Trong năm 2024, có bảo đảm việc làm cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản? Rất mong được giải đáp chi tiết! — Thiên Thai ( Kon Tum).
>> Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên năm 2024?
>> Hết hạn hợp đồng nhưng còn dư ngày phép năm 2023, công ty có phải trả tiền?
Vấn đề về bảo đảm việc làm cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản năm 2024 được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:
Căn cứ tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản dưới đây mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản:
(i) Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
(ii) Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại đoạn (i) Mục 1 này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
(iii) Lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Như vậy, theo quy định trên, người sử dụng lao động phải bảo đảm việc làm cho lao động nữ khi họ quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản nêu tại Mục 1 này.
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023) |
Bảo đảm việc làm cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại điểm e khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về lao động nữ như sau:
"Điều 28. Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
e) Không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 của Bộ luật Lao động;"
Đồng thời, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
"Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Như vậy, nếu công ty không bảo đảm việc làm cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản (như đã đề cập ở Mục 1) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng.
Theo Điều 141 Bộ luật Lao động 2019, trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai được quy định như sau: "Thời gian nghỉ việc khi chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản, người lao động được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội".
Như vậy, lao động nữ được hưởng trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau nếu con dưới 07 tuổi.
Điều 142. Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con – Bộ luật Lao động 2019 1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con. 2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục quy định tại khoản 1 điều này. |