Doanh nghiệp viễn thông được xác định có vị trí thống lĩnh trên thị trường khi nào? Các yếu tố xác định thị phần doanh nghiệp viễn thông trên thị trường bao gồm?
>> Địa điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 Tây Ninh?
>> Địa điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch ở Đồng Nai?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp viễn thông được xác định có vị trí thống lĩnh trên thị trường khi:
(i) Có thị phần từ 30% trở trên thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý.
(ii) Có thị phần từ 10% đến dưới 30% trên thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổng tài sản ghi tại bảng cân đối kế toán trong hệ thống báo cáo tài chính của năm kế trước chiếm từ 30% trở lên trên tổng tài sản trong báo cáo tài chính của năm kế trước của các doanh nghiệp viễn thông trên thị trường dịch vụ viễn thông đó.
- Có dung lượng đường trục Bắc Nam chiếm từ 30% trở lên trên tổng dung lượng đường trục Bắc Nam của các doanh nghiệp viễn thông tham gia thị trường dịch vụ viễn thông đó.
- Đối với thị trường dịch vụ viễn thông di động mặt đất, ngoài các tiêu chí trên doanh nghiệp còn được xác định nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có số lượng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có địa chỉ xác định do chính doanh nghiệp sở hữu, thiết lập chiếm từ 30% trở lên trên tổng số lượng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có địa chỉ xác định của các doanh nghiệp viễn thông tham gia thị trường dịch vụ viễn thông di động mặt đất.
+ Có tỷ lệ phần trăm dân số được phủ sóng mạng viễn thông di động mặt đất của doanh nghiệp chiếm từ 90% tổng dân số cả nước trở lên.
![]() |
File Word Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn |
Doanh nghiệp viễn thông được xác định có vị trí thống lĩnh trên thị trường khi nào
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý được xác định theo tỷ lệ phần trăm của một trong các yếu tố sau:
(i) Doanh thu dịch vụ viễn thông.
(ii) Số lượng thuê bao viễn thông phát sinh lưu lượng.
(iii) Số lượng đơn vị dịch vụ bán ra khác trên tổng doanh thu dịch vụ viễn thông.
(iv) Tổng số lượng thuê bao viễn thông phát sinh lưu lượng.
(v) Tổng số lượng đơn vị dịch vụ bán ra khác của các doanh nghiệp trên thị trường dịch vụ viễn thông.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
(i) Dịch vụ thoại.
(ii) Dịch vụ nhắn tin.
(iii) Dịch vụ fax.
(iv) Dịch vụ hội nghị truyền hình.
(v) Dịch vụ kênh thuê riêng.
(vi) Dịch vụ truyền số liệu.
(vii) Dịch vụ truyền dẫn cho phát thanh, truyền hình.
(viii) Dịch vụ truyền dẫn cho kết nối máy tới máy.
(ix) Dịch vụ mạng riêng ảo.
(x) Dịch vụ kết nối Internet.
(xi) Dịch vụ cho thuê toàn bộ hoặc một phần mạng viễn thông.
(xii) Dịch vụ viễn thông cộng thêm của dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản.
(xiii) Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
|