Tôi đã nghỉ việc rồi, nhưng vẫn muốn đóng tiếp BHXH bắt buộc để sau này hưởng lương hưu. Vậy tôi thể nhờ công ty tiếp tục đóng BHXH bắt buộc được không? – Huỳnh My (An Giang).
>> Năm 2023, gian lận trong kinh doanh bảo hiểm ở mức độ nào sẽ bị truy cứu hình sự?
>> Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động năm 2023, bị phạt tù bao lâu?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm được áp dụng đối với người sử dụng lao động và người lao động (theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Có thể thấy, người lao động và người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định của pháp luật.
Theo quy định định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, theo đó:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Qua quy định trên, ta thấy, chỉ những đối tượng trên mới có thể thể tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, nếu người lao động không còn làm ở công ty, thì không thể tham gia BHXH bắt buộc, nói cách khác, công ty không thể đóng BHXH bắt buộc cho người không đi làm.
Ngoài ra, tại Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với cách hành vi vi phạm pháp luật trong việc đóng BHXH như:
- Đối với người lao động: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định;
- Đối với người sử dụng lao động là cá nhân: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH (đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần so với mức phạt tiền của người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Năm 2023, công ty được chuyển người lao động sang làm công việc khác trong trường hợp nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn internet)
BHXH tự nguyện được quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, theo đó:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
Như vậy, BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm được Nhà nước tổ chức để người có từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp đóng BHXH bắt thuộc tham gia.
Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, BHXH tự nguyện gồm 02 chế độ, đó là: hưu trí và tử tuất (xem thêm tại Chương IV Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Như vậy, so với việc đóng BHXH bắt buộc thì người lao động vẫn có thể hưởng được những chế độ thiết yếu khi tham gia BHXH.