Giấy khám sức khỏe xin việc của người từ đủ 18 tuổi trở lên có giá trị bao lâu? Hồ sơ và quy trình khám sức khỏe xin việc của người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định như thế nào?
>> Người đi xuất khẩu lao động tính lương hưu như thế nào?
>> Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 38 Thông tư 32/2023/TT-BYT, quy định giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ như sau:
- Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.
- Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giấy khám sức khỏe xin việc của người từ đủ 18 tuổi có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Quy định giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe xin việc (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Thông tư 32/2023/TT-BYT, hồ sơ khám sức khỏe của người từ đủ 18 tuổi trở lên là giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
Căn cứ Điều 35 Thông tư 32/2023/TT-BYT, quy trình khám sức khỏe như sau:
- Bước 1: Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại cơ sở khám sức khỏe.
- Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:
+ Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe.
+ Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu theo quy định tại điểm a khoản này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT.
+ Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT.
+ Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có).
+ Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe.
+ Trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 30 Thông tư 32/2023/TT-BYT, quy định đối tượng khám sức khỏe.
Đối tượng khám sức khỏe
1. Đối tượng khám sức khỏe:
a) Khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam: khám sức khỏe định kỳ; khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
b) Khám sức khỏe theo yêu cầu;
c) Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, quy định hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
1. Đơn đi làm việc ở nước ngoài.
2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.
3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
5. Văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
Trong đó, giấy chứng nhận đủ sức khỏe là một trong những thành phần hồ sơ bắt buộc khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, khi lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần phải khám sức khỏe theo quy định của pháp luật.