BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
4414/NQ-HĐQL
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2009
|
NGHỊ QUYẾT
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Ngày 16 tháng 10 năm 2009, Hội đồng
Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội đồng Quản lý) họp
phiên thường kỳ quý III năm 2009 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng Quản lý
Vũ Văn Ninh. Tham dự phiên họp có:
- Ông Lê Bạch Hồng, Phó Chủ tịch
Thường trực Hội đồng Quản lý, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam;
- Ông Nguyễn Xuân Hiên, Phó Chủ
tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam – ủy viên Hội đồng Quản lý;
- Bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng
Bộ Y tế - ủy viên Hội đồng Quản lý;
- Ông Hà Phúc Mịch, Phó chủ tịch
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
- Ông Phùng Quang Huy, Giám đốc
Văn phòng Giới sử dụng lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - ủy
viên Hội đồng Quản lý;
Các ủy viên Hội đồng Quản lý: Phạm
Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Nguyễn Duy Thăng, Thứ
trưởng Bộ Nội vụ; Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
vắng mặt do bận đi công tác.
Được mời dự phiên họp có các Phó
Tổng giám đốc, Thủ trưởng một số đơn vị chuyên môn thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội
Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số vụ có liên quan của Bộ Tài chính, Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ.
Hội đồng Quản lý đã nghe Bảo hiểm
xã hội Việt Nam báo cáo về 3 nội dung:
- Quyết toán năm 2008;
- Tình hình thực hiện kiến nghị của
Kiểm toán nhà nước;
- Quy chế làm việc của Hội đồng
Quản lý.
Sau khi nghe báo cáo, Hội đồng
Quản lý đã thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:
I. VỀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NĂM
2008
1. Hội đồng Quản lý thông
qua báo cáo Quyết toán năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để gửi Bộ Tài
chính thẩm định phê duyệt. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách
nhiệm về căn cứ lập báo cáo, số liệu, nội dung và thuyết minh tại báo cáo quyết
toán năm 2008.
2. Năm 2008 và 9 tháng đầu
năm 2009 hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có bước phát triển hơn, đổi
mới hơn những năm trước, kết quả này được thể hiện qua các hoạt động mở rộng đối
tượng tham gia, tăng số thu, chi trả kịp thời, đúng đối tượng chính sách, công
tác quản lý tài chính, quản lý nội bộ của Ngành được chấn chỉnh một bước, hiệu
quả đạt được tốt hơn, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng
và Nhà nước. Tuy nhiên qua triển khai thực hiện còn những hạn chế, khó khăn, vướng
mắc như số nợ đọng vẫn còn nhiều, số tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự
nguyện còn ít, quỹ khám, chữa bệnh tiếp tục bội chi với mức cao …. Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng trên có cả chủ quan và khách quan, nhưng về phía Bảo hiểm xã
hội Việt Nam cần phải chủ động, tích cực tìm mọi biện pháp để sớm khắc phục.
II. VỀ THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ CỦA
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Trên cơ sở kết luận của Kiểm
toán Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần nghiêm túc tiếp thu và có những chấn
chỉnh cần thiết trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của Ngành, đảm bảo
thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. Qua kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước,
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cần thực hiện các nội dung sau:
1. Tăng cường công tác quản
lý tài chính, rà soát lại cơ chế chính sách, những nội dung thuộc thẩm quyền
ban hành của Hội đồng Quản lý, của Tổng Giám đốc thì cần khẩn trương ban hành,
những gì không thuộc thẩm quyền thì cần phải đề xuất, kiến nghị cụ thể với các
cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2. Rà soát cơ chế chính
sách và tăng cường công tác việc quản lý, sử dụng lệ phí thu, lệ phí chi trả đảm
bảo hiệu quả, đúng mục đích. Việc lập Quỹ rủi ro trong trong việc chi trả chế độ
BHXH và trong đầu tư tăng trưởng Quỹ cần nghiên cứu kỹ để trình Thủ tướng Chính
phủ sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
3. Kiểm điểm làm rõ để xử
lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến những sai sót trong công
tác quản lý tài chính theo kết luận của Kiểm toán nhà nước.
III. VỀ QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BHXH VIỆT NAM
1. Về thẩm quyền ký ban
hành: trên cơ sở hoàn chỉnh dự thảo Quy chế làm việc phù hợp với quy định tại
Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hội đồng Quản lý
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Hội đồng Quản lý ban
hành.
2. Về Văn phòng giúp việc,
theo hướng vừa chuyên trách vừa kiêm nhiệm, người đứng đầu Văn phòng Hội đồng
Quản lý là kiêm nhiệm, một Phó Văn phòng Hội đồng Quản lý và một đến hai cán bộ
chuyên trách.
3. Kinh phí chi hoạt động
của Văn phòng Hội đồng Quản lý, cán bộ giúp việc của Văn phòng và giúp việc các
thành viên Hội đồng Quản lý lấy từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam; cán bộ kiêm nhiệm
được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.
4. Bảo hiểm xã hội Việt
Nam tiếp thu ý kiến của các thành viên để hoàn chỉnh Quy chế và gửi lại các
thành viên lấy ý kiến.
IV. MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC
1. Để triển khai thực hiện
có hiệu quả Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh
công tác tuyên truyền; đồng thời tổng hợp lại những khó khăn, vướng mắc trong
những ngày đầu thực hiện, nhất là những khó khăn, vướng mắc thuộc về trách nhiệm
của Ngành để báo cáo Bộ Y tế cùng xem xét, tháo gỡ. Phải chủ động, tích cực phối
hợp với Bộ Y tế, với các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường công tác giám định, cải
tiến việc thu phí để tạo thuận lợi cho đối tượng khi đi khám, chữa bệnh.
2. Chú trọng công tác cải
cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong triển khai thực hiện
nhiệm vụ của Ngành. Chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh công tác
cải cách hành chính tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo điều kiện cho người
lao động, người dân và doanh nghiệp trong thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội,
Bảo hiểm y tế;
3. Về lâu dài, đề nghị
Chính phủ trình Quốc hội sửa Điều 95 trong Luật Bảo hiểm xã hội.
Từ năm 2010, hàng năm đề nghị Bộ
Nội vụ tính toán, xác định để giao biên chế cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam phù hợp
với nhiệm vụ được giao, bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả biên chế
được giao.
4. Nghiên cứu, đề xuất cơ
chế khuyến khích vượt số thu theo chỉ tiêu được giao, không để nợ đọng nhiều, đầu
tư tăng trưởng quỹ cần gắn với chức năng của BHXH Việt Nam, đảm bảo hiệu quả hạn
chế rủi ro trong đầu tư tăng trưởng Quỹ.
5. Khẩn trương xem xét điều chỉnh
kế hoạch năm 2009, đồng thời xây dựng dự toán NSNN năm 2010.
6. Nghiên cứu vấn đề về quỹ dự
phòng rủi ro trong quá trình trả lương hưu và rủi ro đầu tư tăng trưởng quỹ để
trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt
Nam và các thành viên Hội đồng Quản lý có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết này.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Phó TT Nguyễn Sinh Hùng (để báo cáo);
- Các Bộ: LĐTBXH, Y tế, Tài chính, Nội vụ (để phối hợp);
- Các thành viên HĐQL;
- BHXH Việt Nam;
- Lưu VP HĐQL (2)
|
TM.
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Vũ Văn Ninh
|