Thẩm quyền ký cam kết bảo lãnh ngân hàng được thực hiện như thế nào? Phí bão lãnh được quy định gồm những nội dung gì? Bão lãnh ngân hàng được định nghĩa là gì?
>> Người điều hành vận tải có phải thống kê quãng đường phương tiện đã đi không?
>> Đối tượng nào được cộng điểm ưu tiên thi lớp 10 năm 2025?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 61/2024/TT-NHNN về thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh cụ thể như sau:
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Việc sử dụng chữ ký điện tử và ủy quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh, cũng như văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh sẽ được thực hiện theo các quy định của pháp luật liên quan.
![]() |
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Thẩm quyền ký cam kết bảo lãnh ngân hàng được thực hiện như thế nào
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có định nghĩa bảo lãnh ngân hàng như sau:
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng thông qua việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên có nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ bắt buộc và hoàn trả cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận.
Tại Điều 19 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về phí bão lãnh cụ thể như sau:
|
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tổ chức tín dụng như sau:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
3. Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.