Dự án nào là dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật? Dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu nào? Trình tự đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
>> Quy định về lập dự án đầu tư xây dựng như thế nào?
>> Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực bao lâu?
Căn cứ mục III Phụ lục X Nghị định 175/2024/ND-CP, dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật là các dự án được đầu tư xây dựng nhằm cung cấp các tiện ích hạ tầng kỹ thuật, bao gồm:
(i) Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước.
(ii) Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước.
(iii) Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn.
(iv) Dự án đầu tư xây dựng công trình chiếu sáng công cộng.
(v) Dự án đầu tư xây dựng công viên cây xanh.
(vi) Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hoả táng.
(vii) Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà để xe, sân bãi để xe.
(viii) Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
(ix) Dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm cung cấp các tiện ích hạ tầng kỹ thuật khác.
File word Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Cập nhật ngày 01/11/2023) |
Dự án nào là dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 51 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018 và điểm b khoản 1 Điều 57 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024), dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(i) Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.
(ii) Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.
(iii) Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
(iv) Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
(v) Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, trình tự thực hiện đầu tư xây dựng gồm 3 giai đoạn là chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng (trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ) được quy định cụ thể như sau:
(i) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc:
- Lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài (nếu có).
- Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư để quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có).
- Khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án.
- Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng làm cơ sở lập dự án.
- Lập và thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.
- Các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
(ii) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có).
- Khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở.
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng.
- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng).
- Ký kết hợp đồng xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng.
- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.
- Vận hành, chạy thử.
- Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
- Quyết toán hợp đồng xây dựng.
- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng.
- Các công việc cần thiết khác liên quan đến thực hiện dự án.
(iii) Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc:
- Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình.
- Bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
- Bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan.
- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng.
- Các công việc cần thiết khác.
Xem thêm>> Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn được phân loại thế nào?