Tiêu chuẩn xác định là tài sản cố định trong công ty TNHH một thành viên
Hình từ Internet
Tài sản cố định (TSCĐ) là tất cả những tài sản của công ty có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm và sẽ đem lại lợi ích cho công ty từ việc sử dụng tài sản đó. Cụ thể, tiêu chuẩn xác định TSCĐ được quy định như sau:
1. Tài sản cố định hữu hình
1.1. Khái niệm
Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
1.2. Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình
Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, và tài sản đó phải thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn sau đây thì được xem là TSCĐ hữu hình:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: thì từng con súc vật nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn nêu trên sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm: thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn nêu trên thì sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình.
Lưu ý: Đối với hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình nêu trên thì sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.
2. Tài sản cố định vô hình
2.1. Khái niệm
Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
2.2. Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình
Mọi khoản chi phí thực tế mà công ty đã chi ra nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn như quy định đối với TSCĐ hữu hình nêu ở mục 1, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình.
Riêng đối với các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai phải thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau thì mới được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ công ty:
- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
- Công ty dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
- Công ty có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
- Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.
Lưu ý: Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại mục 1 thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của công ty.
3. Những tài sản không được xem là TSCĐ
- Những tài sản hữu hình và chi phí không đáp ứng các tiêu chí được xác định như trên.
- Chi phí thành lập công ty, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập công ty, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của công ty trong thời gian tối đa không quá 3 năm.
Lưu ý: Đối với hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình nêu trên thì sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7682:2007: Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi-Phản ứng chuỗi polymeraza
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7050:2020: Thịt chế biến không qua xử lý nhiệt
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12393:2018: Bê tông cốt sợi-Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10796:2015: Cát mịn cho bê tông và vữa
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10568:2017: Bộ neo cáp cường độ cao–Neo tròn T13, T15 và neo dẹt D13, D15
Câu hỏi thường gặp:
- Cho đối tác mượn tiền bằng miệng, công ty có đòi lại được hay không?
- Năm 2023, việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng được quy định thế nào?
- Giữa văn bản quy phạm pháp luật với văn bản của Đảng có sự khác biệt gì?
- Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ trong đấu thầu năm 2023 là như thế nào?
- Người lao động phải đóng bao nhiêu tiền vào quỹ phòng, chống thiên tai năm 2023?
- Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư năm 2023, được quy định thế nào?
- Quyết định số 377/QĐ-EVN về tăng giá điện: Có gì mới?
- Các nội dung cần có trong hợp đồng xây dựng năm 2023?
- Việc bảo hành, bảo trì công trình xây dựng năm 2023 được quy định thế nào?
- Việc giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao công trình năm 2023 được quy định thế nào?
- Việc điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng năm 2023 được quy định thế nào?
- Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng năm 2023? Nội dung của giấy phép xây dựng?
- Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn năm 2023?
- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu trong thiết kế xây dựng công trình năm 2023?
- Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng năm 2023 được quy định thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu trong khảo sát xây dựng năm 2023?
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng năm 2023?