Pháp luật lao động hiện hành quy định trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm đối với lao động thuê lại là bên thuê lại lao động hay bên cho thuê lao động?
>> Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản có được tính là thời gian trợ cấp thôi việc không?
>> Công ty có được sa thải nhân viên có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc hay không?
Về trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm đối với lao động thuê lại sẽ căn cứ Điều 6 và Điều 56 Bộ luật Lao động 2019, bên cho thuê lại lao động có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
(i) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
(ii) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
(iii) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
(iv) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
(v) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(vi) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
(vii) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
(viii) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
(ix) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
(x) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
(xi) Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.
(xii) Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
(xiii) Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.
(xiv) Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
(xv) Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(xvi) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì bên cho thuê lại lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm đối với lao động thuê lại.
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động |
File Excel tính tiền lương hàng tháng của người lao động năm 2024 |
Trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm đối với lao động thuê lại của bên cho thuê lao động (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Bên thuê lại lao động có 05 quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:
(i) Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
(ii) Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
(iii) Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
(iv) Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
(v) Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
(vi) Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.