Công trình viễn thông là gì? Chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư có trách nhiệm gì trong việc xây dựng, thiết kế, lắp đặt công trình viễn thông theo Luật Viễn thông 2023?
>> Thời điểm lập hóa đơn kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền?
Căn cư theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định về công trình viễn thông như sau:
Công trình viễn thông là công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và thiết bị được lắp đặt vào đó để phục vụ viễn thông.
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 65 Luật Viễn thông 2023 quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư trong việc xây dựng, thiết kế, lắp đặt công trình viễn thông như sau:
- Có phương án thiết kế xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông.
- Thiết kế, lắp đặt hoặc tổ chức việc thiết kế, lắp đặt mạng cáp viễn thông trong nhà chung cư, công trình công cộng khi xây dựng nhà chung cư, công trình công cộng.
- Bố trí mặt bằng cho việc lắp đặt cột ăng ten trên mái tòa nhà, hệ thống thu phát sóng di động trong nhà chung cư, công trình công cộng nếu khả thi về kỹ thuật.
- Bố trí mặt bằng cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, lắp đặt thiết bị viễn thông trong khu chức năng, cụm công nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Công trình viễn thông là gì; Chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư có trách nhiệm gì trong việc xây dựng, thiết kế, lắp đặt công trình viễn thông (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Viễn thông 2023 quy định về các nguyên tắc quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet như sau:
a) Phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông;
b) Bảo đảm cập nhật công nghệ mới, phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ, dịch vụ và xu thế phát triển về viễn thông, Internet thế hệ mới;
c) Bảo đảm tối ưu việc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông;
d) Bảo đảm việc sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích;
đ) Bảo đảm có kho số viễn thông, tài nguyên Internet phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh;
e) Phù hợp với quy định về kho số viễn thông, tài nguyên Internet của các tổ chức quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sử dụng mã, số viễn thông, tài nguyên Internet.
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Viễn thông 2023 quy định về kết nối mạng dùng riêng cụ thể như sau:
(i) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
- Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào khả thi về kỹ thuật trên mạng viễn thông công cộng.
- Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch.
- Không phân biệt đối xử về giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.
(ii) Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối của doanh nghiệp viễn thông khác.
- Xây dựng, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông và công bố công khai bản thỏa thuận kết nối mẫu.
- Thực hiện các quy định tại khoản (i) Mục này.
(iii) Giá dịch vụ kết nối viễn thông được xây dựng trên cơ sở yếu tố hình thành giá, phân tách hợp lý theo các bộ phận cấu thành mạng hoặc theo công đoạn dịch vụ, không phân biệt các loại hình dịch vụ.
(iv) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chí xác định và công bố danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu theo từng thời kỳ; quy định việc kết nối các mạng viễn thông công cộng, hiệp thương và giải quyết tranh chấp kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông.
Quý khách hàng xem thêm >> Doanh nghiệp viễn thông được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khi nào?