Trường hợp nào phải ban hành phương án sử dụng lao động? Có được phép xử lý kỷ luật người lao động không chấp hành phương án sử dụng lao động hay không?
>> Năm 2024, có được sa thải nhân viên không đi du lịch với công ty không?
>> Người lao động nghỉ bão số 3 (siêu bão YaGi) có được hưởng lương?
(i) Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động.
Những trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ bao gồm:
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động.
- Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
- Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
(Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019)
(ii) Trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động.
Những trường hợp được coi là vì lý do kinh tế bao gồm:
- Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế.
- Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
(Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019)
(iii) Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động.
Lưu ý: Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua.
(Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 43 Bộ Luật Lao động 2019).
Mẫu phương án sử dụng lao động |
Mẫu Biên bản về việc Tổ chức lấy ý kiến của Ban chấp hành cơ sở về xây dựng phương án sử dụng lao động |
Mẫu Biên bản lấy ý kiến tập thể về nội dung Thỏa ước lao động tập thể |
Không được xử lý kỷ luật người lao động không chấp hành phương án sử dụng lao động
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019, không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Theo đó, phương án sử dụng lao động không phải nội quy lao động. Hành vi xử lý kỷ luật người lao động không chấp hành phương án sử dụng lao động là không phù hợp.
Căn cứ Điều 44 Bộ luật Lao động 2019, phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
(i) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian.
(ii) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu.
(iii) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.
(iv) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động.
(v) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Lưu ý: Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.