Theo quy định pháp luật mới nhất thì từ ngày 01/7/2024 mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Quảng Trị sẽ có sự thay đổi thành bao nhiêu tiền?
Theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu mới dành cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại Quảng Trị áp dụng đối với Vùng III, Vùng IV theo Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 – Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên mức như sau:
Thành phố Đông Hà: Áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng là 3.860.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng.
Thị xã Quảng Trị; các huyện Cam Lộ, Cồn Cỏ, Đak Rông, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh: Áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng là 3.450.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 16.600 đồng.
Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP |
File Excel tính tiền lương, phụ cấp của người lao động năm 2024 |
Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Quảng Trị từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Quý khách hàng xem chi tiét tại bài viết: Điểm mới về lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
Quý khách hàng xem chi tiét tại bài viết: 05 khoản tiền lương, trợ cấp dành cho người lao động sẽ tăng từ ngày 01/7/2024.
Căn cứ Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được quyền ứng tiền lương. Cụ thể việc tạm ứng tiền lương được quy định như sau:
- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
- Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì không được tạm ứng tiền lương.
- Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Điều 95. Trả lương - Bộ luật Lao động 2019 1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc. 2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ. 3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có). Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường - Bộ luật Lao động 2019 1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. |