ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/CT-UBND
|
Phú
Yên, ngày 21 tháng 3 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Nhu cầu có nhà ở
là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, công tác chăm lo, tạo điều
kiện để các đối tượng chính sách xã hội có chỗ ở được xác định là một vấn đề xã
hội, nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các
ngành địa phương trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian
qua, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người
dân đã tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện tốt chính sách nhà ở xã hội
trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, đã thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng chính
sách xã hội có chỗ ở ổn định, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy đạt được những kết quả khả quan nhưng việc phát triển
nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh chưa
đạt được yêu cầu theo Quyết định số 2344/QĐ-UBND ngày
26/12/2013 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Phú Yên đến
năm 2020 và tầm nhìn 2030. Nguyên
do là chưa tập trung huy động tốt nguồn lực xã hội cùng với nguồn lực Nhà nước
để chăm lo, giải quyết vấn đề nhà ở xã hội,
nhà ở cho công nhân; việc phối hợp tổ chức thực hiện giữa các cấp, ngành và địa phương có lúc chưa thường
xuyên, chặt chẽ; một số địa phương cấp huyện chưa
tập trung quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân
trên địa bàn; chưa chủ động dành đủ quỹ đất
để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân.
Để thúc đẩy việc phát triển nhà ở
xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân trong thời gian tới, nhằm triển khai thực
hiện tốt Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; đồng thời hoàn thành cơ bản các mục tiêu về
phát triển nhà ở xã hội đã được đề ra trong Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Về nhiệm vụ,
giải pháp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân:
- Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định việc
phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là một nhiệm vụ chính trị,
trong đó chính quyền địa phương là cấp quyết định sự thành công của chương
trình phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân.
- Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban
ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục
hành chính... để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp
có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu
tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt
là nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
để cho người dân, công nhân lao động... được thuê, mua nhằm cải thiện chỗ ở.
- Trong thời gian đến tiếp tục
nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm
nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu
về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp.
2. Tổ chức thực
hiện:
a) Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành liên quan kịp thời chủ động triển khai các cơ chế, chính sách, các quy
chuẩn tiêu chuẩn xây dựng về nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng ban hành nhằm thúc đẩy
phát triển nhà ở xã hội, khuyến khích xây dựng nhà ở cho thuê, nhà ở thương mại
giá thấp, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh.
- Rà soát điều chỉnh, bổ sung
Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Nhà ở
2014. Đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở
xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm.
- Tham mưu UBND tỉnh lập đề án xây
dựng nhà ở xã hội giá rẻ dạng căn hộ chung cư (diện tích từ 40m2 đến
60m2) có giá bán không quá 300 triệu đồng/căn hộ, dùng để đáp ứng
nhu cầu nhà ở cho các đối tượng được mua nhà ở xã hội có thu nhập thấp tại
thành phố Tuy Hòa.
- Phối hợp với UBND cấp huyện rà
soát, bổ sung quy hoạch đô thị bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã
hội. Khi quy hoạch xây dựng các khu dân cư, các khu đô thị, mạng lưới các cơ sở
đào tạo nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở
sinh viên kèm theo các khu chức năng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao... theo quy định của
pháp luật về nhà ở.
- Tập trung đẩy mạnh việc triển
khai các Chương trình nhà ở xã hội (gồm Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có
công với cách mạng; Chương trình phát triển nhà ở cho người nghèo, người thu nhập
thấp khu vực đô thị; Chương trình phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động
tại các khu công nghiệp; Chương trình nhà ở học sinh, sinh viên; Chương trình hỗ
trợ nhà ở cho người nghèo khu vực nông thôn).
- Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính
sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu
như: Trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể dục, thể thao,... trong và ngoài các dự
án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động.
- Phối hợp với Sở Tài chính tham
mưu UBND tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ quỹ đất 20% trong các dự án
khu đô thị mới, dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha do các chủ đầu tư nộp
theo quy định và hỗ trợ từ ngân sách địa phương để đầu tư phát triển nhà ở xã
hội cho công nhân các Khu công nghiệp, người nghèo, người thu nhập thấp tại các
đô thị trên địa bàn theo quy định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày
20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành
có liên quan tham mưu UBND tỉnh có các cơ chế, giải pháp cụ thể để hỗ trợ, khuyến
khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội trên
địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính khẩn trương lập kế hoạch cụ thể vốn hỗ trợ cho các Chương trình nhà ở
theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg , Quyết
định số 48/2014/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu
tư tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp
với các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh thành lập Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ đầu
tư bất động sản,... để tạo thêm kênh huy động vốn trung hạn và dài hạn cho phát
triển nhà ở xã hội; có cơ chế, chính sách về nghĩa vụ của các doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động tại các Khu công nghiệp để quy định trách nhiệm hỗ trợ nhà ở cho công nhân, người lao động làm
việc tại các doanh nghiệp đó.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện
đề xuất quy định phân bổ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội trong nội
dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tham mưu UBND tỉnh cơ chế, chính
sách, thủ tục về đất đai đối với các dự án nhà ở xã hội nhằm tạo điều kiện, môi
trường thuận lợi để huy động các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển nhà ở
xã hội.
đ) Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng trong việc triển khai Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng
theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ; Chính
sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung
theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hỗ trợ
nhà ở cho người nghèo khu vực nông thôn theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
e) Ban quản lý Khu Kinh tế Nam Phú
Yên:
- Rà soát, bổ sung quy hoạch Khu
kinh tế, Khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội
theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Có các cơ chế, giải pháp cụ thể
để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển
nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu ở của công nhân, người lao động trong khu công
nghiệp, khu kinh tế.
g) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể nhân dân tiếp
tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động, tổ chức thực hiện và giám sát thực
hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt chú trọng việc vận động nguồn
lực và trợ giúp các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
h) Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh,
chủ động làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai thực hiện thí
điểm Đề án xây dựng các thiết chế dành cho công nhân tại các khu chế xuất
- Khu công nghiệp, trong đó có xây dựng nhà ở xã hội; việc triển khai xây dựng
các thiết chế gắn với xây dựng nhà ở xã hội như đề án mà Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam đưa ra đáp ứng nhu cầu cải thiện chỗ ở của công nhân, người lao động
đang làm việc tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
k) UBND các huyện, thị xã, thành
phố:
- Rà soát tất cả các Đồ án quy hoạch
xây dựng trên địa bàn thuộc thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt của UBND cấp
huyện để bố trí đảm bảo quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội; tập trung điều
chỉnh, bổ sung và chỉ đạo cơ quan chức năng xác định cụ thể vị trí, địa điểm,
quy mô diện tích đất của từng dự án xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ về hệ thống hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn; tổng hợp
gửi thông tin về Sở Xây dựng để công bố công khai trên cổng thông tin điện tử
của Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch
phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công
nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật về nhà ở và chương trình phát triển
nhà ở trên địa bàn tỉnh; phối với các sở, ban ngành để triển khai tốt chính
sách phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
3. Sở
Xây dựng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện
Chỉ thị này; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp tình hình thực hiện, báo
cáo UBND tỉnh biết, chỉ đạo./.
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Chí Hiến
|