Lễ Tro 2025 vào ngày nào? Thứ mấy? Lễ Tro người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương không? Lễ Tro có phải ngày lễ lớn chính thức của nước Việt Nam không?
>> Cần đáp ứng những điều kiện nào để yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
>> Phụ cấp có bắt buộc ghi trong hợp đồng lao động không?
Thứ Tư Lễ Tro (Ash Wednesday) là một ngày lễ quan trọng trong Kitô giáo, nhấn mạnh vào việc cầu nguyện và ăn chay. Ngày này diễn ra ngay sau Thứ Ba Xưng Tội và đánh dấu sự khởi đầu của Mùa Chay – khoảng thời gian kéo dài sáu tuần để sám hối và chuẩn bị tâm hồn trước Lễ Phục Sinh.
Theo truyền thống, Thứ Tư Lễ Tro được cử hành bởi các cộng đoàn Kitô giáo phương Tây, bao gồm Công giáo theo Nghi thức La Mã, Anh giáo, Luther, Giám lý, Giáo hội Moravia, Công giáo độc lập, cũng như một số nhóm tín hữu thuộc các hệ phái Cải cách như Trưởng Lão và Cải cách Lục địa.
Vào ngày này, nhiều tín hữu bắt đầu hành trình Mùa Chay bằng cách đánh dấu lịch phụng vụ, gia tăng thời gian cầu nguyện mỗi ngày và thực hiện những hy sinh cá nhân cho đến khi Mùa Phục Sinh kết thúc.
Tên gọi “Lễ Tro” xuất phát từ nghi thức xức tro lên trán của các tín hữu, đi kèm với lời nhắc nhở:
“Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
Hoặc: “Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro, và sẽ trở về bụi tro.”
Tro dùng trong nghi thức này thường được đốt từ lá cọ của Chúa Nhật Lễ Lá năm trước, đôi khi được pha trộn với dầu thánh sử dụng trong Bí tích Rửa Tội.
Lễ Tro 2025 sẽ diễn ra vào Thứ Tư, ngày 05/3/2025.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(i) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch).
(ii) Tết Âm lịch: 05 ngày.
(iii) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch).
(iv) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch).
(v) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
(vi) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
Như vậy, Lễ Tro không thuộc các trường hợp nghỉ làm việc hưởng nguyên lương của người lao động.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Lễ Tro 2025 vào ngày nào;Thứ mấy; Lễ Tro người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương không (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Lễ Tro không phải ngày lễ lớn chính thức của nước Việt Nam.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, quy định nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.