Giữa văn bản quy phạm pháp luật với văn bản của Đảng thì có sự khác biệt gì? Cái nào có giá trị pháp lý cao hơn? – Thu Hương (TP. Hồ Chí Minh).
>> Điều kiện ký kết hợp đồng với nhà thầu năm 2023 được quy định như thế nào?
>> Năm 2023, việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng được quy định thế nào?
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới mang tính bắt buộc và người dân phải thực hiện đúng.
Do đó, đối với văn bản của của Đảng sẽ không mang tính bắt buộc đối với người dân; chỉ khi nào Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ triển khai thành văn bản quy phạm pháp luật thì những chủ trương, chính sách của Đảng mới đi vào đời sống thực tiễn và mang tính bắt buộc thi hành với người dân.
Các loại văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam |
Các loại văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 tại Việt Nam (Ảnh minh họa)
Như đã trình bày ở Mục 1 nêu trên thì văn bản của Đảng không phải là văn bản quy phạm pháp luật; còn văn bản quy phạm pháp luật thì mang tính bắt buộc chung, người dân cần phải thực hiện đúng. Do đó, đối với người dân thì văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý hơn văn bản của Đảng.
Tuy nhiên, đối với các văn bản của Đảng sẽ có giá trị hiệu lực đối với các cơ quan, tổ chức của Đảng, Đảng viên.
Ví dụ: Tại Mục IV- Tổ chức thực hiện của Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, mang tính bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng sau đây:
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết với lộ trình và phân công cụ thể trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ưu tiên các dự án luật trực tiếp phục vụ triển khai thực hiện Nghị quyết; tăng cường giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội đối với việc cải cách chính sách tiền lương.
- Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương xây dựng các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, lộ trình thực hiện phù hợp với tình hình kinh tế, khả năng ngân sách nhà nước để trình Bộ Chính trị, trên cơ sở đó trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cải cách chính sách tiền lương.
- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức việc học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết, kết quả thực hiện Nghị quyết.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát thực hiện Nghị quyết.
- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (đứng đầu là Tổng Bí thư), thường gọi tắt là Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương. Như vậy, Bộ Chính trị không phải là Bộ trong Chính phủ như nhiều người nhầm tưởng.
Điều 4 – Hiến pháp năm 2013 1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. |