Có nên cúng rằm tháng Giêng sớm hay không? Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động trong hoạt động mua bán hàng hoa qua sở giao dịch hàng hóa hiện nay?
>> Báo cáo không chính xác tình hình đầu tư theo phương thức PPP sẽ bị phạt bao nhiêu?
>> Hometel là gì? Hometel có những đặc điểm gì nổi bật?
Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Đây là dịp để các gia đình bày tỏ lòng tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, cũng như cầu mong sự bình an và may mắn.
Vào ngày này mọi người thường dành thời gian để chuẩn bị các lễ cúng dâng lên Thần Phật và tổ tiên cầu mong mọi điều bình an trong cuộc sống. Tuy nhiên, vì mộ số lí do, nhiều gia đình không thể tổ chức cúng rằm tháng Giêng ngay đúng ngày rằm âm lịch do công việc hoặc các kế hoạch đã có trước đó. Từ đó, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu rằng việc cúng rằm tháng Giêng có nên cúng trước đó một hay ngày hay không?
Theo các tài liệu lịch sử và tín ngưỡng dân gian, lễ cúng rằm tháng Giêng truyền thống thường được tổ chức vào giờ Ngọ, tức từ 11h đến 13h ngày 15 tháng Giêng Âm lịch.
Rằm tháng Giêng năm 2025 rơi vào ngày thứ Tư, ngày 12 tháng 2 Dương lịch. Vì đây là ngày giữa tuần, nên nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian làm lễ cúng chu đáo. Trong tình huống này, gia chủ có thể thực hiện lễ cúng rằm tháng Giêng trước một vài ngày, vào ngày 13 hoặc 14 tháng Giêng.
Thậm chí một số gia đình còn chuẩn bị lễ cúng từ ngày 11 hoặc 12 tháng Giêng. Theo đó, việc cúng rằm tháng Giêng hay bất kỳ lễ cúng nào quan trọng nhất vẫn là lòng thành và sự tin tưởng của người cúng hay gia chủ dành cho lễ cúng. Việc linh hoạt ngày giờ cúng để phù hợp với thực tế cũng giúp cho nhiều gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng chu đáo và trang trọng hơn. Tuy nhiên, cúng cần lưu ý là không nên tổ chức lễ cúng quá sớm sẽ làm mất đi ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng đặc biệt này.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Có nên cúng rằm tháng Giêng sớm hay không (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật Thương mại 2005 về các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa cụ thể như sau:
1. Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
2. Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;
b) Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa;
c) Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá;
d) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Luật Thương mại 2005 về các quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại bao gồm:
1. Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
2. Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với khoản 4 Điều 94 của Luật này.
3. Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.
4. Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 của Luật này.