Số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 người

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Thùy Liên
19/01/2021 16:40 PM

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV.

Số lượng đại biểu quốc hội khóa XV

Theo đó, quy định tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 người; trong đó:

UBTVQH dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở trung ương và địa phương như sau:

1) Số lượng đại biểu ở các cơ quan trung ương là 200 đại biểu (41,4%), gồm:

- Các cơ quan Đảng : 10 đại biểu (2,0%).

- Cơ quan Chủ tịch nước : 03 đại biểu (0,6%).

- Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương): 133 đại biểu (26,6%).

- Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an): 15 đại biểu (3,0%).

- Lực lượng vũ trang, bao gồm:

+ Quân đội (cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu): 12 đại biểu (2,4%);

+ Công an: 02 đại biểu (0,4%).

- Tòa án nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%).

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%).

- Kiểm toán nhà nước : 01 đại biểu (0,2%).

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 29 đại biểu (5,8%).

2) Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%), trong đó:

Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương được phân bổ với cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu (44%) và cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu (14,6%).

Cơ cấu hướng dẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử tiêu biểu, gồm đại diện các ngành khoa học - công nghệ, lao động, thương binh-xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ... Trong cơ cấu này, cần quan tâm phân bổ hợp lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và tự ứng cử.

3) Cơ cấu kết hợp

Cơ cấu kết hợp là các cơ cấu theo chỉ tiêu kết hợp. Một người ứng cử đại biểu Quốc hội có thể có nhiều hơn một cơ cấu kết hợp, gồm:

- Đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoảng 95 đồng chí (14%), trong đó có 12-14 đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.

- Đại biểu là người ngoài Đảng: từ 25-50 đại biểu (5%-10%).

- Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): khoảng 50 đại biểu (10%).

- Đại biểu tái cử: khoảng 160 đại biểu (32%).

- Đại biểu là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

- Đại biểu là phụ nữ bảo đảm tỷ lệ ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

Xem nội dung cụ thể tại Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021.

Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14

Thùy Liên  

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 8,129

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn