Trường hợp lao động nam có thời gian nghỉ phép trùng với thời gian nghỉ thai sản thì có được hưởng chế độ thai sản trong thời gian nghỉ phép hay không?
>> Mức đóng bảo hiểm y tế đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam
>> Tuổi nghỉ hưu sớm đối với NLĐ làm công việc khai thác than trong hầm lò năm 2022
Theo khoản 4, khoản 5 Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) về việc chi trả chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nam có thời gian nghỉ phép trùng với thời gian nghỉ thai sản như sau:
(i) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.
(ii) Khi tính thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Mục 2 bài viết này, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đối với trường hợp người lao động nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ; thời gian nghỉ việc ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Mục 2 bài viết này, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Như vậy, về vấn đề lao động nam có thời gian nghỉ phép trùng với thời gian nghỉ thai sản nêu trên sẽ không được tính hưởng chế độ thai sản.
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
File Excel tính tiền lương, phụ cấp của người lao động năm 2024 |
Công cụ chuyển lương Gross sang Net và ngược lại (đã cập nhật quy định mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) |
Lao động nam có thời gian nghỉ phép trùng với thời gian nghỉ thai sản có được chi trả chế độ thai sản trong thời gian nghỉ phép (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ khi khám thai được tính như sau:
(i) Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
(ii) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Mục này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Qúy khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Năm 2024, thời gian hưởng chế độ khi vợ sinh con đối với lao động nam như thế nào?
Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý - Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. 2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai - Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản. 2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. |