nhận;
Điều 10. Hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không thuộc trường hợp
quy định tại Điều 8 Quy định này thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, còn
được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo hình thức trả bằng tiền
đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi như sau:
a) Đối với đất chuyên trồng lúa
nước (đất trồng lúa hai vụ/năm): Bằng 05 lần (năm lần) đơn giá đất lúa;
b) Đối với đất trồng lúa còn lại
(đất trồng lúa một vụ/năm), cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt,
đất trồng cây lâu năm: Bằng 03 lần (ba lần) đơn giá đất bị thu hồi;
Điều 11. Hỗ
trợ gia đình chính sách.
Các hộ gia đình chính sách ngoài
việc tuỳ theo từng đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại các điều 6, 7, 8, 9,
10, còn được hỗ trợ thêm, cụ thể như sau:
1. Hộ gia đình thương binh, bệnh
binh và người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức từ 21% - 80%
sức khoẻ; Gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp
hàng tháng phải phá dỡ nhà ở để thực hiện giải phóng mặt bằng được hỗ trợ 03
triệu đồng/hộ.
2. Hộ gia đình thương binh, bệnh
binh mất từ 81% sức khoẻ trở lên; Thân nhân liệt sĩ đang hưởng tử tuất hàng
tháng phải phá dỡ nhà ở để thực hiện giải phóng mặt bằng được hỗ trợ 05 triệu đồng/hộ.
Điều 12. Hỗ
trợ đối với nhà, công trình xây dựng không đúng mục đích sử dụng đất.
Nhà, công trình nêu tại tiết 2
khoản 2 Điều 4 được hỗ trợ bằng 80% đơn giá bồi thường hiện hành.
Điều 13. Mức
thưởng di chuyển đúng thời hạn.
Thời hạn di chuyển quy định là
hai tháng kể từ ngày thông báo giao đất tái định cư hoặc thông báo nhận tiền hỗ
trợ để di chuyển;
Mức thưởng: 05 triệu đồng cho một
hộ gia đình, cá nhân, tổ chức di chuyển đúng và sớm hơn thời hạn;
Mục 3. TÁI ĐỊNH
CƯ
Điều 14.
Các trường hợp được xem xét, giao đất ở mới tại khu tái định cư.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử
dụng đất ở ổn định, không tranh chấp, đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định
tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP bị thu hồi toàn bộ
diện tích đất ở và không có chỗ ở nào khác trên địa bàn phường Nguyễn Thị Minh
Khai và xã Huyền Tụng.
2. Trường hợp
hộ gia đình, cá nhân sau khi thu hồi đất ở diện tích còn lại nhỏ hơn diện tích
một suất đất tái định cư và có nhu cầu tái định cư thì nhà nước thu hồi diện
tích còn lại và giao đất tái định cư mới.
Trường hợp phần diện tích đất ở
còn lại lớn hơn diện tích một suất đất tái định cư nhưng không phù hợp với quy
hoạch xây dựng nhà ở và hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tái định cư thì nhà nước
thu hồi diện tích còn lại và giao đất tái định cư mới.
3. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối
tượng hộ nghèo được UBND xã, phường nơi cư trú xác nhận (theo tiêu chí của Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội) đang sử dụng đất có nhà ở nhưng không phải là đất
ở, khi bị thu hồi toàn bộ phần diện tích thì được xem xét giao 01 suất đất tái
định cư tối thiểu có thu tiền sử dụng đất.
4. Hộ gia đình bị thu hồi đất ở,
có 03 cặp vợ chồng trở lên cùng chung sống trong một hộ, nếu đủ điều kiện về diện
tích nêu tại khoản 6 Điều này thì chủ hộ được giao một suất đất tái định cư tại
lô 1, trường hợp không đủ điều kiện về diện tích thì chủ hộ được giao một suất
đất tái định cư tại lô 2. Các cặp vợ chồng từ thứ 03 trở lên có nhu cầu giao đất
tái định cư thì được xem xét giao mỗi cặp vợ chồng một suất tái định cư có thu
tiền sử dụng đất tại lô 2 trong khu tái định cư theo đơn giá nêu tại tiết b khoản
2 Điều 16 quy định này.
Trường hợp hộ gia đình bị thu hồi
đất ở nhưng không thuộc đối tượng tái định cư, có 03 cặp vợ chồng trở lên cùng
chung sống trong một hộ và có nhu cầu được giao đất ở thì được xem xét giao một
suất tái định cư có thu tiền sử dụng đất tại lô 2.
5. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi
nhà, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không được công nhận là
đất ở, bị thu hồi đất nông nghiệp từ 7.000m2 trở lên và không có chỗ ở nào khác
thì được xem xét giao một suất đất tái định cư có thu tiền sử dụng đất tại lô 2
theo đơn giá tại tiết c khoản 2 Điều 16.
6. Hộ gia đình, cá nhân có đất ở
bị thu hồi từ 50m2 đến 200m2 thì được giao một suất đất tái định cư có thu tiền
sử dụng đất tại lô 1, phần diện tích chênh lệch tính theo nguyên tắc bù trừ.
Cách tính theo khoản 2 Điều 15 quy định này.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân
bị thu hồi từ 201m2 đến 350m2 đất ở thì ngoài việc được giao một suất tái định
cư có thu tiền sử dụng đất tại lô 1 còn được xem xét giao thêm một suất đất tái
định cư tại lô 2 theo đơn giá đất tại khu tái định cư.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân
bị thu hồi trên 350m2 đất ở thì ngoài việc được giao một suất tái định cư có
thu tiền sử dụng đất tại lô 1 còn được xem xét giao thêm một suất đất tái định
cư tại lô 1 theo đơn giá đất tại khu tái định cư.
7. Các trường hợp được điều chỉnh
tại khoản 4 thì không được điều chỉnh theo khoản 6 Điều này và ngược lại.
Điều 15.
Giao đất tái định cư.
Các đối tượng nêu tại Điều 14
quy định này được giao một suất đất ở có thu tiền sử dụng đất tại khu tái định
cư theo nguyên tắc sau:
1. Thứ tự ưu tiên:
Ưu tiên 1: Hộ gia đình, cá nhân
có đất ở bị thu hồi tại vị trí tiếp giáp đường QL3.
Ưu tiên 2: Hộ gia đình, cá nhân
có diện tích đất ở bị thu hồi từ 200m2 đến 400m2 (người có diện tích lớn hơn được
chọn trước). Trừ các trường hợp nêu tại khoản 4 Điều 14 quy định này.
Các hộ gia đình, cá nhân có diện
tích đất ở bị thu hồi từ dưới 50m2 và không thuộc đối tượng ưu tiên 1 thì được
bố trí tái định cư tại lô 2 trong khu tái định cư.
2. Thu tiền sử dụng đất tái định
cư:
Các hộ gia đình, cá nhân có diện
tích đất ở bị thu hồi lớn hơn hoặc bằng diện tích một suất đất tái định cư (90m2)
thì được giao một suất đất tái định cư tại lô 1 có thu tiền sử dụng đất với giá
bằng giá đất đã bồi thường.
Các hộ gia đình, cá nhân có diện
tích đất ở bị thu hồi nhỏ hơn diện tích một suất đất tái định cư (90m2) thì được
giao một suất đất tái định cư có thu tiền sử dụng đất, phần diện tích chênh lệch
phải nộp theo đơn giá tái định cư là 1.700.000 đồng/1m2 ở lô 1 và 850.000 đồng/1m2
ở lô 2.
Vị trí cụ thể các lô tái định cư
được thể hiện trong bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng khu tái định cư của dự
án được phê duyệt.
Ví dụ 1: Hộ ông Nguyễn Văn A
có 200m2 đất ở tại Tổ 15 phường Nguyễn Thị Minh Khai (đơn giá đất ở tại đây là
400.000đồng/1m2) khi nhà nước thu hồi đất thì ông A được giao một lô đất tái định
cư có thu tiền sử dụng đất. Ông A phải nộp số tiền là: 90x400.000 = 36.000.000
đồng.
Ví dụ 2: Hộ ông Nguyễn Văn B
có 60m2 đất ở tại Tổ 15 phường Nguyễn Thị Minh Khai (đơn giá đất ở tại đây là
400.000đồng/1m2) khi nhà nước thu hồi thì ông B được giao một lô đất tái định
cư có thu tiền sử dụng đất. Ông B phải nộp số tiền là: (60x400.000) +
(30x1.700.000) = 75.000.000 đồng.
Ví dụ 3: Hộ ông Nguyễn Văn C
có 40m2 đất ở tại Tổ 15 phường Nguyễn Thị Minh Khai (đơn giá đất ở tại đây là
400.000 đồng/1m2) khi nhà nước thu hồi thì ông C được giao một lô đất tái định
cư có thu tiền sử dụng đất tại lô 2. Ông C phải nộp số tiền là: (40x400.000) +
(50x850.000) = 58.500.000 đồng.
3. Quy định nợ tiền sử dụng đất:
Trong trường hợp người sử dụng đất
chưa có đủ tiền để nộp thì được ghi nợ tiền sử dụng đất trên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất với điều kiện sau khi nhận đất tái định cư người sử dụng đất
phải trả cho nhà nước là 50% giá trị tiền sử dụng đất tương ứng theo diện tích
lô đất. Số nợ còn lại sẽ được trả hết trong hai năm kế tiếp. Trường hợp trong
hai năm không trả hết khoản nợ trên thì khi thanh toán phần nợ còn lại (tương ứng
diện tích còn lại của lô đất) phải trả theo giá đất tại thời điểm trả nợ và được
xoá nợ tiền sử dụng đất.
Điều 16.
Quy hoạch tái định cư
1. Quy hoạch khu tái định cư: Dọc
hai bên đường từ QL3 vào đến cổng chính Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Với tổng
diện tích là 1,3ha.
2. Giá đất tại khu tái định cư:
a) Giá trị 1m2 đất ở tại lô 1
khu tái định cư lấy tương đương đơn giá đất dọc đường QL3 đoạn qua cổng vào Bệnh
viện Đa khoa tỉnh, tương ứng là 1.700.000 đồng /1m2.
- Giá trị một suất tái định cư ở
lô 1 là:
90 m2 x 1.700.000 đồng/m2
=153.000.000 đồng.
b) Giá trị 1m2 đất tại lô 2 khu
tái định cư xác định bằng 50% so với lô 1 tương ứng là 850.000 đồng/m2.
- Giá trị một suất tái định cư ở
lô 2 là:
90 m2 x 850.000 đồng/m2 =
76.500.000 đồng.
c) Giá trị một suất tái định cư
tối thiểu lấy tròn là 75 triệu đồng.
Điều 17. Điều
khoản thi hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện
quy định này, nếu có vướng mắc và phát sinh mới, các cơ quan có liên quan, UBND
thị xã và chủ đầu tư dự án phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh giải quyết./.