Sức khỏe sinh sản là gì? Pháp luật có quy định gì về sức khỏe sinh sản hay không? Nhà nước có chính sách gì về chăm sóc sức khoẻ sinh sản hay không? Cụ thể như thế nào?
>> Độ tuổi lao động 2025 là bao nhiêu? Pháp luật có giới hạn độ tuổi lao động tối đa?
>> Người lao động có được ứng lương khi nghỉ Tết 2025 không?
Để giải đáp “Sức khỏe sinh sản là gì?” sẽ căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Pháp lệnh dân số 2003 như sau:
8. Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người.
Như vậy, có thể hiểu sức khoẻ sinh sản là một khái niệm bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ đơn thuần là trạng thái thể chất mà còn liên quan đến các khía cạnh tinh thần và xã hội của từng cá nhân. Nó phản ánh sự hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Sức khỏe sinh sản là gì; Nhà nước có chính sách gì về chăm sóc sức khoẻ sinh sản
(Ảnh minh họa - Ngườn từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh dân số 2003 về trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số:
1. Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về dân số.
4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
b) Tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số;
c) Cung cấp các loại dịch vụ dân số;
d) Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình.
Theo Mục IV Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2024-2030” được ban hành kèm theo Quyết định 2899/QĐ-BYT năm 2024, giải pháp chính trong nội dung hoạt động của Đề án, bao gồm những nội dung sau đây:
(i) Tăng cường truyền thông, vận động chính sách
(ii) Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế làm công tác truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động.
(iii) Truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp với điều kiện sinh hoạt và thời gian làm việc của công nhân lao động tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX).
(iv) Xây dựng mô hình điểm và nhân rộng.
Kinh phí thực hiện Đề án sẽ được huy động từ các nguồn theo quy định tại Mục V Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2024-2030” được ban hành kèm theo Quyết định 2899/QĐ-BYT năm 2024:
(i) Ngân sách sự nghiệp của nhà nước từ các cơ quan, đơn vị (bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương).
(ii) Phúc lợi từ các doanh nghiệp.
(iii) Hỗ trợ giảm giá từ các nhà cung cấp dịch vụ y tế.
(iv) Ngân sách của Liên đoàn lao động các cấp.
(v) Nguồn tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong nước cũng như quốc tế.
(vi) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).