Giao kết hợp đồng lao động với người lao động có làm việc ở nơi khác trong công ty TNHH một thành viên
Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều công ty nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết. Khi đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều công ty thì việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN và an toàn, vệ sinh lao động và điều này là bắt buộc.
Ngoài ra pháp luật vẫn khuyến khích công ty và người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thì công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức công ty đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định pháp luật.
1. Về mức đóng Bảo hiểm xã hội:
Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều công ty thì chỉ đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Trong đó:
- Mức đóng của công ty (17%): 3% vào quỹ ốm đau và thai sản và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Công ty không phải đóng BHXH cho người lao động trong tháng khi họ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Mức đóng của người lao động (8%): mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Về mức đóng Bảo hiểm y tế:
Người lao động tham gia BHYT có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Trong đó:
Mức đóng BHYT hiện nay theo quy định: 4,5% tiền lương hàng theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định),
Hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định) của công ty của người lao động, trong đó:
- Mức đóng của công ty: 3% tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHYT.
- Mức đóng của người lao động: 1,5% tiền lương tháng.
3. Về mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp:
Người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và công ty của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Trong đó:
- Mức đóng của người lao động: bằng 1% tiền lương tháng;
- Mức đóng của công ty: bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
Lưu ý: Công ty được hưởng chính sách hỗ trợ từ Chính phủ nhằm vượt qua khó khăn do Covid-19 theo Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021, mức đóng BHTN được giảm từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Thời gian áp dụng đến hết ngày 30/9/2022.
4. Về mức đóng BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều công ty thì công ty phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Lưu ý: Chỉ có công ty mới phải đóng BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và loại bảo hiểm này được chia thành các trường hợp sau:
+ Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang.
+ Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với công ty bảo đảm điều kiện theo quy định về các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Công ty hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động bao gồm: hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
Như vậy, nếu người lao động làm việc cùng lúc tại nhiều công ty thì việc đóng bảo hiểm được thực hiện như sau:
- Bảo hiểm xã hội (quỹ hưu trí, tử tuất): đóng tại công ty ký hợp đồng lao động đầu tiên;
- Bảo hiểm xã hội (quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp): đóng ở tất cả các công ty đã ký hợp đồng lao động (tuy nhiên người lao động không cần phải đóng vào quỹ này mà công ty sẽ đóng);
- Bảo hiểm thất nghiệp: đóng tại công ty ký hợp đồng lao động đầu tiên;
- Bảo hiểm y tế: đóng tại công ty ký hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Thủ tục gia hạn giấy phép lao động từ ngày 17/10/2023 (cấp TW)
- Mẫu hợp đồng cộng tác viên năm 2023
- Các nội dung cần có trong hợp đồng lao động năm 2023 (Phần 2)
- Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 09/04/2023
- Những lưu ý nổi bật về hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động năm 2023
Câu hỏi thường gặp:
- Theo Bộ luật Lao động 2024, thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động là ai?
- Không đào tạo cho nhân viên trước khi chuyển họ làm công việc khác, công ty có bị phạt?
- Sử dụng người lao động khuyết tật nhẹ làm thêm giờ, có bị phạt?
- Nhân viên đã nghỉ việc, công ty có được bắt họ bồi thường thiệt hại?
- Có được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người cao tuổi?
- Vẫn làm việc sau khi hết hạn hợp đồng, quyền lợi của người lao động thế nào?
- Bị sếp quấy rối tình dục nơi công sở, người lao động phải làm gì?
- Công ty có được ký hợp đồng lao động 05 năm với người lao động không?