Sửa đổi quy định về kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu với phương thức một giai đoạn một túi thầu

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
11/02/2025 14:27 PM

Nghị định 17/2025/NĐ-CP đã sửa đổi quy định về kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu với phương thức một giai đoạn một túi thầu.

Sửa đổi quy định về kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu với phương thức một giai đoạn một túi thầu

Sửa đổi quy định về kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu với phương thức một giai đoạn một túi thầu (Hình từ Internet)

Chính phủ ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP ngày 06/02/2025 sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023.

Sửa đổi quy định về kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu với phương thức một giai đoạn một túi thầu

Theo đó, khoản 9 Điều 2 Nghị định 17/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP về kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu với phương thức một giai đoạn một túi thầu như sau:

* Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau:

Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét đánh giá về tài chính theo phương pháp giá thấp nhất hoặc giá đánh giá. Nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và xác định ưu đãi (nếu có) thấp nhất (đối với phương pháp giá thấp nhất) hoặc có giá đánh giá thấp nhất (đối với phương pháp giá đánh giá) được xếp hạng thứ nhất. Thư giảm giá không được công khai trong biên bản mở thầu sẽ không được xem xét, đánh giá.

Trường hợp chỉ có một nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật thì không phải xác định danh sách xếp hạng nhà thầu. Chủ đầu tư không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.

* Sửa đổi, bổ sung khoản 5 và khoản 6 như sau:

- Tổ chuyên gia lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu gửi bên mời thầu xem xét. Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu gồm các nội dung:

+ Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thầu;

+ Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng;

+ Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại, lý do loại nhà thầu;

+ Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

+ Những nội dung của hồ sơ mời thầu không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc nội dung có thể dẫn đến cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu áp dụng đấu thầu hạn chế quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2023, trường hợp áp dụng thương thảo hợp đồng, bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất thương thảo hợp đồng theo quy định tại Điều 43 Nghị định 24/2024/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 17/2025/NĐ-CP).

- Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), bên mời thầu lập tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gửi chủ đầu tư phê duyệt theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau đây:

+ Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thầu;

+ Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

+ Kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có);

+ Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;

+ Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng;

+ Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

+ Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý;

+ Những nội dung cần lưu ý (nếu có).

Sau đây là toàn bộ nội dung tại Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 17/2025/NĐ-CP) về kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu với phương thức một giai đoạn một túi thầu:

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:

+ Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu bao gồm: đơn dự thầu; thỏa thuận liên danh (nếu có); giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

+ Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.

- Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:

+ Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 17/2025/NĐ-CP);

+ Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

+ Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

+ Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

- Đánh giá về kỹ thuật và tài chính:

+ Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

+ Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét đánh giá về tài chính theo phương pháp giá thấp nhất hoặc giá đánh giá. Nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và xác định ưu đãi (nếu có) thấp nhất (đối với phương pháp giá thấp nhất) hoặc có giá đánh giá thấp nhất (đối với phương pháp giá đánh giá) được xếp hạng thứ nhất. Thư giảm giá không được công khai trong biên bản mở thầu sẽ không được xem xét, đánh giá.

Trường hợp chỉ có một nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật thì không phải xác định danh sách xếp hạng nhà thầu. Chủ đầu tư không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.

- Tổ chuyên gia lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu gửi bên mời thầu xem xét. Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu gồm các nội dung:

+ Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thầu;

+ Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng;

+ Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại, lý do loại nhà thầu;

+ Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

+ Những nội dung của hồ sơ mời thầu không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc nội dung có thể dẫn đến cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu áp dụng đấu thầu hạn chế quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2023, trường hợp áp dụng thương thảo hợp đồng, bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất thương thảo hợp đồng theo quy định tại Điều 43 Nghị định 24/2024/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 17/2025/NĐ-CP).

- Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), bên mời thầu lập tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gửi chủ đầu tư phê duyệt theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau đây:

+ Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thầu;

+ Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

+ Kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có);

+ Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;

+ Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng;

+ Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

+ Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý;

+ Những nội dung cần lưu ý (nếu có).

Xem thêm tại Nghị định 17/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/02/2025.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Đấu thầu

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]