Tính đến thời điểm hiện nay, thì huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) và huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) là 02 huyện có nhiều thị trấn Việt Nam hiện nay, với 05 thị trấn trực thuộc, cụ thể:
(1) Huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc)
Huyện Bình Xuyên nằm ở phía đông của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 12 km về phía đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 50 km.
Trước ngày 01/12/2024, đây là huyện duy nhất có 05 thị trấn tại Việt Nam, bao gồm các thị trấn: Hương Canh, Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh và Thanh Lãng.
(2) Huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng)
Huyện Đạ Huoai nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 155 km về phía Đông Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 145 km.
Ngày 24/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1245/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 – 2025.
Theo đó, chính thức sáp nhập 3 huyện tại Lâm Đồng là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai thành 1 huyện, lấy tên là Đạ Huoai từ ngày 01/12/2024.
Kể từ ngày 01/12/2024, huyện Đạ Huoai mới có 05 thị trấn: Đạ M’ri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Mađaguôi và Phước Cát.
Với việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện trên, đã đưa huyện Đạ Huoai vươn lên trở thành 01 trong 02 huyện có nhiều thị trấn nhất Việt Nam với 05 thị trấn, ngang bằng với huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).
02 huyện có nhiều thị trấn nhất Việt Nam hiện nay? (Hình từ internet)
- Quy mô dân số từ 8.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên từ 14 km2 trở lên.
- Đã được công nhận là đô thị loại IV hoặc loại V; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị trấn đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại IV hoặc loại V.
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.
(Điều 9 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13)
(1) Quy mô dân số:
(i) Thị trấn có từ 5.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 5.000 người thì cứ thêm 100 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 35 điểm;
(ii) Thị trấn có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại (i).
(2) Diện tích tự nhiên:
Từ 05 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 05 km2 thì cứ thêm 0,2 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.
(3) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
- Tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương được tính 10 điểm.
Trường hợp chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương, nếu số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 40% trở xuống được tính 3 điểm; trên 40% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 50% trở xuống được tính 1 điểm; trên 50% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm;
- Đạt tiêu chí quốc gia về y tế được tính 5 điểm;
- Tỷ lệ số hộ dân cư được dùng nước sạch từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm;
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ 4% trở lên được tính 1 điểm; dưới 4% thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm;
- Thị trấn có đường biên giới quốc gia trên đất liền thì áp dụng mức 30% quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.
(4) Các yếu tố đặc thù:
- Dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thường trú được tính 0,5 điểm; trên 20% thì được tính 1 điểm;
- Thị trấn vùng cao được tính 1,5 điểm; thị trấn miền núi được tính 1 điểm;
- Thị trấn an toàn khu được tính 0,5 điểm;
- Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 0,5 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1 điểm;
- Có di tích quốc gia đặc biệt hoặc có di sản được UNESCO công nhận được tính 1 điểm.
(Điều 19 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13, sửa đổi bởi Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15)