Có phải xếp loại đại học loại khá sẽ dễ xin việc và tiền lương sẽ cao hơn người tốt nghiệp đại học loại trung bình hay không? – Thành Trung (Đồng Nai).
>> Người lao động không chịu chuyển sang làm công việc khác, công ty phải làm sao?
>> Công ty có được tự ý giảm tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp tư nhân, cơ quan Nhà nước xem kết quả tốt nghiệp là một trong những tiêu chí để đánh giá, tuyển chọn nhân sự cho doanh nghiệp, cơ quan mình. Do đó, người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, xuất sắc là một lợi thế trong quá trình tìm việc làm.
Ví dụ: Theo Thông báo 09/TB-TANDTC-TCCB ngày 31/3/2023 của Tòa án nhân dân tối cao về việc tuyển dụng thư ký viên Tòa án nhân dân đợt 1, năm 2023 thì chỉ tuyển Cử nhân Luật hệ chính quy loại khá trở lên. Do đó, người có bằng tốt nghiệp Cử nhân Luật loại trung bình sẽ không có cơ hội vào làm thư ký Tòa án.
Những nội dung quan trong về thực tập, việc làm, tiền lương dành cho Sinh viên |
Xếp loại tốt nghiệp đại học sẽ ảnh hưởng đến cơ hội việc làm (Ảnh minh họa)
Căn cứ khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Như vậy, pháp luật không bắt buộc trả lương cho người lao động có bằng đại học tốt nghiệp loại khá, giỏi, xuất sắc cao hơn người có bằng tốt nghiệp loại trung bình mà do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, xếp loại bằng cấp có thể ảnh hưởng đến tiền lương khởi điểm ban đầu (do doanh nghiệp đánh giá thấp) nhưng sau đó tiền lương sẽ được doanh nghiệp đánh giá trên cơ sở năng suất làm việc của người lao động.
Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Điều 90. Tiền lương - Bộ luật Lao động 2019 1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. 2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. 3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. Điều 91. Mức lương tối thiểu - Bộ luật Lao động 2019 1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. 2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ. 3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia - Bộ luật Lao động 2019 1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động. 2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập. 3. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia. Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động - Bộ luật Lao động 2019 1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. 2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. 3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện. |