Năng lượng gió là gì? Năng lượng gió có phải là điện năng lượng tái tạo không? Nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo hiện nay?
>> Khổ đường sắt có khổ đường tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Năng lượng gió là dạng năng lượng được tạo ra từ chuyển động của không khí trong khí quyển. Đây là một nguồn năng lượng tái tạo, sạch và thân thiện với môi trường, được khai thác thông qua các thiết bị như tua-bin gió để chuyển đổi thành điện năng hoặc các dạng năng lượng khác.
Ứng dụng của năng lượng gió:
- Phát điện: Cung cấp điện cho các khu vực dân cư, nhà máy, hoặc hòa vào lưới điện quốc gia.
- Bơm nước: Sử dụng sức gió để bơm nước trong nông nghiệp hoặc cung cấp nước sinh hoạt.
- Các ứng dụng cơ học khác, như xay lúa, xay ngũ cốc trong lịch sử.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật Điện lực 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/02/2025), quy định điện năng lượng tái tạo như sau:
Giải thích từ ngữ
14. Điện năng lượng tái tạo là điện được sản xuất từ một hoặc nhiều nguồn năng lượng sơ cấp sau đây:
a) Năng lượng mặt trời;
b) Năng lượng gió;
c) Năng lượng đại dương, gồm thủy triều, sóng biển, hải lưu;
d) Năng lượng địa nhiệt;
đ) Năng lượng từ sức nước, gồm cả thủy điện;
e) Năng lượng sinh khối gồm nhiên liệu sinh học và các dạng năng lượng có nguồn gốc từ thực vật;
g) Năng lượng từ chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, trừ chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chất thải được xác định là nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
h) Dạng năng lượng tái tạo khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, năng lượng gió là điện năng lượng tái tạo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Năng lượng gió là gì; Năng lượng gió là điện năng lượng tái tạo (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Điện lực 2024, quy định nguyên tắc phát triển điện năng lượng tái tạo như sau:
(i) Bảo đảm an ninh cung cấp điện và an toàn hệ thống điện.
(ii) Phát triển tại các vùng, miền, địa phương có tiềm năng, lợi thế về năng lượng tái tạo, năng lượng mới và đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng của hệ thống điện để tránh lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng do không giải tỏa được công suất nhằm khai thác hiệu quả các nguồn điện, bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện.
- Giảm tổn thất kỹ thuật, giảm áp lực truyền tải điện đi xa.
- Bảo đảm yêu cầu về môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực phát triển.
(iii) Bảo đảm đồng bộ kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới, tiến tới tự chủ về công nghệ tại một số khâu phù hợp.
(iv) Ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên bền vững, hợp lý và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ xuất khẩu điện.
(v) Ưu tiên phát triển các dự án nguồn điện lớn để hình thành cụm nhà máy hoặc trung tâm năng lượng tái tạo nhằm phát huy lợi thế tự nhiên, hạ tầng lưới điện, phù hợp với khả năng giải tỏa công suất và yêu cầu vận hành hệ thống điện quốc gia của từng vùng, từng địa phương, phù hợp với điều kiện, trình độ công nghệ trong từng thời kỳ.
(vi) Khuyến khích phát triển phù hợp điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời trên mặt nước, lòng hồ thủy lợi; ưu tiên phát triển tại mặt nước lòng hồ thủy điện hiện có, không phải đầu tư mới lưới điện truyền tải.
(vii) Ưu tiên phát triển nguồn điện gió ngoài khơi gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia.