Mẹ của tôi là nhân viên kế toán tại một công ty và chưa đóng đủ 20 năm BHXH để hưởng lương hưu, vậy mẹ tôi có thể hưởng những quyền lợi gì? – Ngân Hoa (Bình Phước).
>> Năm 2023, người lao động không đi làm nhưng nhờ công ty đóng BHXH được không?
>> Năm 2023, gian lận trong kinh doanh bảo hiểm ở mức độ nào sẽ bị truy cứu hình sự?
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc chưa đủ 20 năm được hưởng các quyền lợi sau:
Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH. Và những người này không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (Xem chi tiết tuổi nghỉ hưu năm 2023 TẠI ĐÂY).
- Ra nước ngoài để định cư.
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế (Xem chi tiết tại bài viết Danh sách các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần năm 2023).
- Trường hợp người lao động là hạ sĩ quan, sĩ quan,... trong quân đội nhân dân, công an nhân dân (cụ thể xem tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Như vậy, nếu người lao động đóng BHXH bắt buộc chưa đủ 20 năm thuộc các trường hợp nêu trên sẽ được rút BHXH một lần với mức hưởng được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
- Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.
- Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Người lao động đóng BHXH bắt buộc chưa đủ 20 năm, được hưởng quyền lợi gì? (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động đóng BHXH bắt buộc chưa đủ 20 năm chết thì người lo mai táng, thân nhân có thể được hưởng chế độ tử tuất như sau:
(1) Trợ cấp mai táng
Người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng nếu người lao động chết thuộc các trường hợp sau:
- Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.
- Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
>> Xem mức hưởng trợ cấp mai táng TẠI ĐÂY.
(2) Trợ cấp hằng tháng
Người lao động đóng BHXH chưa đủ 20 năm khi chết thuộc các trường hợp dưới đây thì nhân thân của người này được hưởng trợ cấp hằng tháng:
- Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần.
- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
>> Xem mức hưởng trợ cấp hằng tháng TẠI ĐÂY.
Ngoài chế độ tử tuất, người lao động đóng BHXH chưa đủ 20 năm vẫn có thể hưởng các chế độ khác của BHXH như sau:
(1) Chế độ ốm đau
Người lao động có thể được hưởng chế độ ốm đau nếu thuộc trường hợp:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định).
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
>> Xem thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau tại: Điểm mới về chế độ ốm đau với người lao động năm 2023.
(2) Chế độ thai sản
Người lao động đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ được hưởng chế độ thai sản (như chế độ khi khám thai, chế độ khi sinh con, chế độ khi nhận con nuôi,...)
>> Xem chi tiết điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ thai sản tại: Tổng hợp điểm mới về chế độ thai sản với người lao động năm 2023.
(3) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN)
Người lao động để được hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 45 và Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
>> Xem chi tiết mức hưởng chế độ TNLĐ-BNN tại: Từ ngày 01/7/2023, tăng mức hưởng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.