Danh sách 53 thị xã của Việt Nam từ 01/02/2025 (Hình từ internet)
Ngay từ đầu năm 2025, Việt Nam đã có thêm 03 thị xã mới được thành lập từ 01/01/2025, bao gồm: thị xã Mộc Châu (Sơn La), thị xã Chũ (Bắc Giang), thị xã Phong Điền (TP Huế).
Có 01 thị xã được thành lập từ 01/02/2025 là thị xã Kim Bảng (Hà Nam). Nâng tổng số thị xã tại Việt Nam từ ngày 01/02/2025 là 53 thị xã.
Số thị xã sẽ còn được cập nhật trong thời gian tới theo kết quả sắp xếp đơn vị hành chính của các địa phương.
Dưới dây là danh sách 53 thị xã của Việt Nam từ ngày 01/02/2025:
STT |
Tên thị xã (Năm thành lập) |
Thuộc tỉnh, thành |
1 |
Nghĩa Lộ (1995) |
Yên Bái |
2 |
Mường Lay (1971) |
Điện Biên |
3 |
Sa Pa (2019) |
Lào Cai |
4 |
Mộc Châu (2025) |
Sơn La |
5 |
Việt Yên (2024) |
Bắc Giang |
6 |
Chũ (2025) |
Bắc Giang |
7 |
Phú Thọ (1903) |
Phú Thọ
|
8 |
Quảng Yên (2011) |
Quảng Ninh |
9 |
Thuận Thành (2023) |
Bắc Ninh |
10 |
Quế Võ (2023) |
Bắc Ninh |
11 |
Kim Bảng (2025) |
Hà Nam |
12 |
Duy Tiên (2020) |
Hà Nam |
13 |
Sơn Tây (2009) |
Hà Nội |
14 |
Kinh Môn (2019) |
Hải Dương |
15 |
Mỹ Hào (2019) |
Hưng Yên |
16 |
Kỳ Anh (2015) |
Hà Tĩnh |
17 |
Hồng Lĩnh (1992) |
Hà Tĩnh |
18 |
Phong Điền (2025) |
Huế |
19 |
Hương Trà (2011) |
Huế |
20 |
Hương Thủy (2010) |
Huế |
21 |
Nghi Sơn (2020) |
Thanh Hóa |
22 |
Bỉm Sơn (1981) |
Thanh Hóa |
23 |
Thái Hòa (2007) |
Nghệ An |
24 |
Hoàng Mai (2013) |
Nghệ An |
25 |
Ba Đồn (2013) |
Quảng Bình |
26 |
Quảng Trị (1989) |
Quảng Trị |
27 |
Điện Bàn (2015) |
Quảng Nam |
28 |
Đức Phổ (2020) |
Quảng Ngãi |
29 |
Hoài Nhơn (2020) |
Bình Định |
30 |
An Nhơn (2011) |
Bình Định |
31 |
Sông Cầu (2009) |
Phú Yên |
32 |
Đông Hòa (2020) |
Phú Yên |
33 |
Ninh Hòa (2010) |
Khánh Hòa |
34 |
La Gi (2005) |
Bình Thuận |
35 |
Buôn Hồ (2008) |
Đắk Lắk |
36 |
Ayun Pa (2007) |
Gia Lai |
37 |
An Khê (2003) |
Gia Lai |
38 |
Phước Long (2009) |
Bình Phước |
39 |
Chơn Thành (2022) |
Bình Phước |
40 |
Bình Long (2009) |
Bình Phước |
41 |
Trảng Bàng (2020) |
Tây Ninh |
42 |
Hòa Thành (2020) |
Tây Ninh |
43 |
Phú Mỹ (2018 - lên thành phố từ 01/03/2025) |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
44 |
Kiến Tường (2013) |
Long An |
45 |
Cai Lậy (2013) |
Tiền Giang |
46 |
Bình Minh (2012) |
Vĩnh Long |
47 |
Duyên Hải (2015) |
Trà Vinh |
48 |
Vĩnh Châu (2011) |
Sóc Trăng |
49 |
Ngã Năm (2013) |
Sóc Trăng |
50 |
Giá Rai (2015) |
Bạc Liêu |
51 |
Long Mỹ (2015) |
Hậu Giang |
52 |
Tịnh Biên (2023) |
An Giang |
53 |
Tân Châu (2009) |
An Giang |
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Cụ thể tại Điều 6 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13, sửa đổi bởi Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15, các tiêu chuẩn của thị xã được quy định như sau:
- Quy mô dân số từ 100.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên từ 200 km2 trở lên.
- Đơn vị hành chính trực thuộc:
- Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;
- Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 50% trở lên.
- Đã được công nhận là đô thị loại III hoặc loại IV; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị xã đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại III hoặc loại IV.
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13, cụ thể các chi tiêu như sau:
+ Cân đối thu chi ngân sách: Đủ
+ Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước (lần): 0,7 lần
+ Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: 75%
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường: 75%.