Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau là bao lâu? Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau bao gồm tài liệu nào? Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau được quy định thế nào?
>> Lao động nữ sinh đôi, sinh ba thì được nghỉ dưỡng sức tối đa bao lâu?
>> Thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau tối đa bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, thời hạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau quy định như sau:
Giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau
1. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điều 47 của Luật này cho người sử dụng lao động. Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
…
Như vậy, thời hạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau là bao lâu
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau như sau:
(i) Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động điều trị nội trú là bản chính hoặc bản sao của một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy ra viện.
- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án.
- Giấy tờ khác chứng minh quá trình điều trị nội trú.
(ii) Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động điều trị ngoại trú là một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện có ghi chỉ định thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú.
- Bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án có ghi chỉ định thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú.
(iii) Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài là các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh thể hiện tên bệnh, thời gian điều trị bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có bản dịch tiếng Việt được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
- Được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
(i) Làm việc trong điều kiện bình thường
- Được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm.
- Được hưởng 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- Được hưởng 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
(ii) Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm.
- Được hưởng 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- Được hưởng 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.