Doanh nghiệp sử dụng xe ô tô để chở cán bộ công nhân viên đi làm có phải lập lý lịch phương tiện không? Người lái xe ô tô hoạt động vận tải nội bộ có trách nhiệm như thế nào?
>> Có bao nhiêu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2025?
>> Hoạt động vận tải nội bộ theo luật 2025 là gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24 Nghị định 158/2024/NĐ-CP về việc lập lý lịch phương tiện đối với xe ô tô vận tải nội bộ cụ thể như sau:
2. Đơn vị hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô
…
d) Lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định về quá trình hoạt động của phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vào lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe, thực hiện theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông xe cơ giới đường bộ;
đ) Không sử dụng xe ô tô chở người có giường nằm hai tầng để hoạt động trên các tuyến đường cấp V miền núi, VI miền núi;
e) Không được sử dụng người lái xe đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; không sử dụng lái xe có dưới 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) trở lên để điều khiển xe có giường nằm hai tầng. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe và sử dụng người lái xe đủ sức khỏe theo quy định.
Theo quy định trên việc doanh nghiệp sử dụng xe ô tô để chở cán bộ công nhân viên đi làm là việc xử dụng xe ô tô của doanh nghiệp để vận tải nội bộ. Như vậy, khi sử dụng xe ô tô để chở cán bộ công nhân viên đi làm cần phải lập lý lịch phương tiện theo quy định pháp luật.
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Doanh nghiệp sử dụng xe ô tô để chở cán bộ công nhân viên đi làm có phải lập lý lịch phương tiện không
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 158/2024/NĐ-CP về trách nhiệm của người lái xe ô tô trong hoạt động vận tải nội bộ cụ thể như sau:
a) Có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe, hướng dẫn cho người ngồi trên xe về an toàn giao thông và thoát hiểm khi gặp sự cố, yêu cầu người ngồi trên xe thắt dây an toàn trước khi cho xe khởi hành; kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý bảo đảm an toàn;
b) Thực hiện quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày, thời gian nghỉ theo khoản 1 Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Không được chở người trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để người đu, bám bên ngoài xe; không được chở hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu hành, hàng lậu, động thực vật hoang dã; không được chở người, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, quá số người theo quy định;
d) Từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không bảo đảm các điều kiện về an toàn, không có hoặc không có đủ dây an toàn trên xe.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Đường bộ 2024 về các nguyên tắc cần đáp ứng trong hoạt động đường bộ cụ thể như sau:
1. Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.
2. Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
3. Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.