Văn khấn gia tiên hằng ngày sao cho chuẩn nhất? Hoạt động thờ cúng tổ tiên có phải hoạt động tín ngưỡng hay không? Hành vi nào bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo?
>> Trình tự thực hiện chọn mẫu phụ tải điện phi dân dụng từ tháng 02/2025 được quy định như thế nào?
>> Thẩm quyền ký cam kết bảo lãnh ngân hàng được thực hiện như thế nào?
Ngày nay, nhiều gia đình vẫn gìn giữ thói quen thắp hương và đọc văn khấn gia tiên hàng ngày. Họ tin rằng mỗi nén hương được thắp lên không chỉ là một hành động tôn kính mà còn là dịp để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên. Việc chăm sóc hương khói mỗi ngày không chỉ mang lại không gian thờ tự ấm cúng và linh thiêng mà còn là cầu nối tâm linh, giúp gia đình luôn được bình an và thuận lợi trong cuộc sống.
Dưới đây là gợi ý văn khấn gia tiên hằng ngày, quý khách hàng có thể tham khảo:
|
Lưu ý, nội dung “Văn khấn gia tiên hằng ngày sao cho chuẩn nhất?” chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Văn khấn gia tiên hằng ngày sao cho chuẩn nhất; Hoạt động thờ cúng tổ tiên có phải hoạt động tín ngưỡng hay không (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định giải thích hoạt động tín ngưỡng như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
…
Theo đó, hoạt động thở cúng tổ tiên được xe là hoạt động tín ngưỡng theo quy định pháp luật hiện hành.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo cụ thể như sau:
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.