Ai có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học? Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên bị đình chỉ trong những trường hợp nào?
>> Hành vi vi phạm quy định về khảo sát xây dựng bị phạt như thế nào?
>> Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên cụ thể như sau:
1. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập:
a) Hội đồng đại học, học viện; hội đồng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm quyết định thành lập trung tâm trong khuôn viên nhà trường;
b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm trực thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên nhà trường; cho phép thành lập các trung tâm theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
Theo đó, trung tâm ngoại ngữ tin học thuộc trường hợp là trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên thì việc thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc thẩm quyền của:
+ Hội đồng đại học, học viện; hội đồng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm có quyết định thành lập trung tâm trong khuôn viên nhà trường.
+ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm trực thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên nhà trường; cho phép thành lập các trung tâm theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
![]() |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Ai có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 125/2024/NĐ-CP về các hồ sơ thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên tư thục cụ thể gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
c) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trung tâm;
d) Đối với trung tâm trực thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên nhà trường và trung tâm do tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư thành lập trung tâm, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đề nghị thành lập trung tâm;
đ) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm; tổ chức, bộ máy của trung tâm; tổ chức hoạt động giáo dục trong trung tâm; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và người học; tài chính và tài sản của trung tâm; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của trung tâm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 125/2024/NĐ-CP về các trường hợp trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên bị đình chỉ cụ thể như sau:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;
b) Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại Điều 43 Nghị định này;
c) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.