Tôi đang làm tại doanh nghiệp X, quản lý của công ty này có hành vi gạ gẫm, quấy rối tình dục tôi, tôi phải làm gì? – Yến Vy (Đồng Nai).
>> Mức trợ cấp mai táng từ ngày 01/7/2023 có gì mới?
>> Việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023 được quy định thế nào?
Tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, quấy rối tình dục còn bao gồm những hành vi sau:
- Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục.
- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục.
- Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
(Căn cứ theo khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Bị sếp quấy rối tình dục nơi công sở, người lao động phải làm gì?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đối với trường hợp người lao động bị quấy rối nơi công sở thì người lao động cần phải thu thập bằng chứng, chứng cứ thông qua: tin nhắn, hình ảnh, ghi âm … để làm bằng chứng cho việc khiếu nại hay tố cáo.
Khi bị quấy rồi tình dục tại nơi làm việc, trước tiên người lao động nên khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn khiếu nại về hành vi này kèm bằng chứng đến cấp trên (hoặc người có thẩm quyền giải quyết) để đưa ra biện pháp xử lý người có hành vi quấy rối nhằm ngăn chặn hành vi này một cách kịp thời.
Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một trong những trường hợp mà người sử dụng lao động phải áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo nội quy lao động.
Do đó, nếu người lao động đã khiếu nại lên cấp trên nhưng người sử dụng lao động không đưa ra được giải pháp xử lý thích đáng thì người lao động có thể áp dụng các biện pháp khác nêu bên dưới để bảo vệ mình.
Người lao động có quyền gửi đơn tố cáo trực tiếp tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể bị phạt tù tới 05 năm về Tội làm nhục người khác.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, ngoài những biện pháp nêu trên thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải thông báo trước hay cần sự đồng ý của người sử dụng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng.