Sau một đợt điều trị thì được hẹn khám lại bao nhiêu lần? Việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được quy định cụ thể như thế nào?
>> Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau là bao lâu?
>> Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau là bao lâu?
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Thông tư 01/2025/TT-BYT, quy định số lần hẹn khám lại như sau:
Thủ tục hẹn khám lại
Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hẹn khám lại trong trường hợp cần tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh hoặc kiểm tra lại kết quả của đợt khám, điều trị đó theo yêu cầu chuyên môn theo thủ tục sau đây:
…
5. Số lần hẹn khám lại được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn sau mỗi lượt khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ được hẹn khám lại một lần sau khi kết thúc một đợt điều trị.
Như vậy, sau một đợt điều trị thì chỉ được hẹn khám lại một lần.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Sau một đợt điều trị thì được hẹn khám lại bao nhiêu lần
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 01/2025/TT-BYT, quy định phiếu hẹn khám lại như sau:
Thủ tục hẹn khám lại
…
2. Phiếu hẹn khám lại bản giấy có đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên góc trái, phía trên và chữ ký của bác sỹ điều trị. Phiếu hẹn khám lại bản điện tử có chữ ký số của bác sỹ điều trị. Mỗi Phiếu hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần.
…
Như vậy, phiếu hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần.
Căn cứ Điều 9 Thông tư 01/2025/TT-BYT, việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Các trường hợp chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo đúng trình tự bao gồm:
(i) Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong cùng cấp; từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu đến cấp cơ bản; từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản đến cấp chuyên sâu theo yêu cầu chuyên môn, tình trạng bệnh của người bệnh hoặc vượt khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài các trường hợp quy định tại khoản (v) Mục này và Điều 5 Thông tư 01/2025/TT-BYT.
(ii) Chuyển người bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu đến cấp chuyên sâu trong trường hợp vượt khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản tại tỉnh.
(iii) Chuyển người bệnh đã điều trị ổn định từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản hoặc cấp ban đầu, chuyển người bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản về cấp ban đầu để tiếp tục điều trị, theo dõi.
(iv) Chuyển người bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu hoặc cấp cơ bản về cấp ban đầu để điều trị, quản lý, theo dõi đối với các bệnh mạn tính.
(v) Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người mắc bệnh mạn tính hoặc điều trị dài ngày thì phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị trong 01 năm kể từ ngày ghi trên phiếu chuyển và thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 Thông tư 01/2025/TT-BYT.
(vi) Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không theo quy định tại Điều 26, Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2024 và thuộc trường hợp quy định tại các điểm e, g, h (trừ trường hợp được hưởng 100% tại điểm e và điểm h) khoản 4 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2024 sau đó được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kháctheo yêu cầu chuyên môn.
(vii) Trường hợp cấp cứu, sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.