Tôi thấy hiện nay nhiều bạn chọn học luật kinh tế. Vậy, học luật kinh tế ra làm gì? Lương khởi điểm khi làm tại doanh nghiệp tư nhân là bao nhiêu? – Khánh Trang (Tây Ninh).
>> Năm 2024, có được đi làm lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản?
>> Năm 2024, có bảo đảm việc làm cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản?
Thời gian gần đây, nhiều bạn thắc mắc học luật kinh tế ra làm gì? Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm ra đáp án cho việc học luật kinh tế ra làm gì, tiền lương khởi điểm khi làm tại doanh nghiệp tư nhân:
Hiện nay, các trường đại học đào tạo ngành luật kinh tế sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh như: Luật doanh nghiệp; Luật doanh nghiệp nhà nước; Luật hợp tác xã; Luật thương mại; Luật đầu tư; Luật phá sản… và các kiến thức pháp luật khác điều chỉnh gián tiếp các hoạt động kinh doanh như Luật dân sự; Luật sở hữu trí tuệ; Luật đất đai; Luật môi trường; Luật thuế; Luật lao động…Đồng thời, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng tư vấn pháp luật về kinh doanh; trình tự thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp, soạn thảo hợp đồng, giải quyết tranh chấp trong lĩnh kinh doanh…
Đồng thời, trang bị cho sinh viên kỹ năng chyên môn và các kỹ năng mềm như đàm phán, soạn thảo hợp đồng dân sự, thương mại; thuyết trình, lập dự án, tư vấn pháp luật… để thích ứng với thực tiễn xã hội. Trang bị cho sinh viên kỹ năng sử dụng tiếng Anh thông qua các hoạt động học tập, nghiên cứu, sinh hoạt ngoại khóa, hội thảo, hội nghị, các diễn đàn học thuật của sinh viên nhằm đảm bảo cho sinh viên sẵn sàng làm việc trong môi trường toàn cầu.
Sinh viên tốt nghiệp luật kinh tế có đủ năng lực, kiến thức làm việc tốt, sẽ có cơ hội và khả năng làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế:
- Các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Các công ty, tập đoàn đa quốc gia.
- Các công ty, tổ chức nghiên cứu, tư vấn pháp luật thương mại và đầu tư quốc tế.
- Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tư pháp (Tòa án, Kiểm sát, Công an) hoặc các Phòng/Văn phòng công chức, Công ty/Văn phòng Luật sư...
Những thông tin hữu ích dành cho Sinh viên thực tập |
Giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “học luật kinh tế ra làm gì” (Ảnh minh họa)
Căn cứ khoản 1 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Do đó, tiền lương khởi điểm của người tốt nghiệp ngành luật kinh tế nói riêng, người lao động nói chung là do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, mức lương thấp nhất không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng hiện nay của người lao động như sau:
- Mức lương tối thiểu theo tháng của Vùng I, Vùng II, Vùng III, Vùng IV lần lượt là 4.680.000 đồng/tháng, 4.160.000 đồng/tháng, 3.640.000 đồng/tháng, 3.250.000 đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu theo giờ của Vùng I, Vùng II, Vùng III, Vùng IV lần lượt là 22.500 đồng/tháng, 20.000 đồng/tháng, 17.500 đồng/tháng, 15.600 đồng/tháng.
Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu – Nghị định 38/2022/NĐ-CP 1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. 2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ. 3. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau: a) Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng. b) Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán. |