Lễ vật cúng tam tai giải hạn năm 2025 sao cho đầy đủ nhất? Những hành vi bị nào cấm trong hoạt động tôn giáo? Cơ sở đào tạo tôn giáo giải thể trong nhứng trường hợp nào?
>> Tốc độ tối đa của xe ô tô là bao nhiêu?
>> Người sử dụng đất trồng lúa có được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi không?
Tam Tai là khoảng thời gian mà người gặp hạn trải qua ba năm liên tiếp khó khăn và tai ương, trong đó “tam” có nghĩa là ba và “tai” chỉ những tai họa. Chu kỳ của Tam Tai kéo dài 12 năm, tương ứng với 12 con giáp, và sau mỗi 12 năm, mỗi con giáp sẽ phải đối mặt với ba năm hạn Tam Tai liên tục.
Cúng Tam Tai là một phong tục tâm linh có ý nghĩa sâu sắc trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Năm 2025, theo lịch âm, những người gặp phải Tam Tai sẽ có các tuổi nhất định. Và những người rơi vào năm tam tai thường sẽ tổ chức lễ cúng cầu mong vận mệnh được hanh thông, bình an trong cuộc sống.
Việc chuẩn bị lễ vật cúng tam tai cũng được nhiều người chú ý với mong muốn chuẩn bị một lễ cúng chỉnh chu nhất để mọi điều không may sẽ qua đi và gặp nhiều thuận lợi.
Dưới đây, là gợi ý những lễ vật cúng tam tai giải hạn đầy đủ nhất mà quý khách hàng có thể tham khảo để chuẩn bị cho mâm cúng của mình:
- Bài vị: Bài vị được viết theo mẫu của năm Ất Tỵ, in trên giấy đỏ với chữ đen (hoặc nhờ thầy viết), dán vào que cắm vào ly gạo, chữ hướng về phía người cúng.
- Bộ tam sên: Gồm thịt luộc, tôm luộc và trứng vịt luộc (có thể thay tôm bằng cua nếu muốn)
- Các vật phẩm khác: Ba nén hương, ba ly rượu, ba đèn cầy nhỏ, ba điếu thuốc, ba miếng trầu cau, ba xấp giấy tiền vàng bạc, một đĩa quả tươi, một bình hoa, một đĩa gạo muối, hai bộ đồ thế (nam hoặc nữ).
- Gói lễ: Bao gồm ít tóc rối, mười móng tay, chân được cắt ra của người gặp hạn Tam Tai, gói lại với bạc lẻ.
Lễ vật cúng tam tai có thể khác nhau tùy vùng miền và điều kiện của mỗi người.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Lễ vật cúng tam tai giải hạn năm 2025 sao cho đầy đủ nhất (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các hành vi bị cấm trong hoạt động tôn giáo cụ thể như sau:
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các trường hợp giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo cụ thể như sau:
a) Theo quyết định của tổ chức tôn giáo;
b) Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, cơ sở đào tạo tôn giáo không tổ chức được hoạt động đào tạo;
c) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động đào tạo tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.