Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về câu hỏi khi bị tạm giam người lao động mất 03 quyền lợi nào?
>> Người lao động nhận tiền khi chấm dứt hợp đồng lao động trong bao lâu?
>> Hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi phải có những nội dung gì?
Người lao động bị tạm giam sẽ mất 03 quyền lợi sau:
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, người lao động bị tạm giam, tạm giữ sẽ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác, người lao động bị tạm giam sẽ không được trả lương.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Khi bị tạm giam người lao động mất 03 quyền lợi nào (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động. Điều này có thể làm cho người lao động không được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Quản lý đối tượng
…
7. Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.
Theo đó, người lao động bị tạm giam, tạm giữ để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng.
Như vậy, trong thời gian tạm giam người lao động sẽ bị dừng đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng.
Căn cứ khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm 2013, quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Điều kiện hưởng
…
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Theo đó, trường hợp người lao động bị tạm giam là một trong những điều kiện không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, khi người lao động bị tạm người lao động mất 03 quyền lợi sau: Không được trả lương do bị tạm hoãn hợp đồng, bị tạm dừng đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.