Từ 01/07/2025, những trường hợp nào được thực hiện công chứng ngoài trụ sở văn phòng công chứng? Lời chứng của công chứng viên bao gồm những nội dung nào?
>> Phân tích và phân loại phụ tải điện phi dân dụng từ tháng 2/2025 được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 46 Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2025), có thể thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nếu người yêu cầu công chứng thuộc các trường hợp sau đây:
(i) Lập di chúc tại chỗ ở theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
(ii) Không thể đi lại được vì lý do sức khỏe; đang điều trị nội trú hoặc bị cách ly theo chỉ định của cơ sở y tế.
(iii) Đang bị tạm giữ, tạm giam; đang thi hành án phạt tù; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
(iv) Có lý do chính đáng khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, từ 01/07/2025, có 04 trường hợp được công chứng ngoài trụ sở văn phòng công chứng.
![]() |
Toàn văn Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn |
Từ 01/07/2025, những trường hợp nào được công chứng ngoài trụ sở văn phòng công chứng?
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Công chứng 2014, lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ:
(i) Thời điểm, địa điểm công chứng.
(ii) Họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng.
(iii) Chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
(iv) Chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch.
(v) Trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng.
(vi) Có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng 2014, công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;
c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;
h) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;
i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định hiện nay, công chứng viên có 10 nghĩa vụ nêu trên.
|