Những trường hợp thay đổi nào cần điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài? Tiến trình và hồ sơ điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng?
>> Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc là đất nào?
>> Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được quy định như thế nào theo Nghị định 175?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về những trường hợp thay đổi cần điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng đã được cấp cụ thể như sau:
+ Thay đổi tên, địa chỉ của nhà thầu.
+ Thay đổi về thành viên trong liên danh nhà thầu.
+ Thay đổi nhà thầu phụ.
+ Các nội dung khác đã ghi trong giấy phép hoạt động xây dựng được cấp.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Những trường hợp thay đổi nào cần điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 116 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về tiến trình và thủ tục đối với việc điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng như sau:
- Trường hợp có những thay dổi cần điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại Mục 1 của bài viết, nhà thầu nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định về thực hiện thủ tục hành chính tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 175/2024/NĐ-CP đến cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng để được xem xét điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng đã cấp.
Giấy phép điều chỉnh hoạt động xây dựng được quy định theo Mẫu số 7 Phụ lục III Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
- Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng gồm:
+ Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng được quy định theo Mẫu số 8 Phụ lục III Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
+ Các tài liệu chứng minh cho những nội dung đề nghị điều chỉnh. Các tài liệu bằng tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thời gian điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng được thực hiện trong thời hạn 20 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án đối với nhà thầu nước ngoài cụ thể như sau:
Điều 120. Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án hoặc nhà thầu chính đối với nhà thầu nước ngoài – Nghị định 175/2024/NĐ-CP 1. Chỉ được ký hợp đồng giao nhận thầu khi đã có Giấy phép hoạt động xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà thầu nước ngoài; hướng dẫn nhà thầu nước ngoài tuân thủ các quy định tại Nghị định này; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến công trình nhận thầu mà nhà thầu nước ngoài phải kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu. Quản lý việc đăng ký xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thuộc trách nhiệm của nhà thầu nước ngoài theo quy định Nghị định này. 2. Giám sát nhà thầu nước ngoài thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam theo nội dung quy định tại Điều 114 Nghị định này. 3. Xem xét khả năng cung cấp thiết bị thi công xây dựng trong nước trước khi thỏa thuận danh mục máy móc, thiết bị thi công của nhà thầu nước ngoài xin tạm nhập - tái xuất. 4. Xem xét khả năng cung cấp lao động kỹ thuật tại Việt Nam trước khi thỏa thuận với nhà thầu nước ngoài về danh sách nhân sự người nước ngoài làm việc cho nhà thầu xin nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện các công việc thuộc hợp đồng của nhà thầu nước ngoài. 5. Xác nhận quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu của nhà thầu nước ngoài khi hoàn thành công trình. 6. Thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu khác và các cơ quan quản lý chất lượng xây dựng biết về chức năng, nhiệm vụ của nhà thầu khi sử dụng nhà thầu nước ngoài để thực hiện tư vấn quản lý dự án, giám sát chất lượng xây dựng. |