Vàng trang sức là vàng gì? Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đo lường trong kinh doanh vàng có những trách nhiệm gì theo quy định Thông tư 22/2013/TT-BKHCN?
>> Từ 01/07/2025, những trường hợp nào được công chứng ngoài trụ sở văn phòng công chứng?
>> Phân tích và phân loại phụ tải điện phi dân dụng từ tháng 2/2025 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN có định nghĩa vàng trang sức như sau:
1. Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng vàng từ 8 Kara (tương đương 33,3%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
2. Hàm lượng vàng (hay còn gọi là tuổi vàng) là thành phần phần trăm (%) tính theo khối lượng vàng có trong thành phần chính của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ.
3. Kara (K) là số phần của kim loại vàng (tính theo khối lượng) trong hai mươi bốn (24) phần của hợp kim vàng.
…
Theo đó, vàng trang sức được hiểu là các sản phẩm vàng có hàm lượng vàng từ 8 Kara trở lên (tương đương 33,3 %) đã được qua gia công, chế tác nhằm phục vụ nhu cầu trang sức hoặc trang trí mỹ thuật.
Ngoài ra, vàng 24K được coi là vàng nguyên chất, mang màu vàng ánh kim đậm. Vàng ta thường có tính mềm, dễ bị biến dạng và chịu va đập kém, do đó việc chạm khắc và tạo ra nhiều mẫu trang sức đa dạng, hấp dẫn trở nên khó khăn. Thông thường, vàng ta chỉ được sử dụng trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi hoặc được mua để dự trữ, nhằm mục đích bán lấy lời hoặc đầu tư.
Lưu ý, nội dung về “vàng 24K” chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Vàng trang sức là vàng gì; Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đo lường trong kinh doanh vàng có những trách nhiệm gì (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN về các trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đo lường trong kinh doanh vàng cụ thể như sau:
|
Tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về những trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ cụ thể như sau:
a) Tuân thủ và thực hiện các quy định về quản lý đo lường và chất lượng theo quy định tại Thông tư này;
b) Chỉ kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và được đóng mã ký hiệu, hàm lượng vàng trên từng sản phẩm;
c) Phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định tại Thông tư này; niêm yết công khai tại nơi kinh doanh tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để người tiêu dùng biết, lựa chọn khi mua, bán;
d) Phải lưu giữ hồ sơ chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ, bao gồm:
- Kết quả kiểm tra, thử nghiệm hàm lượng vàng theo tiêu chuẩn công bố;
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng;
- Tài liệu, bằng chứng về việc ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này (ví dụ: nhãn hàng hóa được đính kèm sản phẩm; ảnh chụp mẫu sản phẩm có thể hiện phần ký hiệu ghi nhãn; giấy biên nhận kiêm bảo hành hàng hóa có các thông tin liên quan đến nội dung ghi nhãn...);
đ) Chịu trách nhiệm và bảo đảm chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ bán cho người tiêu dùng phù hợp với tiêu chuẩn công bố, các quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan;
e) Chịu sự thanh tra, kiểm tra về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật và tuân thủ quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.